Download miễn phí Tiểu luận Tìm hiểu về độc quyền, tư bản và tài sản





 
1.Độc quyền: 1
2.Nội hàm khái niệm “độc quyền”: 1
3.Ngoại diên của khái niệm “độc quyền”: 1
4/Lịch sử khái niệm: 4
5/Nghi vấn và bổ sung của người biên soạn: 4
6/Nguồn tài liệu tham khảo: 4
1/Tư bản (vốn): 5
2/Nội hàm khái niệm “Tư bản”hay “vốn”: 5
3/Ngoại diên của khái niệm “tư bản “ hay “vốn”: 5
4/Lịch sử khái niệm: 7
5/Nghi vấn và bổ sung của người biên soạn: 8
6/Nguồn tài liệu tham khảo: 8
1/Tài sản: 9
2/Nội hàm của khái niệm “Tài sản”: 9
3/Ngoại diên của khái niệm “tài sản”: 9
4/Những nghi vấn và bổ sung của người biên soạn: 11
5/Nguồn tài liệu tham khảo: 12
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Độc quyền
1.Độc quyền:
+Tiếng Việt: Độc quyền.
+Tiếng Anh:Monopoly.
+Tiếng Pháp:Monopole.
+Tiếng Ý:Monopolio.
2.Nội hàm khái niệm “độc quyền”:
Là tình trạng chỉ có một ít người hay tổ chức độc chiếm thị trường. ĐQ có thể là do pháp luật nhà nước đặt ra, dành cho một ngành, một xí nghiệp quốc doanh hay một tổ chức, một công ti tư nhân (vd. ĐQ về vũ khí, thuốc nổ, rượu, thuốc lá...). ĐQ cũng có thể là giai đoạn cao của quá trình tích tụ và tập trung tư bản và sản xuất, một công ti, một tập đoàn lớn mạnh độc chiếm thị trường. Tuy nhiên, ĐQ không loại trừ cạnh tranh, trái lại cạnh tranh càng gay gắt giữa những tổ chức kinh tế lớn để giành giật thị trường của nhau. ĐQ được hình thành trên cơ sở tập trung lực lượng kinh tế vào tay một hay một số ít người, làm cho những người và tổ chức này có quyền lực kinh tế lớn đối với quá trình tái sản xuất. Các doanh nghiệp ĐQ có sức mạnh tài chính rất lớn, chiếm đại bộ phận nguồn nguyên liệu, năng lực sản xuất, số lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường, do đó chi phối được thị trường, quy định giá bán ĐQ cao, giá mua ĐQ hạ và thu được lợi nhuận ĐQ cao. Tổ chức ĐQ chính là cơ sở kinh tế của chủ nghĩa đế quốc. ĐQ thường gây ra những hậu quả xấu cho nền kinh tế nói chung như hạn chế sản xuất do các công ti nhỏ không có hay ít có khả năng cạnh tranh với các công ti độc quyền, do nâng giá hàng hoá làm thiệt hại cho người tiêu dùng. Nhiều nước phải thi hành những biện pháp đấu tranh chống ĐQ. Trong các nền kinh tế tự do của chủ nghĩa tư bản, nhà nước ban hành những luật cấm hay kiểm soát sự tích tụ thái quá của các công ti, các liên minh (vd. luật chống tơrơt của Mĩ, quy chế đối với các liên minh của Pháp và trong Khối Thị trường Chung Châu Âu).
3.Ngoại diên của khái niệm “độc quyền”:
a/ Độc quyền thường:
_Nguyên nhân chính dẫn đến độc quyền thường
+Chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó: chính quyền địa phương có thể nhượng quyền khai thác rác thải cho một công ty nào đó hay nhà nước tạo ra cơ chế độc quyền nhà nước cho một công ty như trường hợp chính phủ Anh trao độc quyền buôn bán với Ấn độ cho Công ty Đông Ấn.
+Nếu chi phí vận chuyển quá cao, thị trường có thể bị giới hạn trong một khu vực địa lý nào đó và nếu trong khu vực đó có một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thì sẽ dẫn đến tình trạng gần như độc quyền.
+Chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ: một mặt chế độ này khuyến khích những phát minh, sáng chế nhưng mặt khác nó tạo cho người nắm giữ bản quyền có thể giữ được vị trí độc quyền trong thời hạn được giữ bản quyền theo quy định của luật pháp.
+Do sở hữu được một nguồn lực rất khan hiếm: điều này giúp cho người nắm giữ có vị trí gần như độc quyền trên thị trường. Một ví dụ điển hình là Nam Phi được sở hữu những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới và do đó quốc gia này có vị trí gần như độc quyền trên thị trường kim cương.
