daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Văn hoá đàm phán kinh doanh của người hàn quốc

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 4
1.1. Khái niệm 4
1.2. Đặc điểm 4
1.3. Vai trò 5
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VĂN HOÁ ĐÀM PHÁN HÀN QUỐC 6
2.1. Giới thiệu về hàn quốc 6
2.1.1. Vị trí địa lí 6
2.1.2. Chính trị 6
2.1.3. Kinh tế 6
2.1.4. Văn hoá và con người 6
2.2. Đặc điểm văn hoá đàm phán của Hàn Quốc 9
2.2.1. Trước đàm phán 9
2.2.2. Trong đàm phán 11
2.2.3. Sau đàm phán 17
CHƯƠNG 3: NHỮNG LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI ĐÀM PHÁN VỚI HÀN QUỐC 20
3.1. Trước đàm phán 21
3.1.1. Chuẩn bị tài liệu, thông tin về đối tác 21
3.1.2. Chuẩn bị về không gian, thời gian 21
3.1.3. Chuẩn bị về đội ngũ tham gia đàm phán 21
3.1.4. Chuẩn bị về trang phục 22
3.2. Trong đàm phán 22
3.2.1. Bắt đầu đàm phán 22
3.2.2. Trong đàm phán 24
3.2.3. Kết thúc đàm phán 25
3.3. Sau đàm phán 25
3.4. Một số lưu ý khác 25
KẾT LUẬN 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28


MỞ ĐẦU
Quá trình toàn cầu hóa đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Trong bối cảnh kinh tế phát triển, công nghệ thông tin làm rút ngắn khoảng cách giữa người với người, đàm phán trong kinh doanh ngày càng đa dạng và phát huy tốt vai trò của nó. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, quá trình này tạo ra nhiều thuận lợi cho đất nước như thu hút vốn đầu tư, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, mở ra nhiều thị trường mới cho doanh nghiệp Việt Nam,....
Đàm phán không chỉ là môn khoa học mà còn là nghệ thuật. Hoạt động này đòi hỏi yêu cầu cao hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay do sự khác biệt văn hóa giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Những nét đặc trưng riêng về văn hóa đã ảnh hưởng và hình thành nên văn hóa đàm phán giữa các quốc gia. Nghiên cứu về văn hóa đàm phán của một quốc gia là điều không thể thiếu đối với các nhà làm kinh doanh. Đặc biệt là văn hóa trong đàm phán kinh doanh của Hàn Quốc – đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Do đó, để đàm phán thành công, các doanh nghiệp cần có sự hiểu biết về đặc trưng, thói quen, phong cách đàm phán của đối tác để có sự chuẩn bị tốt nhất cho cuộc đàm phán và tránh được những rủi ro không đáng có gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các quốc gia và kết quả của cuộc đàm phán.
Đó là lý do Nhóm 6 chúng em lựa chọn đề tài thảo luận: “Tìm hiểu văn hóa đàm phán của Hàn Quốc”. Nhóm hy vọng bài thảo luận sẽ mang đến nhiều ‘trải nghiệm’ thú vị và bổ ích cho mọi người. Đồng thời nhóm cũng mong nhận được góp ý, sửa đổi đến từ cô để bài làm được hoàn thiện hơn.
Khi đàm phán với đối tác Hàn Quốc, doanh nhân Việt Nam nên học cách lắng nghe một cách khôn khéo bằng cách đưa ra các câu hỏi gián tiếp không cần có câu trả lời “có”hay “không” để thăm dò phản ứng thực của họ
Khi người Hàn Quốc phải ra quyết định, nên để cho họ có thời gian để đạt được sự thỏa thuận. Phía Việt Nam không nên buộc đối tác Hàn Quốc ra quyết định quá nhanh chóng.
