daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết Mạc Ngôn từ góc nhìn liên văn hóa
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài và lĩnh vực nghiên cứu 1 2. Mục đích, nhiệm vụ 2 3. Đối tƣợng 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. 4 6. Đóng góp mới của luận án 5 7. Cấu trúc của luận án 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1. Nghiên cứu về Mạc Ngôn 6
1.1.1. Quan điểm của các học giả Trung Quốc 6 1.1.2. Quan điểm của các học giả phương Tây 13 1.1.3. Quan điểm của các học giả Việt Nam 15 1.2. Nghiên cứu về Mạc Ngôn dƣới góc độ văn hóa 21 1.2.1. Quan điểm của các học giả Trung Quốc 21 1.2.2. Quan điểm của các học giả phương Tây 23 1.2.3. Quan điểm của các học giả Việt Nam 25 1.3. Nghiên cứu Mạc Ngôn dƣới góc độ liên văn hóa 26 1.3.1. Quan điểm của các học giả Trung Quốc 27 1.3.2. Quan điểm của các học giả phương Tây 29 1.3.3. Quan điểm của các học giả Việt Nam `31 Tiểu kết chƣơng 1 35 CHƢƠNG 2: CỘI NGUỒN LIÊN VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT
MẠC NGÔN 37 2.1. Mạc Ngôn với liên văn hóa 37 2.1.1. Vấn đề liên văn hóa trong nghiên cứu văn học 37 2.1.2. Tiểu thuyết Mạc Ngôn và liên văn hóa 42 2.2. Tiền đề văn hóa truyền thống trong tiểu thuyết Mạc Ngôn 47 2.2.1. Quê hương Sơn Đông - Cao Mật 48 2.2.2. Nguồn gốc xuất thân 50

2.2.3. Tư tưởng văn hóa truyền thống Trung Hoa 51
2.3. Tiền đề văn hóa hiện đại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn 52
2.3.1. Vấn đề toàn cầu hóa và sự giao lưu văn hóa thế giới 53 2.3.2. Sự thay đổi về đường lối văn nghệ hiện đại của Trung Quốc 57 2.3.3. Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường 59 Tiểu kết chƣơng 2 61 CHƢƠNG 3: BIỂU TƢỢNG TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN TỪ
GÓC NHÌN LIÊN VĂN HÓA 63 3.1. Khái niệm biểu tƣợng và biểu tƣợng văn hóa 63 3.1.1. Biểu tượng 63 3.1.2. Biểu tượng văn hóa 64 3.2. Tiểu thuyết Mạc Ngôn - một thế giới biểu tƣợng liên văn hóa phong phú 66 3.3. Một số biểu tƣợng liên văn hóa tiêu biểu trong tiểu thuyết Mạc Ngôn 71 3.3.1. Biểu tượng Cao lương 71 3.3.1.1. Cao lương - Biểu tượng cho cuộc sống con người Trung Quốc 71 3.3.1.2.Caolương-Biểutượngchotínhcách,tinhthầnconngườitrongthờiđạimới 75 3.3.2. Biểu tượng bầu vú 78 3.3.2.1. Bầu vú - Biểu tượng tín ngưỡng phồn thực 79 3.3.2.2. Bầu vú - Biểu tượng cho vẻ đẹp hoàn mỹ của con người 83 3.3.2.3. Bầu vú - Biểu tượng cho sự che chở của người mẹ 86 3.3.3. Biểu tượng Ếch 89 3.3.3.1. Ếch - Biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở và hồi sinh 89 3.3.3.2. Ếch - Biểu tượng cho sự hủy diệt 94 3.3.4. Biểu tượng giấc mơ 97 3.3.4.1. Giấc mơ - Sự hữu hình hóa những ám ảnh trong cuộc đời thực 97 3.3.4.2. Giấc mơ - Những góc khuất trong tâm hồn và nhân cách con người 101 Tiểu kết chƣơng 3 105 CHƢƠNG 4: NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN TỪ
GÓC NHÌN LIÊN VĂN HÓA 106 4.1. Quan niệm về nhân vật trong tiểu thuyết 106 4.2. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn từ góc nhìn liên văn hóa 107 4.3. Một số kiểu nhân vật liên văn hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn 111

4.3.1. Nhân vật kỳ tài 112 4.3.2. Nhân vật anh hùng 121 4.3.3. Nhân vật hóa thân, đội lốt 128 4.3.4. Nhân vật người phụ nữ 137 Tiểu kết chƣơng 4 147 KẾT LUẬN 148 1. Những kết luận khoa học chủ yếu 148 2.Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

-1-
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài và lĩnh vực nghiên cứu.
