Download miễn phí Tiểu luận Vì sao nhà nước ta lại chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp





MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN.
1.1 - Khái niệm về Công ty cổ phần. 4
1.2 - Điều kiện hình thành việc cổ phần hóa DNNN. 5
1.3 - Vì sao phải cổ phần hóa DNNN trong sự phát triển kinh tế
hiện nay ở nước ta. 5
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP Ở
VIỆT NAM VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NƯỚC TA.
2.1 - Tính tất yếu khách quan của việc hình thành cổ phần hóa
DNNN ở nước ta. 7
2.2 - Mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. 8
2.3 - Thực trạng về quá trình cổ phần hóa các DNNN ở nước ta. 9
2.4 - Một số vấn đề còn tồn tại khi triển khai cổ phần hóa các
DNNN ở Việt nam. 10
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH
CỔ PHẦN HÓA Ở NƯỚC TA. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN
CỨU QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA CÁC DNNN Ở VIỆT NAM.
3.1 - Mục tiêu, phương hướng cổ phần hóa ở nước ta. 14
3.2 - Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa
các DDNN trong phát triển kinh tế ở Việt nam. 14
3.3 - Ý nghĩa của việc nghiên cứu quá trình cổ phần hóa. 16
PHẦN KẾT LUẬN. 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 18
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c DDNN trong phát triển kinh tế ở Việt nam. 14
3.3 - ý nghĩa của việc nghiên cứu quá trình cổ phần hóa. 16
Phần kết luận. 17
Tài liệu tham khảo. 18
Phần mở đầu
C
ông ty cổ phần là hình thức kinh tế mới xuất hiện khi nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Từ năm 1991 đến nay, ở nước ta có rất nhiều công ty cổ phần được thành lập. Sự tồn tại và phát triển của chúng trong những năm qua đã chứng tỏ rằng sự hình thành các công ty cổ phần ở Việt Nam là một tất yếu khách quan, một xu hướng phù hợp với thời đại. Là sinh viên việc nghiên cứu về quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp ở Việt Nam là thật sự cấp thiết. Đề tài “Vì sao nhà nước ta lại chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp ” đã mở ra cho tui cơ hội hiểu rõ những vấn đề cơ bản về cổ phần hóa doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam .
Cổ phần hóa hình thành và phát triển ở Việt Nam là một vấn đề có tính thời sự, mặt khác do trình độ còn hạn chế nên trong khuôn khổ bài viết này, tui chỉ nêu lên một số vấn đề cơ bản về công ty cổ phần, tóm lược quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam trong thời gian qua và một số biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hoá ở nước ta. Bài viết này được hoàn thành dưới sự giúp đỡ của thư viện trường và về nhiều tài liệu bổ ích khác.
Phần nội dung của bài viết được bố cục thành 3 chương chính.
Chương 1: "Một số vấn đề lý luận cơ bản về công ty cổ phần" bàn về một số khái niệm cơ bản về việc cổ phần trong nền kinh tế thị trường.
Chương 2: "Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp ở Việt Nam đối với nền kinh tế nước ta". Chương này cho thấy việc hình thành việc cổ phần hóa doanh nghiệp ở nước ta là tất yếu đối với nền kinh tế, thưc trạng về quá trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua .
Chương 3: "Một số giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hóa ở nước ta. ý nghĩa của việc nghiên cứu quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam".
Phần nội dung
chương I
một số vấn đề cơ bản về công ty cổ phần
1.1Khái niệm về Công ty cổ phần.
V
ào đầu thế kỷ XVII và đến nửa sau thế kỷ XIX, nhiều phát minh mới xuất hiện đã giúp các nước phương Tây chuyển từ công nghiệp nhẹ sang công nghiệp nặng. Thêm vào đó là sự phát triển của quan hệ tín dụng. Kết quả là sự ra đời của một hình thức kinh tế mới, đó là công ty cổ phần. Công ty cổ phần là một xí nghiệp mà vốn của nó do nhiều người tham gia góp dưới hình thức mua cổ phiếu. Công ty cổ phần là hình thức tổ chức phát triển của sở hữu hỗn hợp, từ sở hữu vốn của một chủ sang hình thức sở hữu của nhiều chủ diễn ra trên phạm vi công ty. Công ty cổ phần là sản phẩm tất yếu của quá trình xã hội hoá về kinh tế xã hội và cũng là sản phẩm tất yếu của quá trình tích tụ và tập trung hoá sản xuất.
Cổ phiếu của công ty cổ phần là một loại chứng khoán có giá, bảo đảm cho cổ dông được quyền lĩnh một phần thu nhập từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua lợi tức cổ phiếu (thu nhập từ cổ phiếu). Thông thường, lợi tức cổ phiếu cao hơn lợi tức ngân hàng, nếu không, người có tiền sẽ gửi tiền vào ngân hàng, ít rủi ro hơn. Cổ phiếu có thể mua bán trên thị trường chứng khoán dựa vào mệnh giá cổ phiếu, dao động giữa mệnh giá tối thiểu và tối đa.
Người chủ sở hữu cổ phiếu là cổ đông. Các cổ đông là chủ của công ty và họ có quyền tham gia các đại hội cổ đông, hưởng lợi tức cổ phiếu, chuyển nhượng cổ phần, đầu phiếu.
