Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu một số lý luận về rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên



MỤC LỤC
I. Phần mở đầu. 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu. 2
3. Đối tượng nghiên cứu. 2
4. Phương pháp nghiên cứu. 2
II. Nội dung nghiên cứu. 2
1. Sơ lược vấn đề nghiên cứu. 2
1.1 Các nghiên cứu ngoài nước. 2
1.2 Các nghiên cứu trong nước 3
2. Các khái niệm cơ bản. 4
2.1 Khái niệm “hành vi” 4
2.2 Khái niệm “rối nhiễu hành vi” 5
3. Một số đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên 7
4. Rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên. 8
4.1 Định nghĩa rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên. 8
4.2 Phân biệt rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên và các thuật ngữ liên quan đến mục bệnh này. 9
4.3 Các biểu hiện chính của rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên 10
4.4 Các tiêu chuẩn chẩn đoán. 15
4.5 Nguyên nhân rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên. 15
4.5.1 Nhân tố di truyền 15
4.5.2 Nhân tố môi trường 16
4.6 Điều trị rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên. 17
III. Kết luận và kiến nghị. 18
Đề tài niên luận: Tìm hiểu một số lý luận về rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên.
Sinh viên: Nguyễn Thu Trang
Lớp: k50 – Tâm lý học.
I. Phần mở đầu.
1. Lý do chọn đề tài.
Trong quá trình phát triển, ý thức của trẻ được hình thành theo các giai đoạn với các mức độ phát triển từ thấp đến cao và được biểu hiện ra bằng những hành vi, lời nói, cử chỉ... của trẻ trong sinh hoạt hàng ngày (học tập, vui chơi...). Trẻ được gia đình, nhà trường truyền thụ những tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm sống... để định hướng cho sự phát triển nhân cách, nhằm làm cho trẻ phát triển một cách đầy đủ nhất cả về vật chất lẫn tinh thần. Hay nói cách khác là chuẩn bị những điều kiện cần và đủ cho sự phát triển của những chủ nhân tương lai của đất nước.
Tuy nhiên, trong quá trình đó vẫn có những trẻ, đặc biệt là những trẻ vị thành niên mà sự phát triển của nó bị lệch khỏi những chuẩn mực, những quy tắc của xã hội. Trong đó, những trẻ phát triển lệch chuẩn biểu hiện rất nhiều qua hành vi của chúng. Trong tâm lý học lâm sàng như trong tâm bệnh học gọi hiện tượng này là rối nhiễu hành vi.
Rối nhiễu hành vi gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cá nhân trẻ vị thành niên, đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Trong xã hội, nếu có nhiều trẻ bị rối nhiễu hành vi sẽ gây ảnh hưởng đến an toàn xã hội, tác động tiêu cực gián tiếp đến sự phát triển nói chung của xã hội.
Nghiên cứu về vấn đề này nhằm hạn chế, ngăn chặn những nguyên nhân dẫn đến rối nhiễu hành vi, tạo môi trường tốt nhất cho sự phát triển lành mạnh của trẻ vị thành niên.
Có thể nói đây là một vấn đề mang rất nhiều tính cấp thiết trong xã hội, càng ngày càng có nhiều người biết đến và dành nhiều sự quan tâm đến nó. Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề này, và từ trong quá trình học tập trên lớp, vấn đề rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên đã tạo nên nhiều hứng thú mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn. Đó cũng chính là lý do chọn đề tài này của em.
2. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua việc đọc các tài liệu nghiên cứu thực tế và các tài liệu nghiên cứu lý luận trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi nhằm khái quát hóa các vấn đề sau:
