Nam_Peo

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU. 3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 5
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP. 6
1. Kiểm toán độc lập trong hệ thống kiểm toán. 6
1.1. Bản chất của kiểm toán độc lập. 6
1.2. Mục đích của Kiểm toán độc lập. 7
1.3. Phạm vi của Kiểm toán độc lập. 8
1.4. Khách thể của kiểm toán độc lập. 9
1.5. Chủ thể kiểm toán. 10
2. Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập 13
2.1. Văn phòng kiểm toán tư 13
2.2. Công ty kiểm toán. 13
II. ĐÔI NÉT VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM 15
1. Đôi nét khái quát về tình hình kiểm toán độc lập trên thế giới 15
1.1. Lịch sử phát triển của kiểm toán độc lập trên thế giới 15
1.2. Tìm hiểu về các hiệp hội nghề nghiệp kiểm toán lớn trên thế giới. 16
a. Hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA). 16
b. Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) 16
c. Hiệp hội kế toán công chứng Anh (ACCA). 17
1.3. Các hãng kiểm toán lớn trên thế giới. 17
2. Thực trạng kiểm toán độc lập tại Việt Nam. 19
2.1. Tính tất yếu trong sự ra đời của hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam. 19
2.2. Đặc điểm kiểm toán độc lập ở Việt Nam. 21
2.3. Phương hướng nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập tại Việt Nam. 25
2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập tại Việt Nam. 27