_Tổn thất phúc lợi xã hội do độc quyền thường gây ra
Do tối đa hóa lợi nhuận nên doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất hàng hóa ở mức sản lượng mà tại đó chi phí biên bằng với doanh thu biên thay vì sản xuất ở mức sản lượng mà ở đó giá sản phẩm bằng chi phí biên như trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo (cân bằng cung cầu). Khác với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nơi mà giá bán sản phẩm không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm do một doanh nghiệp sản xuất ra, trong tình trạng độc quyền giá bán sẽ giảm xuống khi doanh nghiệp độc quyền tăng sản lượng. Vì thế doanh thu biên sẽ nhỏ hơn giá bán sản phẩm và cứ một đơn vị sản phẩm sản xuất thêm doanh nghiệp độc quyền sẽ thu thêm được một khoản tiền nhỏ hơn giá bán sản phẩm đó. Điều này có nghĩa là nếu cứ sản xuất thêm sản phẩm thì doanh thu thu thêm được không đủ bù đắp tổn thất do giá bán của tất cả sản phẩm giảm xuống. Mặt khác, nếu áp dụng nguyên tắc biên của tính hiệu quả nghĩa là sản xuất sẽ đạt hiệu quả khi lợi ích biên bằng chi phí biên, tất nhiên lợi ích biên và chi phí biên ở đây xét trên góc độ xã hội chứ không phải đối với doanh nghiệp độc quyền ta thấy rằng: ở mức sản lượng mà doanh nghiệp độc quyền sản xuất thì lợi ích biên (chính là đường cầu) lớn hơn chi phí biên đồng nghĩa với tình trạng không hiệu quả. Tóm lại, doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất ở sản lượng thấp hơn và bán với giá cao hơn so với thị trường cạnh tranh. Tổn thất mà xã hội phải gánh chịu do sản lượng giảm sút trừ đi tổng chi phí biên để sản xuất ra phần sản lượng đáng lẽ nên được sản xuất ra thêm đó chính là tổn thất do độc quyền.
b/Độc quyền tự nhiên:
_Nguyên nhân dẫn đến độc quyền tự nhiên
Một số ngành sản xuất có đặc điểm là những yếu tố hàm chứa trong quá trình sản xuất cho phép đạt được thu nhập tăng theo quy mô hay nói cách khác chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm giảm nếu quy mô tăng. Khi đó một doanh nghiệp lớn cung cấp sản phẩm là cách sản xuất có hiệu quả nhất. Điều này có thể thấy ở các ngành dịch vụ công cộng như sản xuất và phân phối điện năng, cung cấp nước sạch, đường sắt, điện thoại... Lấy ví dụ như ngành cung cấp nước sạch: sẽ là có hiệu quả hơn nếu chỉ một doanh nghiệp cung cấp nước sạch cho một vùng thay vì có hai doanh nghiệp cung cấp với hai hệ thống đường ống dẫn nước đến từng nhà.
_Tổn thất phúc lợi xã hội do độc quyền tự nhiên gây ra
Do chi phí sản suất ra một đơn vị sản phẩm giản dần theo quy mô nên chi phí biên của doanh nghiệp độc quyền tự nhiên có xu hướng giảm và luôn thấp hơn chi phí sản xuất trung bình. Cũng do tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền sẽ cung ứng sản phẩm sao cho doanh thu biên bằng chi phí biên. Tại trạng thái đó sản lượng sẽ thấp hơn và giá cao hơn so với trạng thái cân bằng của thị trường cạnh tranh khi mà giá bán hay lợi ích biên bằng chi phí biên. Sự giảm sút sản lượng cũng gây ra tổn thất do độc quyền giống như độc quyền thường. Tuy nhiên nếu như trong trường hợp độc quyền thường, khi bị điều tiết để sản xuất ở mức sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp độc quyền vẫn có lợi nhuận (tuy đã bị giảm xuống) thì trong trường hợp độc quyền tự nhiên, nếu sản xuất ở mức sản lượng hiệu quả, doanh nghiệp độc quyền luôn bị lỗ vì giá bán sản phẩm (bằng chi phí biên) thấp hơn chi phí trung bình.
c/Độc quyền bán và độc quyền mua
Khái niệm độc quyền thường dùng để chỉ độc quyền bán nhưng tương tự như độc quyền bán cũng có độc quyền mua - một trạng thái thị trường mà ở đó chỉ tồn tại một người mua trong khi có nhiều người bán. Khác với độc quyền bán, trong trường hợp độc quyền mua, doanh nghiệp độc quyền sẽ gây sức ép để làm giảm giá mua sản phẩm từ những người bán. Doanh nghiệp độc quyền bán có thể đồng thời là độc quyền mua và trong trường hợp này lợi nhuận siêu ngạch của nó rất lớn vì bán sản phẩm với giá cao hơn và mua yếu tố đầu...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top