1.1. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng vào nhiều ngành khoa học khác, văn hoá ngày càng thâm nhập sâu vào văn học tạo nên mối quan hệ gắn kết không thể tách rời. Văn học là sự tự thể hiện của văn hoá, bởi nó chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường văn hoá của một thời đại và truyền thống văn hoá độc đáo của một dân tộc. Quá trình truyền tải mã văn hóa từ nhà văn tới công chúng độc giả là quá trình thăng hoa của ngôn ngữ, các biểu trưng thành mã riêng của nhà văn. Mặt khác, sự phát triển kinh tế, sự giao lưu văn hóa thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Do vậy, nghiên cứu liên văn hóa đã trở thành nhu cầu tất yếu của thời đại.
1.2. Mạc Ngôn là một trong những nhà văn đương đại Trung Quốc có phong cách sáng tác độc đáo và mới mẻ. Ông được xem là “nhân vật khai phá của thế kỷ XXI” và trở thành “hiện tượng” của văn học Trung Quốc cũng như thế giới. Đọc tác phẩm Mạc Ngôn, người đọc ngỡ ngàng trước những cách tân táo bạo của nhà văn cả về nội dung và hình thức. Tác phẩm của Mạc Ngôn được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới nghiên cứu đánh giá cao. Nghiên cứu về Mạc Ngôn và tác phẩm của ông giúp người đọc có được cái nhìn đa diện, đa chiều hơn về tư duy sáng tạo cũng như những trải nghiệm về cuộc sống và bản lĩnh tiếp nhận các giá trị văn hóa của nhà văn.
1.3. Giữa những năm 80 của thế kỷ XX, bằng lối viết phá cách, sáng tạo và độc đáo, Mạc Ngôn bắt đầu khuấy đảo nền văn chương đương đại Trung Quốc. Ở Việt Nam, tác phẩm của Mạc Ngôn đã được bạn đọc biết đến hơn mười năm qua. Trong hơn một thập kỷ đó, cái tên Mạc Ngôn đã thu hút ngày càng nhiều hơn sự quan tâm của giới nghiên cứu lẫn bạn đọc thông thường. Tuy nhiên, lịch sử tiếp nhận Mạc Ngôn cũng không đồng nhất, các nhà nghiên cứu mới tập trung khai thác thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết nhà văn ở góc độ tự sự học hay mới chỉ quan tâm đến một khía cạnh về văn hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Chính vì vậy, chúng tui quyết định lựa chọn đề tài Tiểu thuyết Mạc Ngôn từ góc nhìn liên văn hóa nhằm

-2-
giải mã tiểu thuyết Mạc Ngôn từ góc độ liên văn hoá để khám phá những bí ẩn độc đáo của nhà văn được xem là “khác với các nhà văn phương Tây và cũng khác với các nhà văn Trung Quốc” [43; 108], đồng thời nhận diện đâu là “hương vị” tiểu thuyết Mạc Ngôn. Từ đó, góp phần làm sáng tỏ nhiều điều về giao lưu văn hóa trong bối cảnh hội nhập hiện nay, đồng thời định hướng tiếp nhận tác phẩm của ông đối với độc giả Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ
2.1. Mục đích
Chọn đề tài Tiểu thuyết Mạc Ngôn từ góc nhìn liên văn hoá luận án hướng đến bốn mục đích cơ bản sau:
Một là, làm rõ cội nguồn giá trị văn hóa truyền thống cũng như văn hóa hiện đại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.
Hai là, nêu bật những giá trị liên văn hóa trong hệ thống tiểu thuyết của nhà văn thông qua hệ thống biểu tượng.
Ba là, chỉ ra những đặc trưng nghệ thuật liên văn hoá trong hệ thống nhân vật.
Bốn là, đánh giá tính liên văn hóa là một trong những phương diện quan trọng, độc đáo và nổi bật của tiểu thuyết Mạc Ngôn.
