Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời nói đầu
Lịch sử ở nhiều nước trên thế giới đã cho thấy, Kiểm toán Nhà nước ra đời rất sớm, đảm nhận chức năng quan trọng, không thể thiếu được của nhà nước pháp quyền trong quá trình kiểm soát, quản lý việc sử dụng nguồn tài chính công.Tại Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước được thành lập theo Nghị Định số 70/CP ngày 11 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ nhằm giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế Nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội có sử kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp; đánh giá sự tuân thủ pháp luật và hiệu quả hoạt động của các đơn vị được kiểm toán.
Sau hơn 10 năm hoạt động, Kiểm toán Nhà nước đã góp phần tăng cường đáng kể công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính công. Đã cung cấp cho các cơ quan quản lý Nhà nước các thông tin về thực trạng thu - chi ngân sách và công tác điều hành Ngân sách Nhà nước của các cấp, các ngành. Kiến nghị nhiều giải pháp nhằm xử lý các sai phạm phát hiện được trong quá trình kiểm toán để giúp Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có liên quan điều hành hiệu quả hoạt động quản lý của mình, góp phần tích cực ngăn chặn các tệ nạn tham ô, lãng phí, thất thoát công quỹ và tài sản quốc gia. Giúp cho Chính phủ, Quốc hội đưa ra các quyết định kịp thời trong việc lập lại kỷ cương đối với hoạt động tài chính nói riêng, trong quản lý nói chung.
Tuy vậy, những kết quả đạt được của Kiểm toán Nhà nước so với yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ và yêu cầu của nền kinh tế còn rất khiêm tốn. Nền kinh tế vẫn đang đứng trước nhiều thử thách, tệ nạn tham ô, lãng phí, tài sản công vẫn còn diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Chính vì vậy, đòi hỏi Kiểm toán Nhà nước phải tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động của mình, phải đổi mới cả về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật kiểm toán và nâng cao chất lượng đội ngũ Kiểm toán viên.. Có như vậy mới đáp ứng được những đòi hỏi của tình hình mới.
Thấy được tầm quan trọng trong việc nghiên cứu Bộ máy tổ chức và hoạt động cũng như những mặt đã đạt được và chưa đạt được của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam, em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu bộ máy tổ chức và hoạt động của cơ quan Kiểm toán Nhà nước tại Việt Nam” làm đề án cho môn học chuyên nghành của mình.
Ngoài lời nói đầu và kết luận đề tài bao gồm 3 phần chính:
Phần I: Lý luận chung về Kiểm toán Nhà nước
Phần II: Tổ chức bộ máy và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước tại Việt Nam
Phần III: Một số kiến nghị với hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
Em xin chân thành Thank Thầy giáo, Thạc sỹ Đinh Thế Hùng đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù đã có cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng do thời gian và kiến thức thực tế còn hạn chế nên chắc hẳn đề tài còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy giáo để đề tài hoàn thiện hơn.














