magaret_d

New Member
Download Đề tài Tìm hiểu về xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới và vận dụng thực tiễn vào Việt Nam

Download Đề tài Tìm hiểu về xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới và vận dụng thực tiễn vào Việt Nam miễn phí





Mặc dù việc huy động tiết kiệm trong nước có nhiều cải thiện nhưng khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư ở Thái Lan vẫn tồn tại. Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư nước ngoài ở những năm 80 là 20% và giảm xuống còn 10% vào những năm 90. Sau khi đồng baht được thả nổi từ năm 1997 trở đi, tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư nước ngoài tăng lên 40%. Tuy dòng vốn FDI vào không ngừng tăng lên nhưng dòng FDI thuần lại biến động qua các năm do biến động của nền kinh tế Thái Lan và các nhân tố bên ngoài (xem bảng)
1980-1989
Vào đầu những năm 80, dòng vốn FDI khá nhỏ và biến động sâu sắc do sự bất ổn của kinh tế trong nước và thế giới. Sau năm 1987, do sự tăng lên trong chi phí lao động và sự tăng giá đồng tiền ở Nhật và các nước công nghiệp mới ở châu Á, nhà đầu tư ở các nước này bắt đầu chuyển các cơ sở sản xuất sang Thái Lan và các nước đang phát triển khác làm cho dòng vốn FDI vào Thái Lan tăng mạnh. Suốt thời kỳ này, dòng vốn FDI từ Nhật vào Thái Lan tăng cao, từ 35% năm 1986 đến 48% năm 1988.
1990 – 1996
Dòng vốn FDI bắt đầu giảm vào đầu những năm 1990 do Nhật và các nước công nghiệp mới thay đổi cơ sở sản xuất và do tính không hiệu quả của nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng ở Thái Lan. FDI từ Nhật chỉ đạt 8% do kinh tế bất ổn vào năm 1992 nhưng nhìn chung vẫn xấp xĩ 16% trong suốt thời kỳ.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

