nguyenluan

Administrator
tui không định bàn luận về tình hình kinh tế Việt Nam vì kinh tế là lĩnh vực ngoại đạo đối với tôi. Nhưng xét lại thì tất cả các chủ đề trên blog này đều là lĩnh vực ngoại đạo. Do đó một kẻ ngoại đạo bàn về đạo cũng không mấy quá lố.

Gần đây có 3 báo cáo về tình hình kinh tế của Việt Nam do các cơ quan nước ngoài tiến hành: Merril Lynch, Morgan Stanley và Fitch. Các báo cáo này có thể tìm thấy trên mạng dễ dàng như link đã dẫn. tui thường không đánh giá cao các báo cáo nghiên cứu tình hình Việt Nam của các tổ chức nước ngoài. Sở dĩ như vậy vì, ví dụ, như báo cáo Lựa chọn thành công của một nhóm giáo sư và chuyên gia của Đại học Harvard đã dẫn chứng số liệu không chính xác, cụ thể theo báo cáo này Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong năm 2006 có 41 công trình đăng tạp chí quốc tế. Con số thấp hơn so với thực tế. Có sự khác biệt này vì những người làm báo cáo đã không lấy số liệu thực tế từ Việt Nam, họ tra số liệu từ cơ sở dữ liệu của Web of Science của Thompson Corporation, mà cơ sở dữ liệu này lại được xây dựng trên cơ sở địa chỉ cơ quan làm việc của các tác giả công trình khoa học. Các tác giả Việt Nam khi đề địa chỉ cơ quan làm việc thường không nhất quán, và rất nhiều khi họ chỉ để tên viện nghiên cứu của mình và không đề tên viện cấp trên là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Do đó cơ sở dữ liệu của Thompson Corporation đã không tính được các trường hợp như vậy. Chính vì sử dụng số liệu không chính xác mà báo cáo Lựa chọn thành công tỏ ra kém thuyết phục và không tạo ảnh hưởng lớn mặc dù có nhiều điểm đáng quan tâm. Nói dài dòng như vậy để thấy rằng các số liệu thu thập của các cơ quan nước ngoài có khả năng không chính xác. Tuy vậy những báo cáo của họ đều là những điểm nhìn tham chiếu hữu ích và rất đáng quan tâm.

Trong 3 báo cáo kể trên, báo cáo của Morgan Stanley có những nhận định tiêu cực nhất về tình hình kinh tế của Việt Nam. Theo báo cáo này, Việt Nam đã có những dấu hiệu cho một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ như ở Thái Lan hồi năm 1997. Thật ra rất khó tìm được tiêu chí chính xác thế nào là khủng hoảng tài chính tiền tệ hay khủng hoảng kinh tế. Đây chính là điểm mà tui không thích bàn luận về kinh tế. Kinh tế không có những tiêu chí định lượng rõ ràng như khoa học tự nhiên. Có chút gì đó tù mù, suy diễn và không chặt chẽ như các lĩnh vực xã hội và nhân văn. tui hiểu là khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra khi hàng loạt các ngân hàng phá sản. Khủng hoảng xảy ra thường đi kèm theo lạm phát và phá giá đồng tiền. Nhưng tui nghĩ lạm phát và phá giá đồng tiền không đồng nhất với khủng hoảng. Theo Morgan Stanley đồng tiền Việt Nam có thể bị phá giá tới 38% trong vòng 12 tháng tới. Họ đưa ra số liệu về tỷ giá đồng so với đô la Mỹ trên thị trường NDF cho 12 tháng, như biểu đồ dưới đây




Biểu đồ này rất ấn tượng. Nó cho thấy đến cuối tháng 5 tỷ giá VND/USD trên thị trường NDF lên tới gần 22 000 đồng ăn 1 đô la cho 12 tháng. Thị trường NDF là trao đổi ngoại tệ không trực tiếp và 12 tháng là sau 12 tháng sẽ kết toán trao đổi căn cứ vào tỷ giá hối đoán tại thời điểm trao đổi và tại thời điểm 12 tháng sau. Có nghĩa là kỳ vọng của nhà đầu tư cho thấy đồng Việt Nam sẽ mất giá so với đô la Mỹ đến 1 năm sau ít nhất phải trên tỷ giá 22 000 này. Đồng Việt Nam bị mất giá theo tui là có thể tin được. Nhưng có lẽ NHNN sẽ không để đồng Việt Nam mất giá đột biến nhanh, mà sẽ làm đồng Việt Nam mất giá từ từ. Theo ông Vụ trưởng Vụ quản lý ngoại hối của NHNN, nhà nước sẽ kiềm chế biến động tỷ giá trong phạm vi 2% trong năm 2008. tui không biết làm thế nào để tính toán được tỷ giá hối đoái. Nếu có lý thuyết thì có thể dự báo được.

Theo Morgan Stanley thâm hụt ngân sách của Việt Nam hiện nay là 5% và ước tính sẽ là 7,5% trong năm 2008. Đây là một thâm hụt lớn và đáng lo ngại. Không rõ con số dự báo 7,5% có cơ sở không, nhưng nếu đúng thì đúng Việt Nam có nguy cơ khủng hoảng. Năm 1997 Thái Lan có thâm hụt ngân sách 6,5%. Báo cáo của Morgan Stanley lại cho thấy thâm hụt thương mại của Việt Nam cũng đáng lo ngại với dự trữ ngoại tệ là 21,7 tỷ USD và nhập khẩu 60,8 tỷ USD trong năm 2007. Như vậy tỷ lệ giữa dự trữ ngoại tệ và nhập khẩu cho năm 2007 là 21,7/60,8=36%. Con số này là thấp so với các nước khác trong khu vực. Theo Morgan Stanley dự trữ ngoại tệ của Việt Nam bằng 3,9 tháng nhập khẩu và có khả năng lên đến 4,9 tháng, nhưng để an toàn cần bằng 6 đến 9 tháng.

Tóm lại theo Morgan Stanley thì tình hình Việt Nam khủng hoảng đến nơi và có thể tạo ra cả khủng hoảng trong khu vực.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7 Luận văn Kinh tế 0
D VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ LIÊN HỆ VỚI TÌNH HÌNH THỰC TIẾN Ở VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình cán cân thanh toán quốc tế, các biện pháp thăng bằng cán cân khi nền kinh tế gặp bất ổn Luận văn Kinh tế 0
Y Phân tích thống kê tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của Xí n Luận văn Kinh tế 0
B Tình hình triển khai bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội (1999-2003) Luận văn Kinh tế 0
C Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất, kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính Luận văn Kinh tế 2
D Phân tích tình hình hoạt động & xây dựng chiến lược marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Luận văn Kinh tế 0
T Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên hợp tác xã Bình Thành, huyện Châu Phú, tỉnh An Kiến trúc, xây dựng 0
B Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên hợp tác xã nông nghiệp Hoà Thuận huyện chợ mới Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top