vuhaitien_2523

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Tìm hiểu trường nghĩa biểu vật trong truyện cười dân gian Việt Nam : Luận văn ThS. Ngôn ngữ học: 60 22 02 40
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Ngày: 2015
Miêu tả: Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015
Ngôn ngữ: vie
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................2
5. Ý nghĩa nghiên cứu........................................................................................................3
6. Bố cục của luận văn.......................................................................................................3
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát về nghĩa của từ...........................................................................................4
1.1.1. Nghĩa của từ là gì?................................................................................. 4
1.1.2. Cơ cấu nghĩa của từ............................................................................... 7
1.2. Các mối quan hệ ngữ nghĩa..................................................................................... 14
1.2.1. Đa nghĩa .............................................................................................. 14
1.2.2. Đồng nghĩa .......................................................................................... 17
1.2.3. Trái nghĩa ............................................................................................ 20
1.2.4. Trường từ vựng ................................................................................... 21
1.3. Khái quát về trường từ vựng - ngữ nghĩa............................................................... 22
1.3.1. Lí thuyết về trường nghĩa .................................................................... 22
1.3.2. Trường nghĩa biểu vật ......................................................................... 25
1.4. Khái quát về truyện cười trong văn học dân gian Việt Nam................................. 26
1.4.1. Thế nào là truyện cười?....................................................................... 26
1.4.2. Vai trò của truyện cười trong đời sống văn hóa của dân tộc............... 28
CHƢƠNG 2
TRƢỜNG NGHĨA BIỂU VẬT CỦA CÁC TỪ
TRONG TRUYỆN CƢỜI DÂN GIAN VIỆT NAM
2.1. Đặt vấn đề................................................................................................................. 32
2.2. Các trường nghĩa biểu vật của từ trong truyện cười dân gian Việt Nam ............. 33
2.2.1. Trường nghĩa biểu vật chỉ con người .................................................. 33
2.2.2. Trường nghĩa biểu vật chỉ động vật .................................................... 42
2.2.3. Trường nghĩa biểu vật chỉ thực vật ..................................................... 47
2.2.4. Trường nghĩa biểu vật chỉ đồ vật ........................................................ 502.2.5. Nghĩa biểu vật chỉ hiện tượng tự nhiên ............................................... 54
2.2.6. Tiểu kết................................................................................................ 58
CHƢƠNG 3
VAI TRÒ CỦA TRƢỜNG NGHĨA BIỂU VẬT ĐỐI VỚI VIỆC THỂ HIỆN
NỘI DUNG CỦA TRUYỆN CƢỜI DÂN GIAN VIỆT NAM
3.1. Đặt vấn đề................................................................................................................. 60
3.2. Vai trò của trường nghĩa biểu vật đối với đời sống giao tiếp cộng đồng. ............ 61
3.3. Vai trò của các trường nghĩa biểu vật của từ trong truyện cười dân gian ....... 64
3.3.1. Mua vui, giải trí ................................................................................... 65
3.3.2. Châm biếm, mỉa mai ........................................................................... 71
3.3.3. Phê bình, giáo dục ............................................................................... 79
3.4. Tiểu kết..................................................................................................................... 84
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 88
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa, lý thuyết trường nghĩa
đóng góp một phần rất quan trọng vào việc phân chia các lớp từ vựng cũng
như vạch ra mối quan hệ bản chất giữa các nhóm từ trong một lớp, giữa các
từ trong một nhóm. Khi đi sâu vào phân tích ngữ nghĩa từ vựng, lý thuyết
trường nghĩa còn cho chúng ta nhìn nhận một cách hệ thống về quá trình
phát triển của nghĩa từ và cơ cấu nghĩa của nó. Chính vì thế khi nhắc đến
cơ cấu nghĩa của từ, người ta thường nhắc đến bốn loại nghĩa: nghĩa biểu
vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái và nghĩa ngữ pháp. Trong luận văn
này, chúng tui tập trung nghiên cứu nghĩa biểu vật. Sở dĩ, chúng tui chọn
loại nghĩa này là vì trước hết nghĩa biểu vật phản ánh sự tri nhận hiện thực
khách quan của con người và cách nhìn của cộng đồng ngôn ngữ về thế
giới nói chung. Đồng thời nghĩa biểu vật cũng phản ánh lối tư duy đặc
trưng của một dân tộc, cũng như lối suy nghĩ và cách gọi tên các sự vật của
con người.