• Thực trạng về rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên hiện nay.
• Nguyên nhân của thực trạng này.
• Đề xuất, kiến nghị nhằm giảm rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là: rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: phương pháp nghiên cứu tài liệu.
II. Nội dung nghiên cứu.
1. Sơ lược vấn đề nghiên cứu.
Rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên đã được nghiên cứu và nhắc đến trong rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học, nhà tâm thần học trong nước và ngoài nước.
Trong phạm vi nghiên cứu của một đề tài niên luận, em xin được đề cử một vài nghiên cứu:
1.1 Các nghiên cứu ngoài nước.
X.N.Miaxisshev đã có công trình nghiên cứu rối nhiễu hành vi và chỉ ra: rối nhiễu hành vi là một căn bệnh của nhân cách có căn nguyên tâm lý. Sự rối loạn các quan hệ đóng vai trò xuất phát điểm và quyết định. Từ những rối nhiễu đó dẫn đến rối nhiễu sự tiếp nhận và rối nhiễu các chức năng tâm lý tùy theo cách tiếp nhận và xử lý hiện thực thế nào.
Ông nhấn mạnh nguyên nhân chính làm phát sinh rối nhiễu hành vi ở trẻ em và con người nói chung là do sự mâu thuẫn tâm lý, nghĩa là sự mâu thuẫn nội tâm.
Xixon, M.M Model và L.L.Galpêrin (1935) đã chỉ ra rằng: theo sự gia tăng theo tuổi, những xung đột nội tâm do phát triển khả năng tự đánh giá, yêu cầu với bản thân và khả năng xử lý nội tâm. Các tác giả còn quan sát thấy những phản ứng rối nhiễu hành vi xuất hiện do sinh con thứ hai trong gia đình.
Trong tập phân loại bệnh quốc tế 10F do các nhà tâm thần có uy tín trên thế giới nghiên cứu và phân loại, đã phân loại rối nhiễu hành vi thành 3 mục và lưu trong phân mục F91:
F91- 0 : rối nhiễu hành vi khu trú trong môi trường gia đình.
F91-1 : rối nhiễu hành vi ở những người kém thích ứng với xã hội.
F91-2 : rối nhiễu hành vi ở những người còn thích ứng với xã hội.
Trong DSM 4 - tập phân loại bệnh của các nhà tâm lý học Mỹ, đã đưa ra 15 tiêu chuẩn chẩn đoán và chia thành 4 nhóm chủ yếu:
• Xâm hại người khác hay súc vật.
• Phá hoại tài sản (hành vi xâm hại gây tổn thất tài sản)
• Lừa đảo hay trộm cắp
• Vi phạm nghiêm trọng các luật lệ
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Năm 1989, Viện tâm thần học Việt Nam đã nghiên cứu 124194 thanh thiếu niên thì có tới 21960 em có biểu hiện rối nhiễu hành vi. Và trong đó tỷ lệ trẻ nam mắc bệnh thì cao hơn ở trẻ nữ.
Giáo sư Nguyễn Việt đã nghiên cứu và đưa ra một số phương pháp chuẩn đoán và điều trị rối nhiễu hành vi. Trong đó, ông cũng đã nghiên cứu thuyết tập nhiễm của Watson, Skiner, Wolop và phát biểu nó như sau: tất cả những rối loạn hành vi đều là những hành vi đã bắt chước, tiêm nhiễm trong quá trình hành động ở các môi trường gia đình và xã hội.
Giáo sư Đặng Phương Kiệt cũng đã nghiên cứu nhiều về rối loạn hành vi, từ các nghiên cứu của mình, ông đã chỉ ra rằng: nguyên nhân dẫn đến rối loạn hành vi là stress gia đình, được hiểu là những căng thẳng trong gia đình do cha mẹ ly dị, mất người thân, do bố mẹ trộm cắp...
Bác sĩ Nguyễn Văn Siêm hiện đang tham gia giảng dạy bộ môn Tâm lý học lâm sàng của khoa Tâm lý học trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, cũng là một trong những người đã nghiên cứu rất nhiều về rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên. Từ những công trình nghiên cứu của mình và qua tham khảo những công trình nghiên cứu khác, ông đã đưa ra những lý luận chung về rối nhiễu hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên, những lý luận này hiện đang sử dụng làm giáo trình học tập cho sinh viên khối tâm lý học lâm sàng trong khoa.
