Download Tiểu luận Tìm hiểu triết học nhân bản của L.Feuerbach miễn phí





Mọi mong muốn, khát vọng tự nhiên của con người theo quan điểm của Feuerbach không phải xuất phát từ tư tưởng thuần tuý mà chúng phản ánh đời sống hiện thực của con người và do đời sống đó quy định. Nói cách khác, trong con người, cái sinh lý quy định cái tâm lý, cái tự nhiên - sinh học quy định cái xã hội, nhu cầu vật chất quy định hành động xã hội. "Điều ác xuất hiện không phải trong đầu óc, trong trái tim - Feuerbach viết - mà xuất hiện chính trong dạ dày con người". Quan điểm này của Feuerbach đã làm cho F.Engels rất chú ý. Trong tác phẩm Lútvich phơbách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, F.Engels đánh giá cao luận điểm của Feuerbach: "Trong một cung điện, người ta suy nghĩ khác trong một túp lều tranh", "Nếu như vì đói, vì nghèo, mà trong cơ thể không có chất dinh dưỡng, thì trong đầu óc anh, trong tình cảm và trong trái tim anh cũng không có chất nuôi đạo đức".



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

– sản phẩm hoàn thiện nhất của nó – làm đối tượng chủ yếu, loại bỏ Thượng đế ra khỏi sự quan tâm của triết học. Triết học cổ điển Đức là sự phát triển các thái cực khác nhau về thế giới quan đến giới hạn cho phép của chúng, trước khi diễn ra quá trình phi cổ điển hóa tư duy.
CHƯƠNG 2
QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG
TRIẾT HỌC L. FEUERBACH
2.1. Về cải cách triết học của L. Feuerbach
Trong số các nhà triết học cổ điển Đức, L.Feuerbach là một dáng đặc biệt. Triết học của ông được gọi là chủ nghĩa duy vật nhân bản, vì ở đó có sự kết hợp giữa chủ nghĩa duy vật và thuyết nhân bản, là học thuyết lấy con người làm nền tảng, đối tượng nghiên cứu chủ yếu. Trong Cương lĩnh cải cách của mình Feuerbach nhấn mạnh: Thông qua con người đưa tất cả những gì siêu nhiên về với tự nhiên, và thông qua tự nhiên đưa tất cả những gì siêu nhân về với con người. Như vậy, khác với Kant và Hegel, Feuerbach loại bỏ Thượng đế ra khỏi đối tượng nghiên cứu, chỉ còn lại tự nhiên và con người – bộ phận ưu tú, hoàn thiện nhất của nó. Với tinh thần cải cách đó, Feuerbach từng bước khôi phục truyền thống triết học tự nhiên của chủ nghĩa duy vật thế kỷ trước. Feuerbach phê phán những cơ sở của chủ nghĩa duy tâm Hegel, xem đó là thứ triết học tư biện, học thuyết của tư duy thuần túy (tác phẩm “Góp phần phê phán triết học Hegel”, năm 1839). Ông phê phán cả Kytô giáo từ thực tế sinh hoạt tôn giáo của thời đại mình, đồng thời vạch ra mối liên hệ giữa tôn giáo với chủ nghĩa duy tâm Hegel như “chủ nghĩa duy tâm trên trời “ với “chủ nghĩa duy tâm dưới mặt đất”. Trong quá trình phê phán tôn giáo, đúng hơn, cơ sở tâm lý và hệ quả đạo đức của tôn giáo, Feuerbach nêu ra ý tưởng về “tôn giáo không có Chúa”, lấy tình yêu nhân loại làm cứu cánh. Dưới ảnh hưởng của Đại cách mạng Pháp, Feuerbach đề cao khát vọng tự do và dân chủ, mô hình xã hội công dân và nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, ông không tham gia vào những chuyển biến chính trị đang diễn ra tại Đức. Từ sau 1841, Feuerbach bắt đầu cuộc sống ẩn dật tại một vùng quê hẻo lánh.
Feuerbach gọi triết học của mính là thuyết nhân bản, và lập luận như sau: nếu chúng ta xem vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề quan hệ giữa tồn tại và tư duy, thì cần bắt đầu từ con người, vì chỉ con người mới biết tư duy. Trong khi tư duy về thế giới, con người cũng đồng thời tư duy về chính bản thân mình. Nhờ có con người mà những gì kỳ vĩ nhất của tự nhiên được bộc lộ ra.
2.2. Triết học nhân bản – quan niệm về con người của L. Feuerbach
