Yuuto

New Member

Download miễn phí Đề tài Tình hình biến động và ảnh hưởng của đồng Euro từ khi ra đời tới nay





Lời mở đầu 1

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài 1

2. Phương pháp nghiên cứu và tóm tắt nội dung chuyên đề. 2

Chương I: Tổng quan về liên minh tiền tệ châu Âu và đồng EURO 3

I. Liên kết kinh tế quốc tế 3

II. Liên minh tiền tệ châu Âu 4

1. Tổng quan về liên minh châu Âu (EU) 4

2. Liên minh tiền tệ châu Âu EMU 2.1 Quá trình hình thành của EMU 6

2.2. Các tiêu thức gia nhập khu vực đồng Euro 9

2.3. Chính sách tiền tệ của liên minh châu Âu 10

2.3.1. Giới thiệu khái quát về NHTWCA (ECB) 10

2.3.2. Vị trí của ECB và mục tiêu, cơ chế, công cụ 10

III. Đồng tiền chung châu Âu (đồng EURO) 11

1. Cơ sở ra đời của đồng Euro 11

1.1. Cơ sở pháp lý 12

1.2. Cơ sở khoa học kỹ thuật cho việc lưu hành đồng Euro. 12

1.2.1. Các quy định cơ bản 12

1.2.2. Cơ chế tỷ giá mới (EMR II) 13

1.2.2. Cơ sở khoa học cho sự ra đời của đồng Euro 15

2. Quá trình ra đời đồng Euro 15

3. Cơ sở xác định giá trị của đồng euro. 18

4. Chức năng của đồng euro. 18

5. Hình thái vật chất của đồng euro 18

6. Vị trí quốc tế của đồng euro. 19

6.1. Đối với các nước trong khối EU. 20

6.1.1. Thị trường Châu Âu sẽ trở nên thực sự đồng nhất và có hiệu quả hơn. 20

6.1.2. Tiết kiệm đáng kể chi phí giao dịch ngoại hối. 21

6.1.3. Giảm rủi ro và chi phí bảo hiểm rủi ro. 21

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ịa vị tối ưu trong tương lai, chủ yếu là chạy đua xây dựng củng cố thế lực và kinh tế, cục diện 2 cực chấm dứt, những trật tự mới đang dần hình thành xu hướng hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ hình thành các khu vực kinh tế trong bối cảnh đó, cộng đồng châu Âu tuy đã đạt được những thành tựu nhất định trong quá trình liên kết. Song hầu hết các mặt cộng đồng châu Âu còn thua kém Mỹ, Nhật. Trong cuộc cạnh tranh quyết liệt với các trung tâm, khu vực kinh tế trong giai đoạn mới. Trước hết các nước châu Âu phải thống nhất chặt chẽ hơn để tạo ra một sức mạnh tổng hợp, đáp ứng những cơ hội và thách thức mới. Trước tình hình đó, 1989 báo của J.Delors - Chủ tịch uỷ ban châu Âu lúc đó đã ra đời, và vạch ra những điều kiện và chương trình cụ thể của một liên minh kinh tế - tiền tệ. Hiệp ước Maastricht ra đời chính thức hoá dự án về đồng tiền chung. Khẳng định quá trình xây dựng liên minh kinh tế và tiền tệ (EMU) gồm 3 giai đoạn và xác định nội dung công việc cụ thể của từng giai đoạn.
* Giai đoạn 1 từ 1-7-1990 đến 31-12-1993 nhiệm vụ của giai đoạn này là phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách kinh tế giữa các nước, giúp các nước đạt được các chỉ tiêu để ra nhập khu vực đồng EURO cụ thể hoàn chỉnh thị trường chung châu Âu đặc biệt là hoàn chỉnh quá trình lưu thông và tự do vốn, đặt nền kinh tế quốc gia dưới sự giám rất nhiều bèn, phối hợp chính sách tiền tệ giữa các nước trong phạm vi "uỷ ban thống đốc của ngân hàng trung ương để ổn định tỷ giá giữa các đồng tiền".
* Giai đoạn 2: từ 1-1-1994 đến 1-1-1999 nhiệm vụ của giai đoạn này là tiếp tục phối hợp chính sách kinh tế, tiền tệ nhưng ở mức cao hơn, để chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời của đồng Euro. Trong giai đoạn này các tiêu thức gia nhập EMU. Sẽ được rà soát lại một cách kỹ lưỡng giữa các nước để đến cuối giai đoạn này có thể quyết định cụ thể nước nào sẽ gia nhập EMU đồng thời thành lập viện tiền tệ châu Âu, với nhiệm vụ thực hiện một số chính sách tiền tệ chung để ổn định giá cả tạo điều kiện chuẩn bị cho sự ra đời và vận hành đồng Euro. Đây là bước chuyển tiếp để đưa ngân hàng trung ương châu Âu ECB và hoạt động ở cuối giai đoạn này.