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP.
1. Kiểm toán độc lập trong hệ thống kiểm toán.
1.1. Bản chất của kiểm toán độc lập.
Kiểm toán độc lập trước hết là một loại hình kiểm toán, xuất hiện do nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy, khi chúng ta xem xét bản chất của hoạt động kiểm toán độc lập, chúng ta cần xem xét đến bản chất của hoạt động kiểm toán dưới các cách tiếp cận khác nhau.
Hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán độc lập nói chung trên thế giới chỉ thực sự bùng phát trong thời gian khoảng gần một thế kỷ trở lại đây. Tuy nhiên cũng đã tồn tại nhiều cách tiếp cận khác nhau về kiểm toán. Dưới đây ta sẽ viện dẫn một số định nghĩa về kiểm toán được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới.
Theo định nghĩa của Liên đoàn quốc tế các nhà kế toán (International Federation of Accountants –IFAC) thì “ Kiểm toán là việc các kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các bản báo cáo tài chính.”
Trong giáo trình kiểm toán của các tác giả Alvin A.Rens và James K.Loebbecker đã định nghĩa: “ Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập.”
Định nghĩa khác nêu: “Kiểm toán là thủ pháp xem xét và kiểm tra một cách khách quan về từng khoản mục bao gồm việc thẩm tra những thông tin đặc trưng được xác định bởi kiểm toán viên hay thiết lập bởi thực hành chung. Nói tổng quát, mục đích của kiểm toán là trình bày ý kiến hay đi đến kết luận về cái được kiểm toán”.(trích từ Auditing - Theory & Practice của John Dunn, University of Strathclyde, Glasgow nhà xuất bản Prentice Hall).
Còn theo Nghị định 105/2004/NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Kiểm toán độc lập, kiểm toán độc lập được hiểu là việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức (gọi chung là đơn vị được kiểm toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này.
Dựa trên các khái niệm về kiểm toán như trên, ta có thể rút ra một khái niệm nêu bật bản chất của kiểm toán độc lập như sau: “Kiểm toán độc lập được hiểu là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên độc lập có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực.
1.2. Mục đích của Kiểm toán độc lập.
Trong nền kinh tế thị trường, các báo cáo tài chính hàng năm do các doanh nghiệp lập ra là đối tượng quan tâm của nhiều người. Chủ doanh nghiệp, các cổ đông, các thành viên hội đồng quản trị, ngân hàng và các chủ đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng, các đối tác liên doanh… Tuy mỗi đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp ở một giác độ khác nhau, nhưng đều có mong muốn, nguyện vọng chung là sử dụng các thông tin có độ tin cậy cao, chính xác và trung thực. Do vậy cần có một bên thứ ba độc lập, khách quan, có kỹ năng nghề nghiệp, địa vị và trách nhiệm pháp lý kiểm tra và đưa ra kết luận là các báo cáo tài chính của doanh n ghiệp lập ra có hợp thức không, có trung thực và hợp lý hay không. Đó chính là công việc của kiểm toán viên độc lập thuộc các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp. Các ý kiến nhận xét của kiểm toán viên về mức độ tin cậy của báo cáo tài chính được trình bày trong báo cáo kiểm toán.
Có thể thấy sự khác biệt về mục đích của Kiểm toán độc lập với Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán nội bộ thong qua việc nói một cách khái quát mục đích của hai loại hình kiểm toán này:
- Đối với KTNN: nhằm mục đích thông qua hoạt động của mình góp ý kiến với đơn vị để sửa chữa sai sót, vi phạm để chấn chỉnh công tác quản lý tài chính; đồng thời kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm của đơn vị; Đề xuất với Chính phủ để sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý tài chính, kế toán khi cần thiết.
- Đối với Kiểm toán nội bộ: Tiếp cận với mọi thông tin, sát thực tế, có quyền từ chối trước khi hoạt động kinh tế xảy ra, hay có quyền báo cáo những phát giác của mình cho người đứng đầu doanh nghiệp nhằm hạn chế, ngăn ngừa một cách hữu hiệu những thiệt hại trước khi có thể xảy ra.
1.3. Phạm vi của Kiểm toán độc lập.
Để hình thành các ý kiến nhận xét về báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải có được những căn cứ vững chắc cũng như các thông tin cốt yếu trong việc ghi chép kế toán và các nguồn số liệu đáng tin cậy khác đã được dùng làm cơ sở cho việc xây dựng các báo cáo tài chính. hay nói cách khác, kiểm toán viên phải có đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp. Do vậy phạm vi kiểm toán sẽ là những công việc, thủ tục kiểm toán cần thiết mà kiểm toán viên xác định và thực hiện trong quá trình kiểm toán để thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp cho ý kiến kiểm toán hay nói như chuẩn mực kiểm toán là để đạt được mục tiêu kiểm toán. Những công việc, thủ tục kiểm toán sẽ phụ thuộc vào nội dung kiểm toán, tuy nhiên những thủ tục kiểm toán này phải được xác định trên cơ sở chuẩn mực kiểm toán, phù hợp với yêu cầu của tổ chức nghề nghiệp, phù hợp với pháp luật và các thoả thuận trong hợp đồng kiểm toán. Các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp được thu thập thông qua các thủ nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản và bằng các phương pháp như kiểm tra, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán và qui trình phân tích. Việc thực hiện các phương pháp này một phần tuỳ từng trường hợp vào thời gian thu thập các bằng chứng kiểm toán.
1.4. Khách thể của kiểm toán độc lập.
Khách thể của kiểm toán độc lập có thể chia ra làm hai loại: Loại bắt buộc phải có báo cáo tài chính được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập và loại thứ hai là loại tự nguyện.
Ví dụ theo quy định của Việt Nam, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp sau bắt buộc phải được doanh nghiệp kiểm toán kiểm toán:
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- Tổ chức có hoạt động tín dụng, ngân hàng và Quỹ hỗ trợ phát triển;
- Tổ chức tài chính và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm;
- Riêng đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có tham gia niêm yết và kinh doanh trên thị trường chứng khoán thì việc bắt buộc thực hiện kiểm toán tùy theo quy định của pháp luật về kinh doanh chứng khoán; nếu vay vốn ngân hàng thì thực hiện kiểm toán theo quy định của pháp luật về tín dụng.
- Doanh nghiệp nhà nước;
- Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng của các dự án thuộc nhóm A;
- Các đối tượng khác mà Luật, Pháp lệnh, Nghị định và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ có quy định.
Còn đối với trường hợp tự nguyện, Nhà nước khuyến khích tất cả các doanh nghiệp và tổ chức thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm hay báo cáo quyết toán dự án đầu tư trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay trước khi công khai tài chính. Tuy nhiên các doanh nghiệp thường tự nguyện kiểm toán khi:
- Doanh nghiệp muốn làm ăn chính đáng, luôn đòi hỏi sự chính xác, trung thực, khách quan của số liệu;
- Khi sát nhập hay chia tách doanh nghiệp;
- Khi xảy ra sự cố, rủi ro lớn về kinh tế;

