Karney

New Member
Download Tiểu luận Tìm hiểu cách xác định thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm theo quy định của pháp luật hiện hành

Download miễn phí Tiểu luận Tìm hiểu cách xác định thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm theo quy định của pháp luật hiện hành





Việc xác định thu nhập thực tế bị mất hay bị giảm sút của người bị thiệt hại được xác định theo hai bước:
Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị là có hay không. Trong trường hợp người bị gây thiệt hại có thu nhập thì thu nhập thực tế của họ là bao nhiêu?
Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định tại Bước một. Nếu có khoản chênh lệch tức là thu nhập thực tế của người này bị giảm sút, nếu không xác định được những khoảng chênh lệch này thì thu nhập thực tế của người bị gây thiệt hại không bị mất.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

không còn khả năng để sửa chữa, khôi phục lại hay là tài sản đã bị chuyển giao không còn khả năng tìm thấy.
VD: Do có xích mích với A, B ném đá vỡ kính cửa oto của A.
- Những chi phí cho sự ngăn chăn, sửa chữa, thay thế. Cụ thể là những phí tổn phải bỏ ra có thể là tiền hay những tài sản khác nhằm khôi phục lại nguyên trạng tài sản hay có thể ngăn ngừa thiệt hại xảy ra do hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại.
VD: B ném vỡ cửa kính ôtô của A. Thiệt hại trực tiếp ở đây là ô kính bị vỡ ngoài ra đồ nội thất trong xe cũng bị hư hỏng nên những chi phí cụ thể ở đây là chi phí thay kính và chi phí sữa chữa những đồ nội thất bị hư hỏng khác.
- Thiệt hại vật chất cũng có thể là những chi phí phải bỏ ra do bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe như chi phí cứu chữa bao gồm viện phí, tiền thuốc men,… và chi phí cho việc bồi dưỡng, chăm sóc phục hồi chức năng cho bên bị thiệt hại.
- Trường hợp người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe mất hoàn toàn khả năng lao động hay mất một phần khả năng lao động từ đó dẫn đến việc mất đi những thu nhập về sau hay những thu nhập về sau hay những thu nhập về sau bị giảm sút so với thu nhập bình quân trước khi thiệt hại. Những khoản thu nhập bị mất hay giảm sút cũng được coi là thiệt hại phải bồi thường.
VD: A vượt ẩu và đã dùng xe oto quệt vào xe máy của B khiến B ngã gãy chân không thể đi làm được trong khi công việc chính của B là xe ôm. Vì gãy chân, B không thể tiếp tục làm công việc xe ôm được nữa mà phải chuyển sang bán quán nước. Thu nhập của B từ 2.500.000 đồng/tháng đã giảm xuống còn 1.500.000 đồng/tháng. Thiệt hại ở đây là khoản chênh lệch 1.000.000 đồng/tháng.
Thiệt hại về tài sản phải là thiệt hại thực tế đã xảy ra và tính được bằng tiền hay những thiệt hại trong thực tế chưa xảy ra nhưng chắn chắn sẽ xảy ra cũng được coi là thiệt hại về tài sản.
VD: Thu nhập bình quân hàng tháng bị giảm sút do bị thiệt hại về sức khỏe làm mất khả năng lao động hay hoa màu chuẩn bị đến ngày thu hoạch bị hư hỏng hay súc vật sắp đến ngày đẻ… do hành vi trái pháp luật đã chết.
2.2 Những tổn thất về tinh thần
Đây là những thiệt hại do bị xâm phạm về danh dự, uy tín, nhân phẩm. VD: A đánh B bầm dập mắt trái. B đi làm và giao tiếp với đồng nghiệp thì bị cho rằng do quan hệ bất chính với vợ của A nên mới bị A đánh ghen. Thiệt hại của B ở đây không những là những tổn thất về sức khỏe từ vết thương ở mắt trái mà còn là những tổn thương về tinh thần. Nếu B là người nổi tiếng, B thậm chí còn có thể phải bỏ ra các chi phí để cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những thiệt hại này không chỉ gây ra cho cá nhân mà còn có thể xảy ra đối với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
II. Xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Các quy định của pháp luật về xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Theo Điều 609 BLDS 2005, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được xác định bao gồm những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người gây thiệt hại.
Theo quy định tại mục II, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao số 03/2006/NĐ-HĐTP ngày 08 tháng 07 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của nạn nhân và đã được chi tiết hóa gồm các khoản tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đến bệnh viện, tiền thuốc và các khoản chi cho các dịch vụ chiếu, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, truyền máu theo yêu cầu của bác sĩ điều trị. Trong trường hợp người chịu thiệt hại về sức khỏe bị gây thương tích về phần đầu, phần chi, phần da, mắt,… thì những khoản người bị gây thiệt hại được bồi thường xác định được gồm các khoản chi cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, tiền giải phẫu thẩm mỹ khác để hồi phục phục phần nào về thẩm mỹ của khuôn mặt người đó như trước khi chưa bị gây thiệt hại như chi phí làm mũi, làm môi, làm cằm giả; chi phí khắc phục lại làn da do bị cháy, bị bỏng do lửa cháy, do hóa chất, do axit và các khoản chi để mua xe đẩy, nạng chống…
Thiệt hại còn bao gồm những chi phí liên quan đến chức năng thu nhập của người bị gây thiệt hại. Những thu nhập đó có thể bị giảm sút hay mất đi ngay sau khi hành vi gây thiệt hại xảy ra.
2. Thiệt hại của người bị gây thiệt hại về sức khỏe
2.1 Thiệt hại về vật chất
Thiệt hại vật chất tức là thiệt hại có thể tính được thành tiền, mang tính giá trị, bao gồm:
Thứ nhất: Thiệt hại là những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
Thứ hai: Thiệt hại là thu nhập thực tế bị mất hay bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại
Thứ ba: Thiệt hại là những chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
Thứ tư: Thiệt hại là mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
2.1.1 Những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại
“Chi phí hợp lý” là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc khắc phục hậu quả của hành vi gây thiệt hại về sức khỏe cho người bị gây thiệt hại.
Các chi phí này gồm có:
Một là các khoản tiền chi phí khám chữa bệnh như chi phí sơ cứu ban đầu, tiền thuốc theo đơn của bác sĩ, tiền điều trị gồm các chi phí khác để điều trị ngoài đơn thuốc như tiền chụp phim, điện não đồ, phẫu thuật, truyền dịch thay thế các bộ phận của cơ thể, tiền giám định sức khỏe,… hay các khoản viện phí đối với những người bị gây thiệt hại phải điều trị nội trú.
Hai là các khoản tiền bồi dưỡng để phục hồi sức khỏe (trước và sau khi ra viện) và chi phí để mua sắm các phương tiện kỹ thuật cần thiết nhằm làm phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút cho người bị thiệt hại.
2.1.2 Thu nhập thực tế bị mất hay bị giảm sút của người bị thiệt hại
“Thu nhập thực tế bị mất hay bị giảm sút” là khoản thu nhập không thu được của người bị thiệt hại trong hay sau thời gian điều trị do họ phải nghỉ việc để điều trị hay mất khả năng lao động. Nó cũng là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập có được trư
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top