Tuy nhiên, doanh nhân Việt cũng nên khôn khéo tác động vào người chủ trì cuộc đàm phán của bên đối tác
Cách đề nghị
Doanh nhân Việt Nam nên chủ động bắt đầu sự mặc cả vì điều này đem lại nhiều cơ hội đàm phán. Tuy nhiên, nếu doanh nhân VN theo đuổi cách đàm phán cứng nhắc và không linh hoạt sẽ bị đối tác Hàn Quốc coi là không có thiện chí.
Về việc giữ bình tĩnh
Doanh nhân Việt Nam nên kiên trì khi đàm phán với đối tác Hàn Quốc. Khi các cuộc đàm phán kéo dài, hãy tỏ ra bình tĩnh. Một điều quan trọng là phải để cho đối tác Hàn Quốc có đủ thời gian để đi đến một thỏa thuận, nếu không thì cuộc làm ăn mà doanh nghiệp Việt Nam hy vọng sẽ không bao giờ hoàn thành được
Khi đàm phán với đối tác Hàn Quốc, chiến lược tốt nhất cho phía Việt Nam là phải vững chắc và rõ ràng ở thế của mình
3.2.3. Kết thúc đàm phán
Ra quyết định: khi người Hàn phải ra quyết định, nên để cho họ có thời gian để đạt được sự thỏa thuận. Phía Việt Nam không nên buộc đối tác Hàn Quốc quyết định quá nhanh chóng. tuy nhiên doanh nhân Việt cũng nên khôn khéo tác động vào người chủ trì cuộc đàm phán của bên đối tác vì người này là người ra quyết định cuối cùng trong thương lượng
Về ký hợp đồng: Khi soạn hợp đồng, nên chú ý soạn thảo thật chi tiết, rõ ràng, trong đó nêu đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên. Cần lưu ý là không nên ký hợp đồng hay viết tên bằng mực đỏ, điều này thể hiện vị thế của người viết đang giảm sút.
Về cử chỉ: nên cúi đầu chào khi kết thúc đàm phán và lâu hơn khi cúi đầu chào mở đầu - đây được coi là dấu hiệu của buổi đàm phán diễn ra tốt đẹp
3.3. Sau đàm phán
Phía Việt Nam nên chủ động mời họ dùng bữa ở một nhà hàng, một buổi tiệc, hay tham gia các hoạt động giải trí khác như karaoke, thể thao, ... Nếu đối tác Hàn Quốc đưa lời mời trước thì không nên từ chối vì họ cho rằng đối tác không có thiện chí làm ăn với họ,vì những thỏa thuận làm ăn sau này sẽ dễ dàng hơn khi mà cả hai đã tin tưởng và có mối quan hệ thân thiết với nhau.
Trên bàn ăn, người Hàn Quốc sẽ chú ý rót đầy nước cho người lớn tuổi trước khi rót cho mình. Đây là cách thể hiện phép lịch sự và sự kính trọng. Ngoài ra, trong một cuộc gặp mặt, hãy chú ý rót nước cho người khác nếu cốc của họ đã hết. Tương tự, bạn sẽ được người khác rót nước cho khi hết. Khi được mời rượu, người Hàn sẽ nâng ly bằng cả hai tay để không bị đổ và tỏ ra tôn trọng người đối diện. Việc từ chối đồ uống nhiều lần là không lịch sự, đặc biệt nếu là người lớn tuổi rót cho bạn.
3.4. Một số lưu ý khác
Không nên ca ngợi người Nhật và người Mỹ trước mặt đối tác Hàn Quốc. Đây là vấn đề rất nhạy cảm, do vậy các nhà đàm phán Việt Nam nên tránh đề cập. Nhiều người cho rằng Mỹ và Liên Xô cũ phải chịu trách nhiệm về sự chia cắt hai miền Triều Tiên. Người Hàn Quốc cũng rất nghi ngờ người Nhật Bản do họ từng, phải chịu nhiều đau khổ dưới ách đô hộ của người Nhật trước đây: bắt nguồn từ cuộc chiếm đóng của Nhật tại Bán đảo Triều Tiên nửa đầu thế kỷ 20 đã để lại dấu ấn chiến tranh nặng nề để lại trong lòng người dân Hàn Quốc; vấn đề phụ nữ mua vui thời chiến, tiếp đến là vấn đề tranh chấp chủ quyền đảo,…. Ngoài ra, sự tiến bộ nhanh chóng của Nhật Bản cũng gây ra những đố kỵ.