Qua các nghiên cứu có thể thấy: nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rối loạn hành vi của trẻ vị thành niên là do các nhân tố từ bên ngoài như gia đình, xã hội... tác động vào trẻ.
2. Các khái niệm cơ bản.
2.1 Khái niệm “hành vi”
Có nhiều quan điểm khác nhau về hành vi, các nhà sinh vật học thì cho rằng: hành vi là cách sống và hoạt động của cá nhân trong môi trường nhất định, dựa trên sự cần thiết thích nghi tối thiểu của cơ thể đối với môi trường. Quan niệm như thế đã khiến cho hành vi của con người hoàn toàn bị sinh vật hóa, không có “tính người”, hành vi đối với họ chỉ là những hành động bản năng nhằm đáp ứng với môi trường sống.
Đối với nhà phân tâm học thì coi hành vi là cái hợp lực, cái thỏa hiệp bắt nguồn từ sự xung đột giữa nguyên tắc khoái cảm và nguyên lý thực tế, là những xung lực của “cái ấy” và những cấm kỵ của cái “siêu tôi” được thống hợp trong bản thân cái tôi. Song chủ yếu thì những hành vi đều có khởi nguồn từ vô thức và do vô thức điều khiển. Các nhà phân tâm đã quá nhấn mạnh tính vô thức của hành vi.
Theo quan điểm của tâm lý học Mác-xít, cả ý thức và hành vi đều tồn tại khách quan, tham gia một cách tích cực vào quá trình tác động của con người đối với thế giới xung quanh, với người khác và với chính bản thân mình. Khái niệm hành vi trong tâm lý học Mác-xít không tách rời khái niệm hoạt động mà hành vi là sự biểu hiện cụ thể ra bên ngoài của hoạt động.
Trong từ điển Tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện chủ biên có viết: hành vi – trong tiếng Anh là “behovio”. Trong tiếng Pháp có có hai từ tương đương là “comportement” và “conduit”, song hai từ này còn mang nghĩa là ứng xử. Từ ứng xử chỉ, mọi phản ứng của một cá nhân khi bị một yếu tố nào đó trong môi trường kích thích, các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong gộp thành một tình huống và tiến trình của ứng xử để thích ứng có định hướng nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh. Khi nhấn mạnh tính khách quan tức là các yếu tố bên ngoài kích thích cũng như phản ứng đều là những hiện tượng có thể quan sát được chứ không như tình ý bên trong thì nói là ứng xử, khi nhấn mạnh mặt định hướng, mục tiêu thì gọi là hành vi.
Từ những quan điểm về hành vi như trên thì có thể hiểu hành vi như sau: hành vi là những cử chỉ, ứng xử của con người và môi trường xung quanh do bị kích thích nhằm thích nghi với hoàn cảnh. Hành vi bao gồm các yếu tố bên ngoài và tình trạng cơ thể bên trong hợp thành một tình huống của ứng xử để thích ứng có định hướng nhằm giúp cho chủ thể thích nghi với hoàn cảnh.
2.2 Khái niệm “rối nhiễu hành vi”
Trong tập phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10, “rối nhiễu hành vi” được định nghĩa như sau:
“Rối nhiễu hành vi có đặc trưng là toàn bộ các hành vi chống đối xã hội, xâm phạm hay khiêu khích được lặp lại và kéo dài. Một hành vi như vậy trong hình thái

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thuongdiamond

New Member
Re: [Free] Tìm hiểu một số lý luận về rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
:D
 

thuongdiamond

New Member
Re: [Free] Tìm hiểu một số lý luận về rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên

có thể cho mình xin tài liệu được k ạ
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Tìm hiểu một số lý luận về rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top