vodoi_vn

New Member

Download Tiểu luận Về thành tố văn minh trong mục tiêu chung của toàn dân tộc miễn phí





Tuy bất đồng trong các định nghĩa về văn minh, nhưng theo S.Hungtington, các học giả nói chung đồng ý với nhau trong cách xác định các nền văn minh lớn trong lịch sử đã từng tồn tại trên thế giới. Tuy nhiên, họ lại bất đồng về tổng số nền văn minh đã tồn tại trong lịch sử. Quigley khẳng định có 16 trường hợp và có thể có 8 trường hợp bổ sung. Toynbee cho con số 21 rồi 23. Spengler cho con số 8 nền văn minh lớn. McNeill đưa ra con số 9 nền văn minh trong toàn bộ lịch sử. Bagby cũng cho cùng con số đó hay 11, nếu Nhật Bản được tính tách biệt khỏi văn minh Trung Hoa và Chính thống giáo được tính tách khỏi châu Âu. Braudel có số 9, còn theo Rostovanyi thì có 7 nền văn minh đương thời. Sau khi phục hồi thư tịch có liên quan, Melko kết luận là “có sự nhất trí tương đối” cho ít nhất 12 nền văn minh lớn, 7 trong số đó không còn tồn tại (Lưỡng Hà, Ai Cập, Cretan, Cổ Đại, Byzantin, Trung Mỹ, Andes thuộc Nam Mỹ) và 5 nền văn minh vẫn tồn tại (Trung Hoa, Nhật, Ấn Độ, Hồi giáo và Phương Tây). Cùng với 5 nền văn minh này cần bổ sung các nền văn minh đương đại là Chính thống giáo Mỹ La tinh và có thể là châu Phi(22).
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