. Điều này có nghĩa là FDI có khả năng phục hồi lại vào năm 2010 nhờ vào tăng trưởng kinh tế ở những nước chính yếu.
Dòng FDI chảy vào
FDI sụt giảm năm 2009 trên cả 3 nhóm đầu tư - các nước phát triển, đang phát triển và những nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Sự sụt giảm này phản ánh tình trạng nền kinh tế vẫn còn yếu ở nhiều nơi trên thế giới cũng như khả năng tài chính giảm của nhiều công ty xuyên quốc gia (TNCs).
Những khu vực nền kinh tế chuyển đổi và các nước đang phát triển có sự phục hồi tốt hơn những nước phát triển. Sau 6 năm tăng trưởng ổn định thì dòng FDI vào các nước đang phát triển sụt giảm khoảng 24% trong năm 2009.
Quá trình phục hồi FDI vào năm 2010 được kỳ vọng là sẽ mạnh mẽ hơn ở những nước đang phát triển so với những nước phát triển . Vì vậy, sự tăng lên trong dòng đầu tư nước ngoài vào những nước đang phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi cũng được kỳ vọng sẽ tiến triển nhanh hơn. Sự tăng lên rõ ràng này vào giai đoạn 2007-2009 (Hình) được đánh giá là do sự chuyển hình và tăng trưởng của nền kinh tế cũng như quá trình mở cửa rộng rãi hơn đối với FDI và sản xuất trên thế giới. Do vậy, các nước đang phát triển và chuyển đổi này đã giải thích cho hơn phân nửa dòng chảy vào FDI toàn cầu.
Xếp hạng toàn cầu về những nước thu hút FDI lớn nhất cho thấy lại xuất hiện phần lớn ở những nước đang phát triển và chuyển đổi. Trung Quốc vẫn là điểm đến thu hút FDI thứ hai và Mỹ vẫn duy trì vị thế là nước thu hút FDI lớn nhất.
Các nước đang phát triển và chuyển đổi cũng thu hút được nhiều dự án đầu tư mới (Greenfield) hơn những nước phát triển trong năm 2008-2009. Mặc dù phần lớn M&A qua biên giới vẫn diễn ra ở những khu vực các nước phát triển thì một phần các giao dịch này đối với các nước đang phát triển cũng đang trên đà tăng.
Theo như Bài nghiên cứu về triển vọng đầu tư thế giới của UNCTAD cũng đã khẳng định rằng đầu tư vào các nước phát triển so với các nước đang phát triển đã giảm xuống trong nhiều năm trở lại đây và có thể tiếp tục trong tương lai.
Dòng FDI chảy ra
Dòng FDI chảy ra (đầu tư FDI) trong năm 2009 giảm 43% xuống mức $1.101 tỷ cũng giống như xu hướng của dòng chảy vào FDI. Khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới đầu tư FDI của những nước phát triển và cũng bắt đầu tác động đến đầu tư FDI của những nước đang phát triển. Điều này phản ánh lợi nhuận sụt giảm, áp lực tài chính đối với các công ty.
Dòng đầu tư FDI tăng 20% trong quý I của năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009. Một nửa trong số các quốc gia (26/51) bao gồm cả những nước đầu tư lớn như Đức, Thụy Điển và Mỹ đã chứng tỏ đầu tư FDI tăng trong quý đầu của năm 2010, phản ảnh phần lớn sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn và cải thiện lợi nhuận cho các công ty xuyên quốc gia-TNCs.
Trong khi sự sụt giảm trong đầu tư FDI từ những nước phát triển đã lan rộng trong năm 2009 (trừ những nước ngoại lệ như Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển) thì khu vực này vẫn duy trì được vị thế là nguồn đầu tư FDI lớn nhất, với đầu tư FDI vượt hơn cả thu hút FDI. Đầu tư FDI từ Mỹ giảm mạnh, đầu tư FDI từ Anh cũng giảm 89% trong năm 2009. Ở khu vực eurozone, đầu tư FDI giảm xuống $325 tỷ- thấp hơn so với mức năm 2005.
Đầu tư FDI từ những nước đang phát triển đạt khoảng $229 tỷ trong năm 2009, giảm 23% so với năm trước, chấm dứt quá trình tăng liên tục trong 5 năm. Tuy nhiên, sự giảm sút này vẫn ít trầm trọng hơn so với các nước phát triển. Do vậy, các nước có nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển ngày càng củng cố mạnh mẽ hơn vị thế của họ trên thế giới như là những nguồn đầu tư mới cho FDI trong năm 2009, tăng quy mô lên 35% so với 19% năm 2008. Tuy nhiên, đầu tư FDI ở những nước này vẫn ít hơn so với thu hút FDI.
Triển vọng FDI
FDI (Đầu tư trực tiếp nước ngoài - Foreign Direct Investment) đã thực sự thay đổi. Cùng với sự thay đổi của xu hướng đầu tư, khu vực đầu tư thì những khái niệm mới như FDI “nội”, FDI hướng tới những nền kinh tế ít phát thải Carbon (FDI xanh), hay FDI không cần vốn đã xuất hiện và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn.
Nếu quá trình phục hồi dần nền kinh tế vĩ mô, cải thiện lợi nhuận của các công ty, giá cả thị trường chứng khoán và chính sách mở cửa hơn đối với FDI vẫn duy trì trong vài năm tới thì nền kinh tế có triển vọng tăng trưởng vững chắc hơn. Theo UCNTAD thì dòng chảy FDI có thể tăng trong suốt thời gian 2010-2012.
Quy mô của đầu tư FDI vào sản xuất có thể tiếp tục giảm khi mà dịch vụ và những ngành chủ chốt lại hấp dẫn nhiều cơ hội FDI hơn.
Những nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển sẽ tiếp tục chiếm quy mô ngày càng tăng trong FDI toàn cầu. Khu vực châu Á được xem như là nơi thu hút FDI lớn nhất trong khi khu vực châu Âu và những nước như Pháp, Đức, Anh lại có sự khôi phục tương đối yếu hơn so với châu Á trong thu hút đầu tư FDI, Mỹ vẫn sẽ duy trì là nguồn đầu tư FDI chính, còn những nước mới như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga sẽ ngày càng tăng trong vai trò là những nước tại sở đầu tư FDI.
UNCTAD ước tính FDI sẽ phục hồi chậm lên khoảng $1.100-1.300 tỷ trong năm 2010, trước khi đạt được đà tăng trưởng mạnh lên $1.300-1.500 tỷ trong 2011. Chỉ đến 2012 thì đầu tư nước ngoài mới đạt được mức như năm 2008 với dòng FDI dự kiến là khoảng $1.200-2000 tỷ.
UNCTAD cũng đưa ra 3 kịch bản phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể như diễn biến của bản thân cuộc khủng hoảng tài chính, mức độ trầm trọng và kéo dài của cuộc suy thoái toàn cầu, và hiệu quả cũng như hiệu lực của các đối sách:
Kịch bản V (V scenario) – lạc quan: đến cuối năm 2009, dòng vốn FDI bắt đầu tăng nhanh trở lại. Các điều kiện cho kịch bản này: (a) sự suy thoái sớm kết thúc trong nửa cuối năm 2009; (b) niềm tin của các nhà đầu tư sớm hồi phục vì nhiều yếu tố, nhất là tính hiệu quả của các đối sách của chính phủ; (c) không có sự đình đốn do chủ nghĩa bảo hộ; (d) xuất hiện làn sóng mới trong hoạt động M&A xuyên biên giới do sự tái cấu trúc công nghiệp và khả năng tiền mặt của các công ty và tổ chức tín dụng. Kịch bản này xảy ra khi có sự kết hợp tất cả điều kiện thuận lợi nên khó xảy ra nếu tình hình vẫn như hiện nay.
Kịch bản U (U scenario) – cơ bản: dòng vốn FDI đến năm 2011 mới bắt đầu tăng lên.Các điều kiện chính: (a) tình hình suy thoái toàn cầu tồi tệ hơn trong kịch bản V, kéo dài ít nhất đến đầu năm 2010; (b) giá trị của hoạt động M&A xuyên quốc gia trên toàn cầu bị hạn chế.
Kịch bản L (L scenario) – bi quan: dòng vốn FDI sẽ không trở lại trước năm 2012. Điều kiện xảy ra: (a) suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài và tồi tệ hơn dự báo, trong đó chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng lan rộng trên toàn thế giới; (b) vì các yếu tố tiêu cực gia tăng nên các công ty rất thận trọng trong hoạt động đầu tư, nhất là những hoạt động đầu tư mở rộng ra bên ngoài.
Cuộc khủng hoảng hiện nay vừa là cơ hội cũng là thách thức đối với chính sách FDI. Nó có thể tạo ra sự thay đổi để đạt đến một môi trường
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top