Như vậy, công ty cổ phần đã thực hiện được việc tách quan hệ sở hữu khỏi quá trình kinh doanh, tách quyền sở hữu với quyền quản lý và sử dụng. Từ đó, nó tạo nên một hình thái xã hội hoá sở hữu giữa một bên là đông đảo quần chúng với một bên là tầng lớp các nhà quản trị kinh doanh chuyên nghiệp sử dụng tư bản xã hội cho các kế hoạch kinh doanh qui mô lớn. Những người đóng vai trò sở hữu trong công ty cổ phần không trực tiêp đứng ra kinh doanh mà uỷ thác cho bộ máy quản lý của công ty. Trong đó, Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị là hai tổ chức chính thay mặt cho quyền sở hữu của các cổ đông trong công ty, quyền sở hữu tối cao thuộc về Đại hội cổ đông.
1.2.điều kiện hình thành việc cổ phần hóa doanh nghiệp.
Theo Nghị định của Chính phủ số 44/1998/NĐ - CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 vể việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
1.2.1.Tồn tại sở hữu khác nhau về vốn.
Công ty cổ phần là công ty được thành lập do các thành viên hợp tác góp vốn cùng tổ chức sản xuất kinh doanh. Các cổ đông của công ty có thể là các cá nhân hay các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân. Nhưng điều quan trọng là các cá nhân hay các tổ chức tham gia góp vốn phải độc lập về vốn, nghĩa là họ phải có quyền tự quyết định đối với phần vốn của mình, họ phải là người chủ sở hữu phần vốn đó. Nói cách khác họ phải là những người sở hữu vốn độc lập.
1.2.2.Những người có vốn muốn tham gia đầu tư để kinh doanh thu lợi nhuận.
Trong xã hội có nhiều người và nhiều doanh nghiệp có vốn tạm thời nhàn rỗi. Không ai không muốn đồng tiền của mình sinh lời. Tuy nhiên trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, việc đầu tư cho kinh doanh thường gắn liền với nhiều rủi ro và họ có thể bị phá sản. Với nhiều người, để yên tâm và thu lợi nhuận chắc chắn, họ đem tiền gửi vào ngân hàng, tuy lãi ít nhưng tiền của họ được bảo vệ an toàn.
1.2.3.Lợi nhuận thu được phải đủ sức hấp dẫn người có vốn tham gia kinh doanh.
Với mục đích tối đa hoá lợi ích, những người có vốn sẽ tìm nơi nào có lợi nhất trong số những nơi có thể để đầu tư. Như vậy họ sẽ phải so sánh lợi nhuận thu được giữa các nơi. Khi nhà đầu tư có ý định rót vốn của mình vào công ty cổ phần thì họ cũng sẽ có sự so sánh lợi ích giữa việc mua cổ phần và việc gửi tiền vào ngân hàng, hay đầu tư cho dự án đầu tư khác. Do vậy công ty cổ phần muốn thu hút vốn thì lợi nhuận do kinh doanh phải lớn hơn khoản lợi tức ngân hàng hay lợi tức khi đầu tư vào lĩnh vực khác. Không những thế lợi nhuận này phải lớn hơn ở mức cần thiết thì người có vốn mới sẵn sàng đầu tư vào công ty cổ phần.
1.3.vì sao phải cổ phần hóa doanh nghiệp trong sự phát triển kinh tế.
Cổ phần hóa doanh nghiệp được hình thành và phát triển do sự đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế thị trường, trong đó chế độ tín dụng và ngân hàng là đòn bẩy cho quá trình xã hội hóa sở hữu, tiền đề của việc cổ phần hóa doanh nghiệp. Cổ phần hóa doanh nghiệp là hình thức kinh tế vô cùng quan trọng cho sự phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
Để chuyển doanh nghiệp nhà nước sang thành công ty cổ phần hóa nên nhằm vào việc huy động vốn của toàn xã hội. Bao gồm các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh nhằm thay đổi cơ cấu doanh ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Tiểu luận: Vì sao cần phải đổi mới công tác kế hoạch hóa theo hướng lập kế hoạch gắn với nguồn lực? Luận văn Kinh tế 0
L Tiểu luận: Vì sao Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới vấn đề đảm bảo ASXH Văn hóa, Xã hội 0
B Tiểu luận: Phân tích những giá trị và hạn chế của Phật giáo? Vì sao ở nước ta hiện nay đạo Phật có x Văn hóa, Xã hội 0
N Tiểu luận: Vì sao sức lao động trở thành hàng hóa là điều kiện để tiền biến thành tư bản Văn hóa, Xã hội 0
S Tiểu luận: Tư tưởng về xây dựng một nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân của Bác Hồ Văn hóa, Xã hội 0
H Tiểu luận: TƯ TƯỞNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN THEO HỒ CHÍ MINH Văn hóa, Xã hội 0
D Tiểu luận Vì sao công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa bắt đầu từ công nghiệp nhẹ? Tài liệu chưa phân loại 0
I Tiểu luận Tư tưởng về xây dựng một nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân của Bác Hồ Tài liệu chưa phân loại 0
C Tiểu luận Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Vì lợi ích của mười năm thì phải trồng cây, vì lợi íc Tài liệu chưa phân loại 0
K Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top