Khi được người Hàn khen nên tỏ ra khiêm tốn, từ chối một cách lịch sự vì người Hàn Quốc rất coi trọng sự khiêm tốn và coi đây là một chuẩn mực về tính cách. Tuy nhiên, nhà đàm phán Việt Nam cũng nên khen lại đối tác vì người Hàn Quốc rất thích được khen ngợi.
Người Hàn Quốc tuyệt đối trung thành và ghét sự phản bội, do đó nếu gây ấn tượng xấu thì sau này khó có thể làm ăn với họ được.
Người Hàn Quốc muốn tạo bầu không khí thoải mái khi tham gia các buổi tiệc, vì thế chúng ta nên tránh đề cập đến chuyện kinh doanh, thay vào đó hãy bàn những vấn đề thuộc sự quan tâm của mọi người như: sở thích, du lịch, thể thao, âm nhạc, ... Mặc dù việc kinh doanh không được thảo luận trên bàn tiệc nhưng vẫn có những ngoại lệ. Một vài đối tác Hàn Quốc xem đây là cơ hội để truyền đạt những thông điệp quan trọng hay là dịp tranh luận để giải quyết những vướng mắc. Đôi khi họ cũng tranh thủ tìm thông tin từ bạn để củng cố vị thế của họ trên bàn đàm phán. Vì vậy, nếu bạn muốn đề phòng, bạn không nên trả lời thẳng vào vấn đề nhưng cũng đừng bao giờ tỏ ra khó chịu, nghi ngờ tránh gây mất thể diện cho đối phương.
Văn hóa trên bàn ăn cần đặc biệt lưu ý nếu như tham gia các buổi ăn uống sau đàm phán. Đó là không cắm đũa, thìa thẳng đứng trong bát cơm, không được bưng bát canh lên uống mà phải dùng thìa nhỏ múc từng chút một. Khi được mời rượu, nếu không thể uống được cũng không nên từ chối thẳng thừng mà thay vào đó hãy khéo léo xin lỗi, xin phép dùng nước ngọt thay cho rượu để đáp lễ để thể hiện sự tôn trọng với người mời.
Những câu chuyện liên quan đến chính trị, lịch sử nhạy cảm không được nhắc đến để tránh gây mất hòa khí.

KẾT LUẬN
Như đã nói ở phần mở đầu, hoạt động đàm phán là một điều không thể thiếu và có một vị trí đặc biệt quan trọng trong thương mại quốc tế. Đàm phán chưa bao giờ là việc làm đơn giản, để thành công trên bàn đàm phán đòi hỏi các bên tham gia phải nắm rõ bản chất của đàm phán, tự tin, có sự chuẩn bị, am hiểu đối phương và bản lĩnh để ứng phó với mọi tình huống. Với những nét văn hóa đàm phán trong thương mại quốc tế của Hàn Quốc rất đặc trưng và nổi bật cùng với đó là một số lưu ý cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia đàm phán với các doanh nghiệp Hàn Quốc mà nhóm đã đưa ra; hi vọng các doanh nghiệp Việt Nam có thể nắm vững, coi đó là tư liệu tham khảo hữu ích cho các thương vụ hợp tác tương lai của Việt Nam với các đối tác. Mục tiêu hướng tới là để tránh gặp phải những tình huống ngoài mong muốn và đạt được những thỏa thuận có lợi, tạo dựng mối quan hệ lâu dài để cùng nhau hợp tác phát triển trong và sau quá trình đàm phán.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top