ha_anh_p3o

New Member
Download Tiểu luận Tìm hiểu những điểm khác biệt trong quy chế pháp lý hành chính giữa người nước ngoài cư trú ở Việt Nam và công dân Việt Nam và lí giải sự khác biệt đó

Download miễn phí Tiểu luận Tìm hiểu những điểm khác biệt trong quy chế pháp lý hành chính giữa người nước ngoài cư trú ở Việt Nam và công dân Việt Nam và lí giải sự khác biệt đó





Trong khi công dân được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp, quyền thừa kế của công dân. Đồng thời công dân phải có nghĩa vụ đóng thuế, lao động công ích, tham gia xây dựng công trình công cộng, khắc phục hậu quả của thiên tai,. Thì người nước ngoài cũng được bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp. Cá nhân người nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam phải làm nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các đối tượng bao gồm: người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, các văn phòng đại diện, các chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam; các cá nhân hành nghề độc lập tại Việt Nam, người nước ngoài tuy không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam phải có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cao bao gồm thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ộng, sinh sống, học tập, công tác trên lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Một số vấn đề về quy chế pháp lí hành chính
Quy chế pháp lý hành chính là tổng thể các quy định của pháp luật đối với cá nhân hay tổ chức trong quản lý hành chính nhà nước. Quyền và nghĩa vụ pháp lý là phần rất quan trọng trong quy chế pháp lý hành chính.
Quy chế pháp lý hành chính của công dân là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước bắt nguồn từ Hiến pháp và chỉ có thể trở thành hiện thực khi được cụ thể hóa thành các quyền, nghĩa vụ cụ thể trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài là tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của người nước ngoài được Nhà nước ta quy định chủ yếu trong các văn bản sau đây: Hiến pháp 1992 (điều 81, 82); Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28/4/2000; Pháp lệnh ưu đãi miễn trừ ngoại giao năm 1993 dành cho cơ quan thay mặt ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan thay mặt của tổ chức quốc tế tại Việt Nam…
Đặc điểm của quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam và của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam.
2.1. Đặc điểm quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam
Mọi công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền về tự do cá nhân, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Điều đó được quy định tại điều 50 Hiến pháp 1992: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân được quy định trong Hiến pháp và Luật”.
Quy chế pháp lý hành chính của công dân được xác lập trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do Hiến pháp quy định. Chỉ có những cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể hạn chế quyền và nghĩa vụ của công dân.
Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt thành phần dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp. theo quy định tại điều 52 Hiến pháp 1992: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”
Quyền và nghĩa vụ là hai mặt công thể tách rời. công dân được hưởng quyền, đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Điều đó thể hiện mối liên hệ về trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân. Ví dụ, tại điều 57 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”, nhưng đồng thời công dân phải đóng thuế theo quy định của pháp luật.
Nhà nước tạo điều kiện cho nhu cầu chính đáng của cá nhân được thỏa mãn làm cho khả năng của công dân về trí tuệ, vật chất, tinh thần được phát huy đến mức cao nhất.
Nhà nước chỉ truy cứu TNPL đối với công dân khi có hành vi vi phạm do pháp luật quy định và chỉ trong phạm vi pháp luật cho phép.
Nhà nước không ngừng hoàn thiện quy chế pháp lý hành chính của công dân, đảm bảo cho công dân tham gia tích cực vào quản lý nhà nước.
2.2. Đặc điểm quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam.
Quy chế pháp lý hành chính dành cho người nước ngoài có những đặc điểm sau:
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải chịu sự tài phán của hai hệ thống pháp luật: pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch.
- Tất cả những người cư trú, làm ăn sinh sống tại Việt Nam đều bình đẳng về năng lự pháp luật hành chính, không phân biệt màu da, tôn giáo nghề nghiệp;
- Pháp luật nước ta giới hạn một số quyền mà người nước ngoài không được hưởng, đồng thời họ cũng được miễn một số nghĩa vụ pháp lý xuất phát từ tính chất của những quyền và nghĩa vụ này co liên quan đến vấn đề quốc tịch và chủ quyền quốc gia. Điều đó có nghĩa là quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài hẹp hơn so với quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam. Ví dụ như người nước ngoài được nhà nước ta bảo hộ về tính mạng, sức khỏe… nhưng họ không có quyền bầu cử và ứng cử và họ không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự
Sự khác biệt trong quy chế pháp lý hành chính của công dân và quy chế pháp lí hành chính người nước ngoài
Từ các đặc điểm của quy chế pháp lý hành chính của hai nhóm đối tượng trên, ta đã thấy có sự khác biệt lớn trong quy chế pháp lý hành chính dành cho hai nhóm đối tượng đó. Để thấy được rõ hơn, chúng em xin phân tích sự khác nhau đó trên các lĩnh vực:
3.1. Lĩnh vực hành chính- chính trị
Trong lĩnh vực hành chính- chính trị, quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam có nhiều điểm khác biệt với người nước ngoài sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, quyền được bảo đảm về bí mật thư tín, quyền được bảo vệ tính mạng, nhân phẩm, danh dự, tài sản…thì so với công dân Việt Nam, các quyền dành cho người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có phần hạn chế hơn rất nhiều.
+ Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Đối với công dân Việt Nam, quyền này được nhà nước thừa nhận rộng rãi và được quy định trong Hiến pháp. Điều 53 hiến pháp 1992: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thao luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Ngược lại, đối với người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, quyền này bị hạn chế, và hầu như không có.
Nếu như công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần xã hội,.. từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng của vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp thì nhóm người nước ngoài không có quyền này. Nhà nước ta không thừa nhận việc người nước ngoài tham gia vào bộ máy quản lý nhà nước, tuy nhiên trên thực tế họ vẫn có thể được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan nhà nước đối với những công việc không liên quan đến bí mật quốc gia và an ninh quốc phòng
+ Quyền tự do đi lại và cư trú
Thực tế cho thấy, quyền tự do đi lại & cư trú của người nước ngoài bị hạn chế hơn rất nhiều so với công dân Việt Nam. Đây là một quyền chính trị quan trọng mà nhà nước ta đã quy định rõ đối với công dân trong Hiến pháp. Là công dân Việt Nam, ngoài quyền được tự do đi lại, cư trú trong nước còn có quyền ra nước ngoài học tập, nghiên cứu khoa học, du lịch… Điều 68 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật”. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam quy định về quyền này của người nước ngoài rất chặt chẽ và cụ thể. Người nước ngoài muốn cư trú ở Việt Nam phải làm các thủ tục nhập cảnh; phải đăng kí mục đích, thời hạn ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top