Trong văn học dân gian, có nhiều thể loại: truyện cổ tích, truyện ngụ
ngôn, truyền thuyết,… Tất cả các thể loại đó đều có đặc điểm chung ghi lại
lối tiếp cận của con người, và truyện cười là một trong những thể loại mang
nhiều đặc trưng văn hóa dân gian hơn cả. Đã có nhiều nghiên cứu khái
quát, vĩ mô về truyện cười dân gian, song chưa có nhiều đề tài nghiên cứu
về loại nghĩa biểu vật hay trường nghĩa biểu vật trong truyện cười dân gian.
Chính vì thế mà chúng tui chọn truyện cười làm đối tượng nghiên cứu,
thông qua những câu chuyện cười dân gian để tìm hiểu lối suy nghĩ, lối
biểu cảm của người Việt trong việc định danh các sự vật.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là khảo sát các nhóm từ vựng có ý nghĩa biểu
vật trong truyện cười dân gian. Từ đó đi tìm hiểu mối quan hệ giữa ý nghĩa2
biểu vật với việc sử dụng nó vào nội dung của truyện cười dân gian Việt
Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là khảo sát những nhóm từ vựng
chỉ ý nghĩa biểu vật trong truyện cười dân gian Việt Nam. Trên cơ sở việc
phân tích ý nghĩa biểu vật của từ, luận văn muốn tìm lối suy nghĩ về cách
gọi tên các sự vật của người Việt. Từ đó, luận văn có một cách nhìn nhận
về mối quan hệ của nghĩa biểu vật với nội dung phản ánh của các truyện
cười dân gian Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trường nghĩa biểu vật của các từ
trong truyện cười dân gian Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi biểu vật trong văn học dân gian nói chung, và trong truyện
cười nói riêng có khá nhiều, như biểu vật chỉ địa danh, biểu vật chỉ tên
riêng, biểu vật chỉ màu sắc,... Tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn,
chúng tui chỉ tập trung đến các biểu vật có liên quan trực tiếp đến đời sống
của cộng đồng người Việt. Cụ thể, đó là những biểu vật chỉ con người, biểu
vật chỉ đồ vật, biểu vật chỉ hiện tượng tự nhiên, biểu vật chỉ động vật, biểu
vật chỉ thực vật.
Chúng tui dựa vào các truyện cười dân gian Việt Nam, thông qua
cuốn: “Truyện cười dân gian Việt Nam chọn lọc”, Nxb Văn học 2011.
Cuốn truyện cười chọn lọc gồm 128 truyện cười có độ dài ngắn cũng
như nội dung khác nhau.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu của đề tài này là phân tích thành tố ý nghĩa và
miêu tả trường nghĩa biểu vật của từ, để thấy được cách sử dụng các biểu
vật của từ như là một phương tiện thể hiện nội dung trong truyện cười,
cũng như tác dụng của các biểu vật ấy trong truyện cười dân gian.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng nhiểu phương pháp và thủ pháp khác
như: thống kê, so sánh và lập sơ đồ bảng biểu,...
5. Ý nghĩa nghiên cứu
- Về mặt lý luận: việc tìm hiểu trường nghĩa biểu vật trong truyện
cười dân gian Việt Nam góp phần bổ sung những lí thuyết nghiên cứu về từ
vựng ngữ nghĩa, đồng thời đem đến một bức tranh ngữ nghĩa mang đậm
văn hóa dân gian của người Việt thông qua những truyện cười dân gian.
Hơn thế nữa, việc nghiên cứu trường nghĩa biểu vật của từ trong giai đoạn
hiện nay, nhất là các phạm trù định danh đã góp phần không nhỏ trong xác
định bức tranh ngôn ngữ về thế giới của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ.
- Về mặt thực tiễn: việc khảo sát trường nghĩa biểu vật của từ trong
truyện cười giúp cho chúng ta hiểu hơn về lối định danh sự vật của người
Việt, qua đó thấy được những nét đặc trưng văn hóa của người Việt xưa,
đồng thời cũng góp phần bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân gian của
người Việt. Một phần không thể thiếu của đề tài này là bổ sung thêm tư liệu
dạy và học truyện cười trong chương trình phổ thông theo hướng tích hợp
và tích cực.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần nội dung của luận văn gồm có 3
chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
- Chương 2: Trường nghĩa biểu vật của từ trong truyện cười dân gian
Việt Nam.