Quan niệm về con người đã phát sinh và tồn tại từ khi triết học mới hình thành, nhưng phải đợi đến cuối thế kỷ XIX, khi xuất hiện hệ thống triết học phê phán của nhà triết học cổ điển Đức, I.Kant (1724- 1804) thì các quan niệm đó mới được hệ thống hóa và trình bày dưới dạng một học thuyết triết học với tên gọi là chủ nghĩa nhân bản. Tiếp thu những giá trị tư tưởng trong nhân bản học của Kant, đồng thời dựa trên những thành tựu mới của khoa học tự nhiên đương thời, L. Feuerbach (1804-1872) có tham vọng vươn tới việc thiết lập một nền triết học mới - triết học tương lai, lấy con người và đời sống tâm - sinh lý của nó làm đối tượng nghiên cứu cơ bản. Triết học mới - Feuerbach viết: “Biến con người, kể cả giới tự nhiên với tư cách là nền tảng của con người, thành đối tượng duy nhất, phổ biến, cao nhất của triết học, do đó cũng biến nhân bản học, kể cả sinh lý học thành khoa học phổ quát”.
Nền triết học mới mà Feuerbach đề cập đến ở đây là triết học phản ánh chân lý của thời đại, nó đặt ra và lý giải những vấn đề xã hội đương thời mà chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa duy tâm trước ông đều bất lực: “Chân lý không phải là chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa duy tâm, không phải là sinh lý học hay tâm lý học. Chân lý là nhân bản học”. Theo Feuerbach, triết học mới hay triết học tương lai sẽ khắc phục được sự khác biệt của mình đối với tôn giáo, sẽ không còn là thứ triết học nhận thức tư biện, mà trở thành nhân bản học - một học thuyết toàn diện về con người, về mối quan hệ của nó với thế giới. Trong triết học mới (triết học nhân bản), hình ảnh con người sẽ được trình bày cả trên cơ sở của các dữ liệu khoa học cũng như trên cơ sở của học thuyết về Chúa. Con người trong nhân bản học không chỉ được hiểu như là một bộ phận của giới tự nhiên mà còn là một sinh thể tự nhiên toàn năng. Triết học mới có sức mạnh truy tìm lời giải đáp hiện thực để giải quyết mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Triết học cũ là hệ thống triết học gắn liền với thần học, chứng minh cho sự tồn tại hợp lý của Chúa trời, còn triết học mới kết hợp chặt chẽ với khoa học tự nhiên, thực hiện sứ mệnh cao cả của mình là giúp con người: 1) nhận diện chính mình như một bộ phận, như là con đẻ của giới tự nhiên, 2) nhận ra chân giá trị của cuộc sống, 3) nhằm nỗ lực phấn đấu cho hạnh phúc ngay trong thế giới trần gian. Và để thực hiện được sứ mệnh lịch sử thiêng liêng đó thì “triết học cần thiết phải liên hệ chặt chẽ với khoa học tự nhiên còn khoa học tự nhiên phải liên hệ chặt chẽ với triết học”.
Vốn là người có tư tưởng cách tân, Feuerbach mơ tới việc thiết kế những đồ án cho việc cải cách triết học và ông thực sự đã làm như vậy trong 2 tác phẩm: Những luận điểm dự thảo cho cuộc cải cách triết học (1842), Những luận đề cơ bản của triết học tương lai (1843). Trong các tác phẩm đó ông đã khai mở một hướng đi mới cho các nhà triết học hậu thế, đó là truy tìm bí mật của triết học ngay trong giới tự nhiên và con người: “Hãy quan sát giới tự nhiên và con người, bạn sẽ thấy trong đó những bí mật của triết học”. “Quan điểm của tui chỉ có thể biểu đạt trong hai từ: Giới tự nhiên và con người”. Với cách đặt vấn đề như vậy, người thiết kế đồ án triết học mới này đi sâu vào việc nghiên cứu bản chất con người bắt đầu từ việc truy tìm: 1) mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên; 2) mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại; 3) mối quan hệ giữa người và người, để rồi từ đó ông đi đến kết luận về 4) mối quan hệ giữa người và thần.
Tiếp thu những thành tựu của khoa học tự nhiên trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật nhân bản, Feuerbach cho rằng, con người không phải là sản phẩm của Thượng đế như các nhà thần học quan niệm, nó cũng không phải là sự tha hoá của ý niệm tuyệt đối như Hêgen nói, mà là sản phẩm của giới tự nhiên, ông viết: “Giới tự nhiên là ánh sáng, điện từ, từ tính, không khí, nước, lửa, đất, động vật, thực vật, là con người, bởi vì con người là một thực thể hoạt động thiếu tự chủ và vô thức”. Như vậy, sự phát sinh và tồn tại của con người cũng giống như sự phát sinh và tồn tại của của các hiện tượng tự nhiên khác, chỉ có điều khác là: con người là sản phẩm tiến hoá cao nhất của giới tự nhiên, là một sinh vật bậc cao, có tính vượt trội so với ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top