blue_ruby

New Member
Download Tiểu luận Tìm hiểu quy định pháp luật về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong Luật Tố tụng hình sự

Download miễn phí Tiểu luận Tìm hiểu quy định pháp luật về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong Luật Tố tụng hình sự





MỤC LỤC
 
A.LỜI MỞ ĐẦU 3
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
1) Khái niệm chung về thủ tục rút gọn . .3
2) Quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong Tố tụng hình sự . .3
3) Một số kiến nghị sửa đổi bổ sung quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong Tố tụng hình sự . . .9
C.KẾT LUẬN . . 11
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỤC LỤC
A.LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………3
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………………………………………………………3
1) Khái niệm chung về thủ tục rút gọn……………………………………...…….3
2) Quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong Tố tụng hình sự……..….3
3) Một số kiến nghị sửa đổi bổ sung quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong Tố tụng hình sự……………………………………….……….……….9
C.KẾT LUẬN……………………………………...…………………...………11
CÁC TỪ VIẾT TẮT:
TTHS: Tố tụng hình sự
TTĐB: Thủ tục đặc biệt
TTRG: Thủ tục rút gọn
BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự
BLHS: Bộ luật hình sự
VKS: Viện kiểm sát
TATC: Tòa án tối cao
TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
CQĐT: Cơ quan điều tra
UBND: Ủy ban nhân dân
A.LỜI MỞ ĐẦU.
Theo quan niệm mới trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự được rút ngắn về thời gian tố tụng. Đồng thời đơn giản hóa một số thủ tục nhất định đối với những vụ án nhất định nhằm giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm kịp thời, có hiệu quả, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong tố tụng hình sự. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu quy định pháp luật về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong Luật Tố tụng hình sự.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1) Khái niệm chung về thủ tục rút gọn.
Thủ tục rút gọn ( TTRG) là một trong những thủ tục đặc biệt ( TTĐB) trong tố tụng hình sự (TTHS), được rút ngắn về thời gian tố tụng, giản lược một số thủ tục nhất định nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc chung của tố tụng hình sự, nhằm giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng đối với những vụ án nhất định.
Hoạt động tố tụng được rút gọn cũng chỉ có thể là các hoạt động tố tụng ở ba giai đoạn này, chỉ giản lược được một số thủ tục mang tính hình thức tố tụng : Quyết định đề nghị truy tố thay cho bản kết luận điều tra, quyết định truy tố thay cho bản cáo trạng. Thủ tục phiên tòa về cơ bản là theo trình tự chung nhưng vì không có cáo trạng nên trước khi tranh luận, thay mặt VKS thay vì đọc bản cáo trạng sẽ đọc quyết định truy tố bị can ngắn gọn.
2) Quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong Tố tụng hình sự.
So với các quy định về TTRG trong các văn bản trước năm 1988, phạm vi này đã được thu hẹp, tại thông tư số 16/TATC ngày 12/10/1974 của Tòa án nhân dân tối cao quy định về TTRG trong giai đoạn xét xử phúc thẩm. Một số quốc gia có những quy định tương tự về việc mở rộng phạm vi áp dụng TTRG trong giai đoạn xét xử phúc thẩm như Hàn Quốc , Nhật Bản.
*Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn.
Điều kiện áp dụng TTRG được quy định tại Điều 319 BLTTHS năm 2003.
BLTTHS năm 2003 đã có sự kế thừa pháp luật tố tụng trước năm 1988 trong việc quy định rõ thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng khi có đủ 4 điều kiện là : Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang; Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng; Người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng. Như vậy nội dung của các điều kiện này cũng tương tự như các điều kiện quy định tại Thông tư số 10/TATC ngày 8/7/1974 của TANDTC về thủ tục rút ngắn trong việc điều tra, truy tố ,xét xử các vụ án hình sự ít nghiêm trọng, phạm pháp quả tang, đơn giản, rõ ràng nhưng hình thức thể hiện các điều kiện tại BLTTHS năm 2003 chặt chẽ, dễ hiểu hơn so với những quy định tại Thông tư số 10/TATC.
Điều kiện thứ nhất: Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang
Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hay ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hay bị đuổi bắt. Khoản 1 điều 82 BLTTHS năm 2003 quy định : Đối với người đang thực hiện tội phạm hay ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hay bị đuổi bắt , cũng như người đang bị truy nã thì bất kì người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan , VKS hay UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và gửi ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Như vậy, điều Luật quy định ba trường hợp phạm tội quả tang đó là:
- Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện: Ở trường hợp này được hiểu là người đang thực hiện những hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm của một tội phạm cụ thể theo BLHS nhưng chưa hoàn thành tội phạm đã bị phát hiện. Đang thực hiện tội phạm có thể là: Đang thực hiện những hành vi làm cơ sở tiền đề liền trước hành vi phạm tội, những hành vi này không phải là hành vi chuẩn bị phạm tội mà đây là những hành vi rất gần, không thể tách ra được với hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm nên được coi là hành vi thực hiện tội phạm. Ví dụ : Hành vi lắp đạn vào súng để bắn, nhặt một vật nặng chuẩn bị ném, ..; hay là đã thực hiện hành vi khách quan của tội phạm nhưng chưa thực hiện được hết các hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm, hay mới thực hiện được một trong số những hành vi quy định trong cấu thành tội phạm. Ví dụ : Đang đe dọa nạn nhân nhằm cướp tài sản của họ, đang có hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác với mục đích xúc phạm nhân phẩm, danh dự của họ.. Hành vi đã thực hiện có thể đã gây ra.
- Người thực hiện hành vi phạm tội ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện. Trường hợp này các hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm đã được thực hiện hết, các dấu hiệu pháp lý của tội phạm đã thỏa mãn đầy đủ, tội phạm cũng vừa được hoàn thành nhưng người thực hiện hành vi chưa kịp xóa dấu vết của tội phạm hay đang cất giấu công cụ, phương tiện phạm tội thì bị phát hiện và bắt giữ. Trong trường hợp có người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm phát hiện ngay thì mặc dù không có vật chứng để lại cũng là phạm tội quả tang.
- Người thực hiện hành vi phạm tội đang bị đuổi bắt. Trường hợp này, người đang thực hiện phạm tội hay ngay sau khi thực hiện tội phạm thi bị phát hiện nên đã chạy trốn và bị đuổi bắt. Trường hợp này khác với bắt trong trường hợp khẩn cấp là việc thực hiện tội phạm, chạy trốn và bị đuổi bắt có sự liên tục, không bị gián đoạn về thời gian và về diễn biến sự việc. Địa điểm bắt không phải là hiện trường vụ án.
Đặc điểm của vụ án mà người phạm tội bị bắt quả tang là hành vi phạm tội đã cụ thể, rõ ràng, chứng cứ, tang vật của vụ án được thu giữ đầy đủ, nhân chứng, người bị hại được xác định. Do khi đó, chứng cứ phạm tội đã đầy đủ nên người phạm tội buộc phải nhận tội ngay, tội phạm nhanh chóng được xác định.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 84 BLTTHS, việc bắt quả tang phải được lập thành văn bản. Sau khi bị bắt hay nhận người phạm tội quả tang, “cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24h phải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top