* Giai đoạn 3 là từ 1-1-1999 đến 30-6-2002 với nội dung cho ra đời đồng Euro, công bố tỷ giá chuyển đổi chính thức giữa đồng Euro và các đồng tiền quốc gia. Thứ ba là ECB chính thức vận hành và chịu trách nhiệm điều hành chính sách tiền tệ của liên minh. Quá trình chuẩn bị, thể hiện quyết tâm cao của các nước thành viên nhằm xây dựng thành công EMU với nội dung chính là tạo ra một đồng tiền chung (đồng Euro) và một chính sách tiền tệ thống nhất. Trước khi đi vào tìm hiểu về chính sách tiền tệ châu Âu và đồng Euro ta tìm hiểu qua về các tiêu thức ra nhập khu vực khu vực đồng Euro.
2.2. Các tiêu thức gia nhập khu vực đồng Euro
Hiệp ước Maastricht (7-2-1999) đã quy định năm tiêu thức làm căn cứ xác định các nước mong muốn và có khả năng ra nhập khối Euro, đó là:
1) Bội chi ngân sách phải thấp hơn 3% GDP
2) Mức dư nợ nhà nước không vượt quá 60% GDP
3) Mức độ ổn định tỷ giá: có ít nhất 2 năm tuân thủ chế độ tỷ giá và mức biến động tỷ giá do hệ thống tiền tệ châu Âu quy định
4) Lạm phát không vượt quá 1,5% so với trung bình của 3 nước có mức thấp nhất
5) Lãi suất dài hạn không vượt quá 2% mức bình quân của 3 nước thấp nhất.
Theo các tiêu thức trên, đến ngày 2-5-1998 đã có 14 nước trong EU, 15 đạt các tiêu chuẩn, riêng Hy Lạp không đạt, trong đó có 8 nước Anh, Thuỵ Điện và Đan Mạch do hưởng quy chế riêng tạm thời không tham gia vào khu vực đồng Euro trong đợt 1.
2.3. Chính sách tiền tệ của liên minh châu Âu
2.3.1. Giới thiệu khái quát về NHTWCA (ECB)
Bộ máy điều hành chính sách tiền tệ thống nhất châu Âu là NHTW châu Âu và hệ thống NHTW các nước thành viên trong đó NHTW châu Âu chịu trách nhiệm về hoạch định chính sách tiền tệ thống nhất châu Âu.
Theo hiệp ước Maastricht và các văn bản có giá trị pháp lý khác của EU, khẳng định chính thức rằng ECB hoàn toàn chịu trách nhiệm về chính tiền tệ chung của khối Euro từ 1-1-1999.
Ngân hàng TW châu Âu chính thức được xác định ra đời ngày 1-7-1998, nhưng trách nhiệm hoạch định chính sách tiền tệ thống nhất bắt đầu từ 1-1-1999. Tiền thân của ECB là viện tiền tệ châu Âu, trụ sở của ECB đặt tại Francfort. ECB được cơ cấu gồm có hội đồng thống đốc có chức năng hoạch định chính sách, dưới hội đồng thống đốc có ban giám đốc. Trong ban giám đốc có 1 thống đốc và 5 thành viên, ban giám đốc có chức năng điều hành chính sách tiền tệ châu Âu thông qua hoạt động của hệ thống NHTW thành viên, nguyên tắc áp dụng trong ban giám đốc là nguyên tắc nhất trí tập thể, trong trường hợp số phiếu ngang nhau, phiếu của thống đốc sẽ có quyền quyết định. Tháng 5-1998 Hội đồng kinh tế tiền tệ châu Âu bỏ phiếu bầu thống đốc của EBC. Ông Wim Duisenberg, quốc tịch Hà Lan, nguyên thống đốc NHTW Hà Lan, đang đương chức Giám đốc viện tiền tệ châu Âu đã chúng cử thống đốc NHTW châu Âu với 50 phiếu thuận, 1 phiếu trống, 5 phiếu trắng.
2.3.2. Vị trí của ECB và mục tiêu, cơ chế, công cụ
vận hành chính sách tiền tệ châu Âu. Từ ngày 1-1-1999 trong toàn khối EURO 11 chỉ có một chính sách tiền tệ chung, bằng đồng Euro do NHTW châu Âu đảm nhiệm ECB hoàn toàn độc lập với các nhà nước thành viên và uỷ ban châu Âu trong việc hoạch định chính sách tiền tệ thống nhất. Điều này vừa ngăn cản hữu hiệu việc lạm dụng tiền tệ để tài trợ cho các mục tiêu quân sự chính trị, nguồn gốc của lạm phát, bất ổn tiền tệ vừa đảm bảo cho đồng Euro mạnh và ổn định.
Tính chất không thể bãi nhiệm chức thống đốc ECB, nhiệm kỳ 8 năm đảm bảo tính độc lập thực sự cho ECB trong việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ thống nhất trong toàn khối.
Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ thống nhất châu Âu được xác định rõ ràng là ổn định giá cả. Qua ổn định giá cả góp phần thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp. Việc công khai mục tiêu ổn định giá cả như là mục tiêu duy nhất của chính sách tiền tệ châu Âu, không phụ thuộc vào bất kỳ sự can thiệp nào, trong bất kỳ trường hợp nào đã khẳng định tính độc lập của ECB.
Về mặt nghiệp vụ ECB phải xác định các mục tiêu trung gian mang tính kỹ thuật như khối lượng tiền phát hành, tỷ giá, lãi suất... các mục tiêu trung gian hoàn toàn do ECB độc lập xác định.
Các công cụ chủ yếu ECB được sử dụng để đạt được mục tiêu là nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ cho vay bù đắp thâm hụt thường xuyên. Bên cạnh đó, hệ thống các cơ chế vận hành cần thiết đã được các nhà hoạch định chính sách thiết kế khá đầy đủ như chế độ đổi tiền, cơ chế thanh toán, cơ chế tỷ giá với các nước ngoài khối trong hệ thống tiền tệ châu Âu mới (EMR II), cơ chế giám sát tài chính công và ngân sách lành mạnh, cơ chế báo động khi một nước có sự vi phạm các tiêu thức hội nhập đã cam kết, cơ chế phạt khi có vi phạm kỷ luật ngân sách hay luật tài chính... cùng với việc thống nhất chính sách tiền tệ là việc cho ra đời và đưa vào lưu thông đồng tiền chung trong toàn khối đây là nội dung quan trọng trong việc xây dựng liên minh tiền tệ châu Âu. Việc phát hành đồng tiền chung cũng như xây dựng liên minh tiền tệ châu Âu sẽ có những ảnh hưởng lớn không chỉ đối với các nước trong liên minh. Và trên thực tế bằng quyết tâm cao của liên minh châu Âu. Sau một quá trình chuẩn bị lâu dài đồng tiền chung đã chính thức ra đời và tham gia vào quá trình lưu thông tiền tệ hơn hai năm qua.
III. Đồng tiền chung châu Âu (đồng EURO)
1. Cơ sở ra đời của đồng Euro
EURO ra đời trên cơ sở đồng Euro, EMS và có một quá trình chuẩn bị lâu dài, công phu về mọi phương diện kinh tế, chính trị, tài chính và tiền tệ. EURO ra đời có đầy đủ cơ sở hợp pháp như một đồng tiền thực thụ.
1.1. Cơ sở pháp lý
Đồng EURO là đồng tiền thực thụ và hợp pháp có đầy đủ tư cách pháp lý, là kết quả của các thoả hiệp, cam kết giữa các chính phủ thành viên EU.
Cơ sở pháp lý cho sự ra đời của đồng Euro là hệ thống các văn bản pháp quy của liên minh, cao nhất là Hiệp ước (Hiệp ước Maastricht) và các nghị quyết có liên quan được nghị viện châu Âu, uỷ ban châu Âu, Hội đồng châu Âu, Hội đồng các Bộ trưởng kinh tế tài chính châu Âu phê chuẩn. Bên cạnh đó là hệ thống pháp luật của mỗi nhà nước thành viên phải ban hành các văn bản luật và dưới luật cần thiết khác đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý cho đồng Euro ra đời và thay thế hợp pháp, vĩnh viễn các đồng tiền quốc gia đã lưu hành từ bao đời nay. Đồng Euro có cơ quan điều hành độc lập và chịu trách nhiệm là ngân hàng TW châu Âu (ECB).
1.2. Cơ sở khoa học kỹ thuật cho việc lưu hành đồng Euro.
1.2.1. Các quy định cơ bản
* Tỷ giá chuyển đổi
Tỷ giá chính thức của các đồng tiền của các nước thành viên được xác định theo cơ chế tỷ giá cũ (ERM I) được công bố vào 5/1998 được sử dụng như tỷ giá chuyển đổi song phương cho các nước thành viên tham gia từ ngày 1-1-1999.
* Tuần lễ chuyển đổi: kéo dài 3 ngày rưỡi tính từ đầu giờ chiều ngày 31-12-1998, sau khi tỷ giá chuyển đổi chính tức EURO/ECU và EURO/NCU được thông báo, đến trước thời gian mở cửa của các thị trường tài chính ngày làm việc đầu tiên trong năm 11-1-1999. Một ...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top