2.2. Nhiệm vụ
Tương ứng với bốn mục đích trên, luận án sẽ đi vào bốn nhiệm vụ chính:
Thứ nhất, phân tích chỉ ra sự gắn kết giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại, phương Đông và phương Tây, dân gian và bác học trong tiểu thuyết Mạc Ngôn có nguồn cội sâu xa từ chính cuộc đời và sự biến động của thời đại xã hội.
Thứ hai, đi vào giải mã những biểu tượng tiêu biểu cho tính liên văn hóa trong hệ thống tiểu thuyết của nhà văn nhằm xác định được đây chính là điểm độc đáo, đặc sắc trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.
Thứ ba, đi sâu phân tích hệ thống nhân vật dưới góc độ liên văn hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn nhằm xác định đây chính là điểm mấu chốt tạo nên những phá cách trong hệ thống tiểu thuyết nhà văn.

-3-
Thứ tư, trên cơ sở khái quát toàn bộ các tác phẩm lớn của Mạc Ngôn tiến hành đánh giá những thành công của ông nhìn từ góc độ liên văn hoá.
3. Đối tƣợng
Do nội hàm về văn hóa rất rộng nên khi nghiên cứu tiểu thuyết Mạc Ngôn dưới góc nhìn liên văn hóa chúng tui chỉ tập trung vào những khía cạnh mà ở đó thể hiện nhiều nhất cái gọi là đặc sắc văn hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn trên các phương diện: Nguồn gốc liên văn hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, hệ thống biểu tượng, cùng với hệ thống nhân vật liên văn hóa trong tiểu thuyết. Từ đó, đánh giá mối quan hệ giữa tiểu thuyết Mạc Ngôn với văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại trên cơ sở so sánh văn học Trung Quốc với văn học các nước trên thế giới tìm ra sự giống và khác nhau giữa các giá trị văn hóa, nhằm thấy được điểm kế thừa và cách tân trong việc tiếp biến các giá trị văn hóa của nhà văn. Đồng thời, để việc nghiên cứu này có hệ thống và rõ ràng, trong quá trình nghiên cứu, chúng tui luôn đặt tiểu thuyết Mạc Ngôn trong mối quan hệ với văn hóa Trung Hoa để thấy được bản lĩnh trong tiếp biến văn hóa của nhà văn.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi văn bản khảo sát
Sự nghiệp sáng tác của Mạc Ngôn vô cùng đồ sộ. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của Luận án chúng tui tập trung tìm hiểu các tiểu thuyết được xem là độc đáo và xuất sắc nhất của Mạc Ngôn đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam bao gồm: Cao lương đỏ (2000), Báu vật của đời (2001), Đàn hương hình (2003), Cây tỏi nổi giận (2003), Tửu quốc (2004), 41 chuyện tầm phào (2004), Sống đọa thác đày (2007), Thập tam bộ (2007), Ếch (2010). Ngoài ra, trong luận án khi chứng minh cho các luận điểm đã nêu chúng tui sẽ khảo sát thêm một số sáng tác khác của Mạc Ngôn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu liên văn hóa là một vấn đề lớn trong văn học, với cấu trúc nhiều tầng bậc, cấp độ như: Biểu tượng, nhân vật, nghi lễ phong tục, giá trị. Tuy nhiên, trong Luận án này, chúng tui chỉ tập trung khai thác và tìm hiểu hai cấp độ là biểu

-4-
tượng và nhân vật để minh chứng cho tính liên văn hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Khi nghiên cứu một nền văn hóa, giá trị văn hóa luôn được xem là vấn đề cốt lõi, vì thế, mặc dù chúng tui không đi sâu nghiên cứu cấp độ giá trị trong luận án bởi, đó là một vấn đề hết sức phức tạp, nhưng trong quá trình triển khai, khi đi vào phân tích các phần cụ thể, chúng tui sẽ đề cập đến giá trị văn hóa để từ đó thấy được phần nào sự gặp gỡ, cũng như xung đột văn hóa giữa các nền văn hóa khác nhau.
Trong luận án này chúng tui tập trung tìm hiểu tiểu thuyết Mạc Ngôn dưới góc độ liên văn hóa trên những phương diện cơ bản sau:
- Chỉ ra đặc trưng liên văn hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn thông qua việc giải mã một số biểu tượng tiêu biểu trong tiểu thuyết của nhà văn này.
