gian_ho

New Member
Download Tiểu luận Tìm hiểu về nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước theo Luật ngân sách và thực tế áp dụng

Download miễn phí Tiểu luận Tìm hiểu về nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước theo Luật ngân sách và thực tế áp dụng





Bội chi ngân sách trong một vài tài khóa là điều không thể tránh khỏi, và nó cũng chưa hẳn là do tình trạng yếu kém của nền kinh tế hay do thiếu hiệu quả trong điều hành ngân sách của nhà nước. Tuy nhiên, dẫu chấp nhận bội chi ngân sách theo chu kỳ, hay cố ý gây bội chi thì cũng là để tạo tiền đề nhằm đạt được sự cân bằng ngân sách trong dài hạn. Từ đó, việc phối hợp cân đối giữa các khoản thu, các khoản chi ngân sách để đạt được đầu ra và kết quả tốt nhất là một trong những nguyên tắc quan trọng khi thực hiện cân đối ngân sách.
Số bội chi hàng năm phải nhỏ hơn số đầu tư phát triển tức là ít nhất phải cân đối NSNN giữa các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của nhà nước với tổng số chi thường xuyên đã được dự toán đầu năm tài chính.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ằm huy động một bộ phận giá trị sản phẩm xã hội, vì vậy hoạt động này luôn gắn chặt với thực trạng kinh tế đất nước, với mức độ phát triển của nền kinh tế.
Thứ ba, thu ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua hai cơ chế pháp lý điển hình là bắt buộc và tự nguyện, trong đó cơ chế bắt buộc được xem là chủ yếu.
Thứ tư, chủ thể tham gia vào hoạt động thu ngân sách nhà nước gồm hai nhóm: (1) chủ thể thay mặt cho Nhà nước trong việc thực hiện quyền thu; (2) chủ thể đóng góp khoản thu ngân sách theo nghĩa vụ hay dựa trên tinh thần tự nguyện. Nhóm thứ nhất gồm các cơ quan nhà nước như cơ quan tài chính, cơ quan thuế nhà nước, cơ quan hải quan (và các cơ quan khác được Bộ tài chỉnh ủy quyền) và kho bạc nhà nước. Đây là các chủ thể chịu trách nhiệm quản lý, đôn đốc, tổ chức việc thu, nộp và trực tiếp đứng ra tập trung các khoản thu nộp vào ngân sách nhà nước. Nhóm chủ thể thứ hai gồm các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp các khoản nộp bắt buộc vào ngân sách nhà nước hay tự nguyện đóng góp tiền của cho Nhà nước.
Các khoản thu ngân sách nhà nước.
Khoản 1, Điều 2 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 quy đinh: “1.Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật”.
Thuế là khoản thu mang tính cưỡng chế do Nhà nước huy động từ các tổ chức, cá nhân và tập trung vào quỹ ngân sách nhà nước. Thu từ thuế là nguồn thu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu ngân sách nhà nước.
Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong danh mục phí ban hành kém theo Pháp lệnh phí và lệ phí.
Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hay tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong danh mục lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh phí và lệ phí. Chỉ có những chủ thể cung cấp dịch vụ gắn với chức năng quản lý nhà nước mới được thu lệ phí.
Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước bao gồm tiền thu hồi vốn của nhà nước tại các cơ sở kinh tế; thu hổi tiền cho vay của nhà nước (bao gồm cả gốc lẫn lãi) đối với các tổ chức, cá nhân; thu nhập của Nhà nước từ việc góp vốn vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gian góp vốn của Nhà nước.
Những khoản thu khác hình thành nên quỹ ngân sách nhà nước bao gồm các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân như khoản đóng góp dưới hình thức tự nguyện và các khoản tiền huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; các khoản viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật như thu từ các di sản Nhà nước được hưởng, thu từ các khoản tiền phạt, tịch thu, thu hồi dự trữ nhà nước…Mặc dù không phải là những khoản thu thường xuyên của ngân sách nhà nước nhưng những khoản thu này cũng góp phần đáng kể vào việc cân đối thu chi, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Chi ngân sách nhà nước
Khái niệm
Chi ngân sách là hoạt động nhằm sử dụng quỹ ngân sách, là quá trình phân phối nguồn tiền tệ nằm trong quỹ ngân sách nhà nước để chi dung vào những mục đích khác nhau. Nếu hoạt động thu ngân sách nhà nước là nhằm thu hút các nguồn vốn tiền tệ vào quỹ ngân sách nhà nước thì chi ngân sách nhà nước chính là chu trình phân phối, sử dụng các nguồn vốn tiền tệ đã được tập trung vào quỹ tiền tệ.
Đặc điểm
Chi ngân sách nhà nước có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, Chi ngân sách nhà nước chỉ được tiến hành trên cơ sở pháp luật và theo kế hoạch chi ngân sách cũng như phân bổ ngân sách do cơ quan quyền lực nhà nước quyết định.
Thứ hai, Chi ngân sách nhà nước nhằm vào mục tiêu thõa mãn nhu cầu về tài chính cho sự vận hành của bộ máy nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của mình.
Thứ ba, Chi ngân sách nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi hai nhóm chủ thể: (1) nhóm chủ thể thay mặt cho Nhà nước thực hiện việc quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước; (2) nhóm chủ thể sử dụng ngân sách. Nhóm thứ nhất gồm các cơ quan thay mặt cho Nhà nước thực thi quyền hạn có liên quan tới việc xuất quỹ ngân sách nhà nước cho các mục tiêu đã được phê duyệt. Nhóm chủ thể này bao gồm Bộ tài chính, sở tài chính – vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phòng tài chính quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, thành phố; sở kế hoạch và đầu tư và kho bạc nhà nước. Nhóm thứ hai gồm các chủ thể sử dụng NSNN. Nhóm chủ thể này rất đa dạng nhưng có thể khai quát thành ba loại chủ thể chủ yếu sau: các cơ quan nhà nước, kể cả các cơ quan hành chính thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính; các đơn vị kể cả đơn vị sự nghiệp có thu; các chủ dự án sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
Các khoản chi ngân sách nhà nước
Khoản 2, Điều 2 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 quy định: “2. Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”. Theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Luật ngân sách nhà nước thì Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi:
Chi phát triển kinh tế - xã hội là các khoản chi mang tính tích lũy. Khoản chi này phản ánh quá trình sử dụng một bộ phận vốn ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế. Do có tác dụng tăng trưởng kinh tế nên khoản chi này còn được gọi là chi tích lũy.
Chi đảm bảo quốc phòng, an ninh và đảm bảo hoạt động của Bộ máy nhà nước là những khoản chi mang tính tiêu dung. Đây là những khoản chi không tạo ra giá trị mới mà là để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước, tạo điều kiện cho Nhà nước thực hiện tốt các chức năng của mình.
Chi trả nợ là những khoản chi phản ánh việc thực hiện trái vụ của Nhà nước trong quan hệ vay mượn. Trong quá trình chấp hành ngân sách , một hiện tượng mà các quốc gia không phân biệt giàu, cùng kiệt thường phải đương đầu là thu ngân sách không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu của Chính phủ. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà các chỉnh phủ thường sử dụng để đối phó với tình trạng này là vay từ trong nước và nước ngoài. Việc sử dụng biện pháp này để cân đối thu chi ngân sách đã dẫn đến tính tất yếu của khoản chi trả nợ trong kết cấu chi ngân sách nhà nước.
Chi viện trợ là những khoản chi nảy sinh trong quan hệ đối ngoại của Nhà nước. Khoản chi này thường được đưa vào kết cấu chi ngân sách nhà nước, cho phép chính phủ có thể gi
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top