Phần I: Lý luận chung về Kiểm toán Nhà nước

I. Lịch sử hình thành Kiểm toán Nhà nước trên thế giới
1. Tất yếu hình thành Kiểm toán Nhà nước
Sự hình thành, ra đời và phát triển của Kiểm toán Nhà nước gắn liền với sự hình thành, ra đời và phát triển của tài chính công mà chủ yếu là Ngân sách Nhà nước, xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của việc kiểm tra, kiểm soát việc chi tiêu ngân sách và công quỹ quốc gia từ phía Nhà nước.
Các cơ quan Kiểm toán Nhà nước trên thế giới đã lần lượt được hình thành theo tinh thần của Tuyên bố Lima (Peru-10/1977): “Việc sử dụng hợp lệ và hợp lý các nguồn kinh phí công là một trong những tiền đề cơ bản đối với việc sử dụng đúng đắn các nguồn tài chính công và hiệu lực của các quyết định do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Để đạt được mục đích nêu trên, nhất thiết mỗi quốc gia phải có một Cơ quan Kiểm toán tối cao mà tính độc lập của nó phải được xác lập bằng luật pháp. Sự tồn tại của một cơ quan như vậy càng cần thiết hơn vì các hoạt động của Nhà nước ngày càng mở rộng sang lĩnh vực xã hội và kinh tế; do vậy, sẽ vượt ra khỏi những giới hạn của nền tài chính công…”.
2. Vai trò của Kiểm toán Nhà nước
Kinh nghiệm nhiều năm của các nước đã khẳng định rằng, sự hiện diện và hoạt động của cơ quan Kiểm toán Nhà nước đã góp phần hữu hiệu vào việc thiết lập và giữ vững kỷ cương, kỷ luật tài chính, chấp hành Luật Ngân sách Nhà nước, phát hiện và ngăn chặn các hành vi tham nhũng, lạm dụng, tiêu xài phung phí tiền của Nhà nước. Kiểm toán Nhà nước thực sự đã trở thành bộ phận hợp thành không thể thiếu được trong hệ thống kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước. Vị trí, tác dụng của nó đã được xã hội công nhận và không một cơ quan chức năng nào khác thay thế được trong việc tăng cường kiểm soát, thực hiện mục đích sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực tài chính của các cơ quan công quyền, các tổ chức, đơn vị có sử dụng Ngân sách Nhà nước.

3. Sự hình thành Kiểm toán Nhà nước
Kiểm toán Nhà nước trên thế giới đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm nay nhất là ở các nước phát triển (Thí dụ: ở Cộng hòa Liên bang Đức đã có trên 280 năm, ở Pháp là 190 năm, ở Mỹ trên 150 năm, ấn Độ trên 100 năm…).
Kiểm toán Nhà nước được khẳng định như một chức năng, một công cụ quan trọng không thể thiếu được của hệ thống quyền lực nhà nước hiện đại.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, ở các nước trước đây quản lý nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung nay đang chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường đã rất quan tâm đến địa vị và vai trò của Kiểm toán Nhà nước. Chẳng hạn như ở Trung Quốc, Kiểm toán Nhà nước đã được thành lập khoảng 20 năm nay, có địa vị pháp lý là cơ quan ngang Bộ, ở Cộng hoà Liên bang Nga, Kiểm toán Nhà nước đã ra đời năm 1994, được giao những quyền hạn rất lớn, được đãi ngộ rất cao…
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phớ

17


- 56 -
đinh thế hùng-kiêm toán 44
Kết luận
Là một cơ quan mới thành lập, Kiểm toán Nhà nước phần nào đã xứng đáng với vị trí là cơ quan có quyền kiểm toán tối cao, với chức năng, chuyên môn, tính hiệu lực và hiệu quả cao. Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà nước cần được tổ chức, xây dựng để kiện toàn hơn nữa bộ máy cơ cấu, đảm bảo thực hiện đúng, đủ mọi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước được quy định theo pháp luật.
Địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước càng cao thì trọng trách đặt lên vai cơ quan này càng lớn. Vì vậy, đòi hỏi nâng cao hơn nữa địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước luôn phải đi đôi với sự lớn mạnh và phát triển không ngừng của tổ chức bộ máy và hoạt động của cơ quan.
Trong thực tế đặc biệt hiện nay, về thực trạng nền kinh tế trong nước, về mức độ phát triển của Việt Nam so với thế giới, và đặc biệt là so sánh tương quan giữa mục tiêu phát triển Đất nước và thực tế nấc thang phát triển của mình thì nhất thiết phải củng cố, tăng cường hoạt động kiểm toán, cụ thể là Kiểm toán Nhà nước. Để công cuộc cải cách hành chính của nước ta được thành công bước đầu thì phải có sự tham gia tích cực của Kiểm toán Nhà nước ở mọi nơi, mọi lúc.
Hoà cùng xu hướng trên của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam nói riêng, của Kiểm toán Nhà nước trên thế giới nói chung, em xin mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến đối với tổ chức bộ máy và hoạt động của cơ quan Kiểm toán Nhà nước Việt Nam. Với mong muốn khắc phục tối đa những hạn chế trong hoạt động Kiểm toán Nhà nước và kiểm toán nói riêng, của nền kinh tế đất nước nói chung, nâng dần vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top