- Đánh giá tính liên văn hóa từ góc độ nhân vật với tư cách là một trong những phương diện thể hiện rõ nhất sự kết hợp văn hóa Đông - Tây, truyền thống và hiện đại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Căn cứ đối tượng nghiên cứu đã xác định ở trên, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau.
5.1. Phương pháp liên ngành: Khi nghiên cứu nền văn hóa của một quốc gia, dân tộc cần xác định cách thức tiếp cận mang tính tổng thể và toàn diện. Đó là tầm nhìn tổng thể từ địa lý, nhân chủng, ngôn ngữ, lịch sử, kinh tế cho đến chính trị. Có như vậy, người nghiên cứu mới có được cái nhìn bao quát, toàn diện về vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp này trở thành công cụ đắc lực khi giải mã văn học, giúp người đọc thấy được mối quan hệ giữa văn học với các ngành khoa học khác. Do vậy, đây là phương pháp vô cùng quan trọng góp phần giải mã tiểu thuyết Mạc Ngôn để nhận ra đâu là mấu chốt tạo nên những phá cách trong tiểu thuyết nhà văn.
5.2. Phương pháp hệ thống: Chúng tui sử dụng phương pháp này nhằm có được cái nhìn khái quát về tiểu thuyết Mạc Ngôn từ góc độ liên văn hoá.
5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở những dữ liệu đã tổng hợp từ văn bản, chúng tui đi sâu vào phân tích, giải mã nhằm tìm ra những nét đặc sắc, độc đáo của tiểu thuyết Mạc Ngôn.

-5-
5.4. Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này chúng tui muốn đặt Mạc Ngôn trong mối quan hệ với các nhà văn phương Tây và nhà văn Trung Quốc nhằm tìm ra những đặc sắc đến mức khó trộn lẫn của Mạc Ngôn trên văn đàn Trung Quốc và thế giới. Đồng thời, từ việc so sánh ấy tìm ra quy luật phát triển của văn học, phục vụ cho việc nghiên cứu văn học thế giới. Do vậy, đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình triển khai, thực hiện luận án.
Ngoài ra, chúng tui còn sử dụng các thao tác kỹ thuật khác như thống kê, phân loại,... với hi vọng chung là hoàn thành tốt mục đích nghiên cứu đã đề ra.
6. Đóng góp mới của luận án
Từ sự tìm hiểu, xác định nội hàm của khái niệm liên văn hóa, luận án sẽ đi vào luận giải vấn đề liên văn hóa, từ đó, áp dụng vào trường hợp cụ thể nhà văn Mạc Ngôn để giải mã những nét độc đáo ở phương diện liên văn hóa trong tiểu thuyết nhà văn đã được mã hoá như việc xây dựng hệ thống môtif hình tượng - biểu tượng, hệ thống nhân vật để thấy được sự trở về và vượt lên dân gian của Mạc Ngôn. Đồng thời, cũng thấy được sự tiếp biến các giá trị văn hoá thời đại trong tác phẩm, từ đó thấy được sự độc đáo, đặc sắc trong phong cách của nhà văn Mạc Ngôn.
7. Cấu trúc của Luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của Luận án được trình bày trong bốn chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cội nguồn liên văn hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn
Chương 3: Biểu tượng trong tiểu thuyết Mạc Ngôn từ góc nhìn liên văn hóa Chương 4: Nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn từ góc nhìn liên văn hóa Quy ước trong luận án:
Trích dẫn tài liệu tham khảo: Trong ngoặc vuông, đứng đầu là số thứ tự tài
liệu tham khảo trong thư mục tài liệu tham khảo của luận án, đứng sau là số trang được trích dẫn, ví dụ [8; 286].

-6-
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Mạc Ngôn là một trong những hiện tượng văn học mang tính thời đại. Giải thưởng Nobel văn học năm 2012 là sự ghi nhận những nỗ lực và cố gắng của Mạc Ngôn trong hành trình sáng tạo nghệ thuật. Nó không chỉ giải tỏa “mặc cảm Nobel” cho đất nước Trung Hoa mà còn tạo nên “một trào lưu Mạc Ngôn” trên toàn thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, hành trình sáng tạo văn chương của Mạc Ngôn đã kéo dài hơn ba thập kỷ. Trong hơn ba thập kỷ ấy, nhà văn đã từng bước khẳng định cho mình một vị thế vững chắc trên văn đàn Trung Quốc và thế giới. Đồng thời, mang đến một luồng gió mới, góp phần không nhỏ vào việc thay đổi diện mạo văn học đương đại Trung Quốc. Hiện nay, tác phẩm của Mạc Ngôn được dịch ra nhiều thứ tiếng và thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả. Chính sự kết hợp gần như hoàn hảo giữa yếu tố văn hóa Đông và Tây, truyền thống và hiện đại, cốt truyện vừa thực vừa hư với các yếu tố kỳ ảo, một hệ thống biểu tượng đa nghĩa và các thủ pháp nghệ thuật độc đáo đã làm nên sức hấp dẫn kì diệu này.