- Chương 3: Vai trò của trường nghĩa biểu vật của từ trong nội dung
của truyện cười dân gian Việt Nam.4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát về nghĩa của từ
1.1.1. Nghĩa của từ là gì?
“Nghĩa của từ” là một trong những khái niệm quan trọng nhất của
ngôn ngữ học. Có nhiều cách lí giải khác nhau về khái niệm này. Dưới đây
là một số quan niệm, cũng như cách giải thích về nghĩa của từ ở trên thế
giới và ở Việt Nam.
1.1.1.1. Trên thế giới
A.I.Smirnitckiy quan niệm: “nghĩa của từ là sự phản ánh hiển
nhiên của sự vật , hiện tượng hay quan hệ trong ý thức (hay là sự cấu tạo
tâm lí tương tự về tính chất, hình thành trên sự phản ánh những yếu tố
riêng rẽ của thực tế ) nằm trong cấu trúc của từ với tư cách là mặt bên
trong của từ và so với nghĩa thì ngữ âm của từ hiện ra như vỏ vật chất cần
thiết không phải chỉ để biểu thị và trao đổi nghĩa đó với những người khác
mà còn cần thiết cho sự nảy sinh, hình thành, tồn tại và phát triển của
nghĩa” (Dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp [15, tr 119]).
Với cách lí giải về nghĩa của từ là quy nó về mối quan hệ giữa từ và
đối tượng. A. A. Reformatskiy cho rằng: “Nghĩa, đó là quan hệ của từ với
sự vật, hiện tượng mà nó biểu thị, đó là quan hệ của sự kiện ngôn ngữ với sự
kiện ngoài ngôn ngữ”. (Dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp [15, tr 120]). Đồng
quan điểm này, có V.A. Arlomov và A.C.Chikobava cho rằng: “Nghĩa của
từ là sự lệ thuộc của nó với sự vật, hiện tượng của thế giới hiện thực. (Dẫn
theo Nguyễn Thiện Giáp [15, tr 120]). Nghĩa của từ là mối liên hệ của từ
với sự vật của thực tế” (Dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp [15, tr 120]).
Quan điểm cho nghĩa của từ là quan hệ nhưng không phải là quan hệ
giữa từ và đối tượng mà là quan hệ giữa từ và khái niệm, biểu tượng. P. A.
Budagov viết: “...có thể gọi nghĩa của từ là mối liên hệ được hình thành về
mặt lịch sử giữa âm thanh của từ và sự phản ánh của sự vật hay hiện
tượng, sự phản ánh đó nảy sinh trong nhận thức của chúng ta và được biểu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
hiện trong bản thân từ” (Dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp [15, tr 120]).
B.N.Golovin cũng phát biểu tương tự: “...sự thống nhất của sự phản ánh vỏ
vật chất của từ và sự vật tương ứng chúng tui sẽ gọi là nghĩa”. (Dẫn theo
Nguyễn Thiện Giáp [15, tr 120]).
Có thể nói, quan niệm này bắt nguồn từ học thuyết của F.de Saussure
về bản chất hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ.
Theo F.de Saussure: “nghĩa là quan hệ giữa cái biểu hiện
(significant) và cái được biểu hiện (signifie), trong đó cái biểu hiện không
phải là bản thân tổ hợp ngữ âm cụ thể mà là hình ảnh tâm lí của nó và cái
được biểu hiện là tư tưởng” [12].
Kế tục F.de Saussure, St. Ullman, cho rằng: “nghĩa của từ là mối
liên hệ liên tưởng giữa âm thanh của từ - name và nội dung khái niệm -
sense của nó” [53].
Với sự ra đời của chủ nghĩa kết cấu hiện đại, nghĩa của từ lại được
quan niệm là mối quan hệ giữa các từ với nhau.
Ju.D.Aprecjan viết: "...nội dung ngữ nghĩa của từ không phải là cái
gì tự thân. Nó hoàn toàn bị quy định bởi những mối quan hệ được hình
thành trong hệ thống những sự đối lập của từ này với từ khác cũng thuộc
trường ấy” (Dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp [15, tr 120]).
Những nhà ngôn ngữ học miêu tả Mĩ quan niệm “phân bố theo nghĩa
rộng” chính là nghĩa từ vựng. Miêu tả nghĩa của từ thực chất là miêu tả sự
phân bố của nó.