1.5. Chủ thể kiểm toán.
Công việc kiểm toán độc lập do kiểm toán viên độc lập thực hiện.
- Tiêu chuẩn kiểm toán viên.
Tuy có thể gọi tên khác nhau, nhưng nói chung IFAC và pháp luật của các nước thành viên đều quy định các yêu cầu cơ bản đối với kiểm toán viên là: có kỹ năng và khả năng nghề nghiệp, chính trực, khách quan, độc lập và tôn trọng bí mật.
Thứ nhất, kỹ năng và khả năng của kiểm toán viên.
Việc thực hiện kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán phải được tiến hành một cách thận trọng theo yêu cầu nghề nghiệp và phải do những chuyên gia được đào tạo tương xứng có trình độ về kiểm toán thực hiện.
Kiểm toán viên có nghĩa vụ duy trì kỹ năng và trình độ nghiệp vụ của mình trong suốt quá trình hành nghề. Yêu cầu về kỹ năng và khả năng nghề nghiệp còn lưu ý các kiểm toán viên chỉ làm phần việc mà bản thân hay hãng của mình đủ trình độ và khả năng hoàn thành công việc đó.
Thứ hai, đạo đức của kiểm toán viên.
Kiểm toán viên phải là người thằng thắn, trung thực, có lương tâm nghề nghiệp; phải là người công minh, chính trực và không được phép để cho sự định kiến thiên lệch làm lấn át tính khách quan, chính trực.
Kiểm toán viên phải điều chỉnh mình cho phù hợp với uy tín của ngành nghề, uy tín của bản thân và của hãng, phải tự kiềm chế những đức tính có thể phá vớ uy tín nghề nghiệp.
Thứ ba, tính độc lập của kiểm toán viên.
Khi hành nghề kiểm toán thì kiểm toán viên phải thể hiện tính độc lập của mình, không để cho các ảnh hưởng chủ quan, khách quan hay sự chi phối của vật chất làm mất đi tính độc lập. Trong quá trình kiểm toán, nếu có sự hạn chế về tính độc lập của kiểm toán viên thì kiểm toán viên phải tìm cách loại bỏ sự hạn chế này, nếu không hạn chế được thì kiểm toán viên phải diễn đạt điều này trong báo cáo kiểm toán.
Thứ tư, tính tôn trọng bí mật của kiểm toán viên.
Kiểm toán viên phải tôn trọng các bí mật của thông tin đã thu thập được trong quá trình kiểm toán, không được tiết lộ một thông tin kiểm toán nào cho người thứ ba khi không có ủy quyền đặc biệt hay trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm yêu cầu công bố.
Thứ năm, tính tôn trọng pháp luật.
Trong hoạt động nghề nghiệp, kiểm toán viên phải luôn tôn trọng và chấp hành đúng các chế độ, thể lệ nguyên tắc và luật pháp của Nhà nước và những nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán quốc tế, quốc gia.
Kiểm toán viên cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp của mình vànhững nhận xét, đánh giá của mình trong báo cáo kiểm toán.
Thứ sáu, các chuẩn mực nghiệp vụ.
Kiểm toán viên phải tiến hành công việc nghiệp vụ của mình theo những chuẩn mực nghiệp vụ chuyên ngành phù hợp với công việc đó.

- Trách nhiệm và quyền hạn của kiểm toán viên.
Thứ nhất, trách nhiệm của kiểm toán viên.
Kiểm toán viên có trách nhiệm:
• Chấp hành các nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập.
• Trong quá trình thực hiện dịch vụ, kiểm toán viên không được can thiệp vào công việc của đơn vị đang được kiểm toán.
• Ký báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình.
• Từ chối làm kiểm toán cho khách hàng nếu xét thấy không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện hay khách hàng vi phạm quy định của pháp luật có liên quan.
• Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp.
• Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, quyền của kiểm toán viên.
• Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ.
• Được thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính và các dịch vụ đảm bảo khác mà doanh nghiệp kiểm toán được phép cung cấp.
• Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu kế toán và các tài liệu, thông tin khác có liên quan đến hợp đồng dịch vụ.
• Kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị. Đề nghị các đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giám định về mặt chuyên môn hay làm tư vấn khi cần thiết.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hanhhong96

New Member
Re: [Free] Tìm hiểu về hoạt động kiểm toán độc lập

Mình muốn tải tài liệu này. Thank bạn nhiều!
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top