Trên cơ sở tìm hiểu các tài liệu trong nước và nước ngoài nghiên cứu Mạc Ngôn, chúng tui đã tổng hợp tư liệu thành các nhóm để thấy được tình hình nghiên cứu Mạc Ngôn nói chung cũng như nghiên cứu Mạc Ngôn dưới góc độ liên văn hóa, qua đó thấy được quan điểm và cách đánh giá, nhìn nhận về Mạc Ngôn của các học giả và người nghiên cứu. Từ đó, nhận diện những hướng nghiên cứu của người đi trước, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có đồng thời tìm ra các khoảng trống khoa học còn đang bỏ ngỏ để chúng tui tiếp tục triển khai trong lu
chỗ cho người đàn ông, mọi công việc trong gia đình đều do người phụ nữ quyết định. Ban đầu là bà Lã, người đàn bà sắt thép ấy là chủ của gia đình, trong cuộc đọ sức với sắt thép “cha con ông thợ rèn cứ đứng ngây ra mà nhìn người nữ thống soái của mình”. Sau này là Lỗ Toàn Nhi rồi đến các con và cháu gái của bà đều lần lượt đứng lên nắm quyền chủ động quyết định số phận cuộc đời mình.
Cũng là một cách để phản ứng lại xã hội, Thượng Quan Lỗ Thị sinh con trong nỗi uất ức tủi hờn, lòng căm giận và sự trả thù với nhà Thượng Quan. Lấy phải người đàn ông không thể truyền giống, chị phải đi xin giống của đủ mọi loại người trong thiên hạ. Cả chín người con của chị lại có những người cha khác nhau. Chuyện ăn nằm, thụ thai, sinh đẻ của Thượng Quan Lỗ Thị chính là sự phản tỉnh, sự thách thức đối với xã hội.
Ở Đàn hương hình khi mẹ chồng Mi Nương định cầm dao gọt chân nàng, Mi Nương đã đánh lại mẹ chồng như “Võ Tòng đả hổ”, mẹ chồng uất hận mang bệnh mà chết, từ đó Mi Nương tự do làm những điều mình thích. Cũng có nghĩa nàng kiên quyết cự tuyệt với hủ tục bó chân. Tuy nhiên, để thay đổi được tận gốc tư tưởng này đòi hỏi phải có một cuộc cách mạng.
Mạc Ngôn không chỉ miêu tả, kể lại những hủ tục lạc hậu, mà ông còn có ý thức phản tư, nhìn nhận những sai lầm, phơi bày những gò bó, tàn dư của xã hội cũ kêu gọi mọi người nhận ra u mê để thoát khỏi hành động sai lầm. Cuộc đời của Đái Phượng Liên trong Cao lương đỏ nhiều éo le, thăng trầm nhưng cũng hết sức đẹp đẽ. Bà là người đi đầu trong việc giải phóng cá tính, tìm cuộc sống tự do, tự chủ. Miêu tả Đái Phượng Liên, Mạc Ngôn muốn nói lên số phận của những người phụ nữ phong kiến Trung Quốc nhưng cũng là khát khao phá bỏ luật lệ mà nhà văn muốn hướng tới.
Cùng với sự đổi mới về thể chế kinh tế, chính trị, xã hội là sự giao lưu văn hóa Đông - Tây, nhà văn đã mạnh dạn thể hiện ý thức tự ngã của con người cá nhân, con người bản năng, đặc biệt là người phụ nữ. Trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, một mặt ông thể hiện quan niệm tính dục lành mạnh của người bình dân qua tín ngưỡng phồn thực. Nhưng mặt khác, một cái nhìn mới về con người đã xuất hiện. Người phụ nữ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn không chỉ là con người nghĩa vụ, con
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top