Những người theo thuyết chức năng mà thay mặt nổi tiếng của họ là
Witgenstein và J.Rile lại cho nghĩa của từ là chức năng, là vai trò từ đảm
nhận trong ngôn ngữ. Vì vậy, biết một từ nói lên cái gì chẳng qua là biết
những quy tắc sử dụng từ này mà thôi.
Một quan điểm nữa về ý nghĩa của từ là quan niệm của những người
theo chủ nghĩa hành vi. Người thay mặt của phái này là Morris. Ông cho
nghĩa của từ là “khả năng hành động có sẵn”, là “sự sẵn sàng hành động6
theo một cách nhất định do các từ gây nên” (Dẫn theo Nguyễn
Thiện Giáp [15, tr 120]).
1.1.1.2. Ở Việt Nam
Trên cơ sở tiếp thu những quan điểm nghĩa của từ của các nhà ngôn
ngữ học, cũng như của các trường phái về ngôn ngữ trên thế giới, các nhà
ngôn ngữ học Việt Nam cũng đưa ra cách hiểu của mình về vấn đề này như
sau:
Với quan điểm cho rằng nghĩa của từ là một bản thể nào đó (đối
tượng, khái niệm hay sự phản ánh, v.v.), Nguyễn Văn Tu cho rằng “Nghĩa
của từ là sự vật, hành động, tính chất ngoài thực tế khách quan mà từ biểu
thị” [45], hay Đỗ Hữu Châu cho rằng "nghĩa của từ là sự phản ánh hiển
nhiên của sự vật, hiện tượng hay quan hệ trong ý thức..." [4].
Trong giáo trình “Ngữ nghĩa học”, Đỗ Việt Hùng nhận định “Nghĩa
của từ là toàn bộ nội dung tinh thần xuất hiện trong suy nghĩ của một
người bản ngữ khi người đó tiếp xúc (tạo lập hay lĩnh hội) với một hình
thức âm thanh ngôn ngữ nhất định” [22].
Nguyễn Thiện Giáp cũng đồng quan điểm với A. A. Reformatskiy, ông
cho rằng: "nghĩa, đó là quan hệ của từ với sự vật, hiện tượng mà nó biểu thị,
đó là quan hệ của sự kiện ngôn ngữ với sự kiện ngoài ngôn ngữ" ..." [15].
Hoàng Văn Hành cho rằng: “Nghĩa của từ không phải chỉ là hệ quả
của quá trình nhận thức, mà còn là hệ quả của các quá trình có tính chất
tâm lí xã hội, có tính chất lịch sử nữa” [21].
Hoàng Phê cũng đến kết luận rằng: “Nghĩa của từ, nói chung là một
tập hợp những nét nghĩa có quan hệ quy định lẫn nhau; giá trị của các nét
nghĩa không như nhau (giữa các nét nghĩa có quan hệ cấp bậc), biểu hiện ở
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
khả năng tham gia khác nhau vào việc thực hiện chức năng thông báo; các
nét nghĩa có tính độc lập tương đối, biểu hiện ở khả năng độc lập tổ hợp và
tác động qua lại với những nét nghĩa của những từ khác khi từ tổ hợp với
nhau”[31].
Trong cuốn sách “Những vấn đề dạy và học tiếng Việt trong nhà
trường”, Nguyễn Đức Tồn trình bày quan điểm của mình về khái niệm
nghĩa của từ. Theo tác giả, “nghĩa của từ là một hiện tượng tâm lí, tinh
thần, nghĩa của từ là cái xuất hiện (hay được gợi lên) trong trí óc mọi
người khi nghe thấy (hay đọc) từ ấy”[43]. Tác giả cũng cho rằng, “cũng
có nghĩa là nghĩa của từ không thể nhìn thấy, nghe thấy, hay động chạm
đến được… bằng năm giác quan” [43]. Để hiểu và nhận biết được nghĩa
của từ, mỗi người chỉ có thể tự cảm nhận trong trí não.