nhiệm kỳ khóa VII của Đảng đã cụ thể hóa thêm quan điểm ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi khẳng định: “Có ý kiến cho rằng hình thức sở hữu là phương tiện, không nên coi là mục tiêu. Chỉ có tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân mới là mục tiêu. Cần có nhận thức đầy đủ hơn và thống nhất hơn về vấn đề này. Đúng là phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh mới là mục đích cuối cùng”(2) (chúng tui nhấn mạnh - L.H.T.) của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là lần đầu tiên Đảng ta xác định một cách cụ thể, rõ ràng mục đích cuối cùng của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó “dân giàu”, “nước mạnh”, “công bằng”, “văn minh”đều được coi là các thành tố của mục đích cuối cùng mà dứt khoát chúng ta phải đạt tới khi hoàn thành sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ấy(3). Nhưng “văn minh” là gì? “Văn minh” là khái niệm được nhà dân tộc học Mỹ - Lewis H. Morgan (1818 - 1881) dùng để chỉ một trình độ phát triển của xã hội loài người với một cách sống đối lập với tình trạng dã man. Theo sự trình bày lại một cách rất khái quát của Ph.Ăngghen trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” thì trong cuốn “Xã hội cổ đại....” của Morgan được xuất bản năm 1877, Morgan đã phân chia xã hội cổ đại ra thành các thời đại sau: “Thời đại mông muội - thời đại trong đó việc chiếm hữu những sản vật tự nhiên sẵn có chiếm ưu thế; những sản phẩm do con người tạo ra thì chủ yếu đều là những công cụ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chiếm hữu kia. Thời đại dã man - thời đại trong đó con người học được cách chăn nuôi súc vật và làm ruộng, học được những phương pháp thông qua hoạt động của con người để tăng việc sản xuất các sản vật tự nhiên. Thời đại văn minh - thời đại trong đó con người học được cách tinh chế thêm những sản vật tự nhiên, thời đại của công nghiệp - hiểu theo nghĩa đích thực của từ này - và của nghệ thuật”(4). Ph.Ăngghen đánh giá rất cao cuốn “Xã hội cổ đại” này của Morgan, coi đó là “một trong số ít trước tác trong thời chúng ta tạo ra cả một thời đại”(5). Đáng chú ý là, theo Ph.Ăngghen, “ở châu Mỹ, Morgan đã phát hiện lại, theo cách của ông, quan điểm duy vật lịch sử mà Mác đã phát hiện ra cách đây bốn mươi năm, và tuân theo quan điểm đó khi so sánh thời đại dã man với thời đại văn minh thì trên những điểm chủ yếu ông cũng đã đi đến những kết quả giống như Mác”(6). Không những thế, Ph.Ăngghen còn viết: “Morgan lại còn đi xa quá mức, bằng cách không những chỉ phê phán nền văn minh - tức là xã hội của nền sản xuất hàng hóa (chúng tui nhấn mạnh - L.H.T.), hình thức cơ bản của xã hội hiện nay của chúng ta - một cách làm cho người ta nhớ tới Furiê, mà lại còn nói đến một sự cải tạo sau này đối với xã hội đó, với những lời lẽ giống như là của Các Mác”(7). Trong “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, ở chương IX, với tiêu đề “Thời đại dã man và thời đại văn minh”, Ph.Ăngghen đã nói cụ thể hơn như sau: “Thời đại văn minh là giai đoạn phát triển của xã hội trong đó sự phân công, sự trao đổi - do phân công lao động đẻ ra - giữa những cá nhân, và nền sản xuất hàng hóa liên kết cả hai quá trình đó, đều đạt tới mức toàn thịnh của chúng (chúng tui nhấn mạnh - L.H.T.) và tạo ra một cuộc đảo lộn trong toàn bộ xã hội trước đây”(8). Từ những nhận định trên đây của Ph.Ăngghen, có thể thấy, Ph.Ăngghen không chỉ tán thành quan niệm về "văn minh" của Morgan, mà còn coi biểu hiện cụ thể của nền văn minh đương thời - thế kỷ XVIII - chính là xã hội của nền sản xuất hàng hóa. Cũng trong thế kỷ XVIII, khái niệm “văn minh” được dùng với tính cách là một thuật ngữ độc lập, có mối liên hệ chặt chẽ với khái niệm văn hóa. Các nhà triết học Khai sáng Pháp gọi xã hội văn minh là xã hội được xây dựng trên các nguyên tắc của lý tính và công bằng(9) (Vônte và các tác giả khác). Theo cách phiên âm và theo truyền thống Anh - Pháp thì nghĩa của các thuật ngữ văn hóa và văn minh là trùng nhau, nhưng ở Đức lại khác. Ở Đức, văn hóa là lĩnh vực các giá trị tinh thần, còn văn minh bao gồm lĩnh vực các giá trị vật chất(10). Nhà văn hóa học Hữu Ngọc cũng nhấn mạnh rằng: “Văn hóa bao gồm hệ thống những giá trị để đánh giá một sự việc, một hiện tượng (đẹp hay xấu, đạo đức hay vô luân, phải hay trái…) theo cộng đồng ấy. Còn văn minh thì chỉ toàn bộ những phương tiện vật chất và kỹ thuật phục vụ cho những mục đích lợi ích của đời sống con người trong quan hệ của nó với môi trường”(11). Theo S.Hungtington - tác giả cuốn sách “Sự va chạm của các nền văn minh” - thì các tư tưởng gia người Đức đã vạch một ranh giới rõ nét giữa văn minh (là cái gì thuộc về công nghiệp, công nghệ, cả các yếu tố vật chất) và văn hóa (là cái gì liên quan đến giá trị, lý tưởng và các phẩm chất trí tuệ, nghệ thuật và đạo đức cao siêu của xã hội). “Quan niệm này không được ở đâu chấp nhận”(12). Trong tài liệu mácxít trước đây thì khái niệm văn minh cũng được dùng để chỉ nền văn hóa vật chất. Tuy nhiên, những cố gắng không mệt mỏi nhằm hạn chế nội dung và ý nghĩa của khái niệm văn minh chỉ trong lĩnh vực các giá trị vật chất, những phát kiến mới trong lĩnh vực kỹ thuật và những thành tựu trong lĩnh vực tạo ra những tiện nghi mới cho cuộc sống của con người đang vấp phải sự phản đối có lý. Những người phản bác lưu ý rằng, trong số các phát minh vĩ đại góp phần tạo nên văn minh có những hiện tượng, như tổ chức nhà nước, thị trường, tiền tệ, luật pháp, nền dân chủ, máy in, các phương tiện thông tin hiện đại, v.v.. Rõ ràng là, khoa học và kỹ thuật hiện đại đang đưa lại và tiếp tục đảm bảo sự tiến bộ vật chất của xã hội, nhưng không nên vì thế mà coi nội dung của văn minh chỉ bao gồm lĩnh vực các giá trị vật chất(13). Ngược lại với khuynh hướng tách bạch văn minh với văn hóa trên đây, lại còn có khuynh hướng gắn văn minh với văn hóa, thậm chí đồng nhất chúng với nhau. Theo S.Hungtington, ở ngoài nước Đức, nhiều người đồng ý với nhận định của Braudel rằng, “muốn tách biệt văn hóa ra khỏi nền móng của nó là văn minh theo cách người Đức thì thật là ngớ ngẩn”(14). Đối với Braudel, một nền văn minh là “một không gian, một vùng văn hóa”, “một tập hợp các hiện tượng và đặc điểm văn hóa”. Wallerstein định nghĩa văn minh là một “tổng thể nhất định nào đó gồm nhãn quan thế giới, phong tục, cấu trúc và văn hóa (cả văn hóa vật chất và phi vật chất) mà hình thành nên một tổng thể lịch sử nào đó và cùng tồn tại (nếu không phải là luôn song song) với các biến thể khác của hiện tượng này”. Còn theo Dawson, văn minh là sản phẩm của “một quá trình có cội nguồn nào đó có tính sáng tạo văn hóa”, trong khi đó Durkheim và Mauss cho văn minh là “một không gian đạo đức bao bọc một số dân tộc”. Vớ...
 
Top