Trên đây chưa phải là toàn bộ các quan niệm về nghĩa của từ nhưng
đó là những quan niệm chính thay mặt cho các trường phái cũng như các
hướng nghiên cứu chính trong ngôn ngữ học. Tùy theo mục đích và
phương pháp luận nghiên cứu, có thể có những quan niệm khác nhau về
nghĩa của từ. Nhưng nhìn chung các ý kiến bàn về nghĩa của từ, chúng ta
thấy nổi lên hai khuyh hướng sau:
- Cho nghĩa của từ là một bản thể nào đó (đối tượng, khái niệm,
sự phản ánh,…)
- Cho nghĩa của từ là một quan hệ nào đó (quan hệ của từ với đối
tượng hay quan hệ của từ với khái niệm,…)
1.1.2. Cơ cấu nghĩa của từ
Cũng từ những quan niệm trên cho chúng ta hiểu: khi nói đến ý
nghĩa của từ, ta cần hiểu rằng đó là một tập hợp của những thành
phần ý nghĩa khác nhau, ứng với các chức năng khác nhau của từ. Khi
nhắc đến nghĩa của từ, người ta thường nhắc đến 4 loại nghĩa sau: nghĩa
biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái và nghĩa ngữ pháp. Tùy vào mục8
đích nghiên cứu của từng đề tài, mà mỗi loại nghĩa này được vận dụng hay
làm rõ ở một khía cạnh cụ thể.
Trong các sách giáo khoa và sách nghiên cứu về từ vựng ngữ nghĩa,
tuy về đại thể , các tác giả giống nhau về quan niệm nhưng cách giải thích,
cách minh họa bằng những ví dụ khác nhau.
Trong giáo trình “Từ vựng học tiếng Việt”, dựa trên ý nghĩa của từ,
Nguyễn Thiện Giáp phân chia thành 4 loại nghĩa chính: nghĩa sở chỉ, nghĩa
sở biểu, nghĩa sở dụng và nghĩa kết cấu. Ông giải thích rõ các thành tố ngữ
nghĩa: nghĩa sở chỉ là quan hệ với đối tượng mà từ biểu thị; nghĩa sở biểu là
quan hệ của từ với biểu tượng, khái niệm; nghĩa sở dụng là quan hệ của từ
với người sử dụng; nghĩa kết cấu là quan hệ của từ đa dạng và phức tạp với
các từ khác [15].
Đỗ Hữu Châu đi sâu về mặt ngữ nghĩa học và ông cho rằng ba thành
phần ý nghĩa (nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái) được gọi
chung là ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa từ vựng thường được đối lập với thành
phần ý nghĩa thứ tư là: ý nghĩa ngữ pháp ứng với chức năng ngữ pháp. Các
thành phần nghĩa trên không phải chỉ từ mới có mà các đơn vị ngôn ngữ
trong văn bản lớn hơn từ cũng có. Tuy nhiên, chúng ta chỉ bàn tới các thành
phần ý nghĩa trong từ.
Ngoài 4 thành phần ý nghĩa trên, có tác giả còn nói tới nghĩa
hành vi. Đó là những phản ứng tâm lí, những phản ứng hành động mà
một từ có thể gây ra ở người nghe.
Có tác giả nói tới ý nghĩa cấu trúc của từ cho rằng ý nghĩa cấu trúc là
do quan hệ giữa từ với từ về mặt ngữ nghĩa trong ngôn ngữ mà có. Đúng là
các thành phần ý nghĩa kể trên, từ ý nghĩa biểu vật cho đến ý ngữ pháp
không phải chỉ do quan hệ giữa từ với những yếu tố ngoài ngôn ngữ mà có.
Chúng còn do quan hệ về ý nghĩa giữa từ này với từ khác trong ngôn ngữ
qui định trên.
Các ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp có tính chất tương đối cố
định, bền vững, chúng là những sự kiện thuộc cấu trúc ngữ nghĩa của ngôn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
ngữ. Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tui chỉ đề cập đến
mặt ý nghĩa biêủ vật của từ.
Thực ra khi nói đến nghĩa biểu vật, cũng có nhiều quan điểm được
đưa ra. Ở trong mỗi một công trình, các tác giả đưa ra những cách hiểu hay
những quan điểm khác nhau về vấn đề này. Có quan điểm đồng nhất với
nhau, nhưng cũng có quan điểm khác biệt nhau hoàn toàn.
Trong giáo trình “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, các tác giả Mai
Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến hiểu nghĩa biểu
vật (denotative meaning): “Là liên hệ giữa từ với sự vật (hay hiện tượng,
thuộc tính, hành động,...) mà nó chỉ ra. Bản thân sự vật, hiện tượng, thuộc
tính, hành động,... đó, người ta gọi là biểu vật hay cái biểu vật (denotat).
Biểu vật có thể hiện thực hay phi hiện thực, hữu hình hay vô hình, có bản
chất vật chất hay phi vật chất. Ví dụ: đất, trời, mưa, nắng, nóng, lạnh, ma,
quỷ, thánh, thàn, thiên đường, địa ngục,...”[7]
Theo các tác giả Lê Đình Tư và Vũ Ngọc Cân: “Ý nghĩa biểu vật còn
được gọi là ý nghĩa sự vật hay ý nghĩa sở chỉ. Đây là thành phần ý nghĩa liên
quan đến chức năng biểu thị sự vật/hiện tượng của từ. Ý nghĩa này phản ánh
bản thân các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan hay đặc trưng, tính
chất… của chúng” [44].
Tuy nhiên, đối tượng mà từ biểu thị lại không phải là một sự vật hay
hiện tượng cụ thể, đơn lẻ nào của thực tế khách quan mà là một sự vật hay
hiện tượng mang tính khái quát có thể thay mặt cho các sự vật hay hiện
tượng cùng loại. Thật vậy, từ "bàn" trong tiếng Việt được dùng để chỉ mọi
cái bàn có thể có trong thực tế khách quan, cho dù đó là bàn gỗ, bàn sắt,
bàn vuông, bàn tròn, bàn ba chân, bàn bốn chân… Từ "bàn" chỉ có thể có
được khả năng ấy, nếu nó không gắn với một cái bàn cụ thể nào cả. Nói
cách khác, “cái bàn” mà từ "bàn" trong tiếng Việt biểu thị là một cái bàn
chung chung, một cái bàn đã được khái quát hoá để đưa vào ngôn ngữ. Nhờ
đó, trong hoạt động giao tiếp, từ "bàn" sẽ ứng được với tất cả những cái bàn10
cụ thể, bằng cách gợi lên trong tâm lý người sử dụng ngôn ngữ hình ảnh
của những cái bàn mà họ muốn nói tới.
Do vậy, có thể nói: ý nghĩa biểu vật của từ là hình ảnh chung nhất
của tất cả các sự vật, hiện tượng cùng loại mà từ có thể gọi tên hay gợi ra.
hay cũng có thể nói theo cách khác: Sự tương ứng giữa từ và sự vật hay
hiện tượng là sự tương ứng mang tính tổng loại (toàn loại) chứ không phải
sự tương ứng theo kiểu một – một. Điều này cũng đúng với cả những
trường hợp mà ý nghĩa biểu vật của từ là một sự vật duy nhất thuộc loại, ví
dụ như trường hợp các từ: mặt trời, mặt trăng hay thượng đế chẳng hạn,
bởi lẽ ngay cả trong các trường hợp này, từ cũng loại bỏ mọi biểu hiện
riêng biệt của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, chỉ giữ lại
những gì chung nhất, tức là những cái có tính chất tổng loại. Ví dụ: từ "mặt
trăng" chỉ biểu thị một mặt trăng chung chung, mà trong thực tế có thể ứng
với "trăng non", "trăng rằm", "trăng mùa hạ", "trăng mùa thu", v.v…
Như vậy, ý nghĩa biểu vật của từ không phải là sự vật hay hiện tượng
đúng như nó tồn tại trong thực tế khách quan mà là một sự vật, hiện tượng
thuộc phạm trù ngôn ngữ, là sự phản ánh các sự vật, hiện tượng của thực tế
khách quan vào trong ngôn ngữ. Cho nên, sự vật/hiện tượng do từ biểu thị
được gọi là "cái biểu vật" (denotat). Cái biểu vật chính là hình ảnh chung
nhất về sự vật/ hiện tượng mà từ gợi ra và có thể khác nhau giữa các ngôn
ngữ, thậm chí giữa các cá nhân, do đặc điểm hiện thực của mỗi dân tộc hay
của mỗi người. Ví dụ: Hình ảnh "cánh đồng" trong tâm trí người Nga, người
Pháp và người Việt không hoàn toàn giống nhau.
Trong cuốn sách mới viết gần đây, Đỗ Việt Hùng cho rằng: “Nghĩa
của từ có thành phần biểu vật, tức mối liên hệ với sự vật, hiện
tượng…trong thực tế khách quan. Nhưng ý nghĩa biểu vật của từ mang tính
khái quát, nó được trừu tượng hóa khỏi những biểu hiện cụ thể của sự vật,
hiện tượng”[22].
Ông cũng cho rằng, sự khái quát của nghĩa biểu vật trở nên xác định
khi từ được sử dụng. Khi sử dụng, nghĩa biểu vật của từ tương ứng với
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
những sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất,…cụ thể, xác định. Sự tương
ứng giữa nghĩa của từ với sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan được
gọi là sự chiếu vật, hay sự hiện thực hóa nghĩa của từ trong sử dụng.
Song, ngay cả khi sử dụng, nghĩa biểu vật của từ vẫn còn chứa
những đặc điểm khái quát. Nói “cái bàn này” là từ (cái) bàn đã có nghĩa
chiếu vật vào một đồ vật cụ thể với những đặc điểm riêng của nó. Tuy
nhiên, người nghe không thể chú ý vào đặc điểm đó mà vẫn tri nhận (cái)
bàn với những đặc điểm khái quát.
Trong giáo trình Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu cũng
đã phân tích rất kỹ về ý nghĩa biểu vật, đồng thời ông cũng chỉ ra những
quan điểm dễ gây hiểu lầm về nghĩa biểu vật:
“Sự vật hiện tượng, đặc điểm… ngoài ngôn ngữ, được từ biểu thị tạo
nên ý nghĩa biểu vật của từ” [3].
Quan niệm này ông cho rằng: ý nghĩa biểu vật trùng hợp hoàn toàn
với sự vật, hiện tượng, tính chất…trong thực tế khách quan.
Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra rằng trong từ vựng của tất cả các ngôn ngữ, có
một bộ phận lớn câc từ mà ý nghĩa biểu vật của chúng trùng hợp với sự vật,
biểu vật, biểu tượng tính chất…ngoài ngôn ngữ. Đó là các từ nghề nghiệp và
thuật ngữ khoa khọc.
Nhưng đối với các từ thông thường thì sự chia cắt thực tế khách quan
khác nhau trong ngôn ngữ học và ý nghĩa biểu vật. Ngôn ngữ học đã phát
hiện ra hiện tượng được gọi là sự chia cắt thực thể khách quan khác nhau
trong từng ngôn ngữ. Thực thể khách quan về cơ bản đồng nhất đối với mọi
dân tộc, với mọi ngôn ngữ. Song mỗi ngôn ngữ lại có những tên gọi ứng
với những bộ phận không đồng đều, ứng với những đoạn cắt không trùng
ranh giới của thực thể. .
Như thế, ý nghĩa biểu vật không phải là sự vật, hiện tượng ...y như
chúng có thực trong thực tế. Chúng chỉ bắt nguồn từ đó mà thôi.
3. Với các chủ đề ở trên được tìm hiểu, phần lớn các trường biểu vật
đều thuộc hai trường nghĩa chính: trường nghĩa biểu vật chỉ con người và
trường nghĩa biểu vật chỉ đồ vật. Trong truyện cười, những trường nghĩa
chỉ động vật, trường nghĩa chỉ thực vật, trường nghĩa chỉ hiện tượng tự
nhiên chỉ đóng vai trò làm nền cho hai trường trên. Có nghĩa là, sự xuất
hiện của các biểu vật chỉ động vật, thực vật hay biểu vật chỉ hiện tượng tự
nhiên, chủ yếu là dạng ẩn ý một nội dung nào đó, hay ẩn dụ, so sánh hoặc
liên tưởng của những nhân vật, sự việc nào đó trong câu chuyện. Chính vì
thế mà sự có mặt của các trường nghĩa trong mỗi chủ đề là hoàn toàn khác
nhau.
4. Ở mỗi một chủ đề khác nhau, các trường lại có mức độ sử dụng
cũng như phạm vi ảnh hưởng khác nhau. Chẳng hạn, ở nội dung mua vui –
giả trí, tác giả chủ yếu sử dụng trường biểu vật chỉ con người, ở nội dung
châm biếm – mỉa mai, những biểu vật thuộc trường biểu vật chỉ hoạt động
con người cùng với những biểu vật chỉ động vật nuôi có số lượng biểu vật
xuất hiện với tần số cao,… trong khi đó những biểu vật chỉ thực vật và hiện
tượng tự nhiên có tần số xuất hiện của biểu vật thấp.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top