Yeung

New Member
Download Tiểu luận Thời kỳ hậu hệ thống Bretton Woods

Download Tiểu luận Thời kỳ hậu hệ thống Bretton Woods miễn phí





Bong bóng thị trường chứng khoán đã tự nó giải quyết bằng cách xuống giá, và để nhằm giữ nền kinh tế khỏi tuột dốc, Cục dự trữ Liên bang (Fed) đã giữ lãi suất ở mức rất thấp và lại kéo dài thời gian quá lâu, đầu tư vào nhà cửa tiếp tục tăng, giá nhà cửa trở thành bong bóng. Trong 5 năm qua giá nhà khắp nơi tăng, thấp nhất ở các bang hẻo lánh nhiều đất cũng tăng ít nhất 17%, và ở nơi có nhiều đầu cơ tăng hơn gấp đôi. Nếu kể từ năm 1980, giá nhà ở những bang như New York, California, Massachussets tăng 5, 6 lần.



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

át nên đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ
Đồng tiền Yên Nhật Bản trước đây được phép tăng giá so với đồng đôla Mỹ sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods vào năm 1971, đã suy yếu đáng kể sau cú sốc dầu mỏ. Nền kinh tế Nhật Bản vốn được đánh giá là dễ bị tổn thương hơn cả khi gặp phải những biến động co giãn của giá cả dầu mỏ. Tiền Yên Nhật Bản trước đợt cấm vận dầu mỏ được định giá ở mức 265 Yên cho một đôla Mỹ. Sau đó đồng tiền này sụt giảm xuống còn 300 Yên cho 01 đôla vào giữa năm 1974, rồi dao động hẹp xung quang mức này cho đến năm 1977, thời điểm mà tổng thống mới đắc nhiệm Carter quyết định thực hiện nhiệm vụ giải quyết mức thậm hụt tăng nhanh trong cán cân thương mại với Nhật Bản.
Đồng Mác Đức cũng phải đối mặt với một chiều hướng tương tự như đồng Yên Nhật, nhưng sự sụt giảm không nhiều như đồng Yên và cũng hồi phục nhanh hơn so với đồng Yên. Đồng Mác đã giảm từ 2,40 Mác cho 01 Đôla trước cấm vận dầu mỏ xuống còn 2,80 Mác cho 01 Đôla vào tháng 01 năm 1974. Tuy nhiên cho đến cuối năm 1974, đồng Mác đã mạnh hơn so với trước thời điểm khủng hoảng dầu mỏ và nó tiếp tục tăng so với đồng Đôla sau đó.
Có thể nói rằng ảnh hưởng của cú sốc giá dầu lên nền kinh tế toàn cầu, mà biểu hiện chính là hiệu ứng lên cán cân vãng lai của các nước đã dẩy thế giới vào cuộc suy thoái trong những năm 1974-1975 với mức tăng trưởng kinh tế âm của các nước như Mỹ, Nhật, Anh và Đức. Cùng với sự suy thoái kinh tế này là mức thất nghiệp gia tăng ở hầu hết các nước.
II. Cú sốc giá dầu lần thứ 2 (1979- 1981)
Nguyên nhân
Một sự kiện địa chính trị khác với những hậu quả lịch sử to lớn đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng dầu mỏ thứ hai. Bước vào năm 1979, OPEC quyết định tận dụng quyền lực định giá của mình sau một giai đoạn kiềm chế bằng cách công bố một mức tăng giá 15% cho năm 1979. Tuy nhiên động thái nói trên của OPEC sau đó nhanh chóng trở nên vô nghĩa với các sự kiện gây chấn động tại Iran. Sản xuất dầu mỏ tại Iran bắt đầu giảm sút khi những biến động xã hội leo thang. Tình hình thị trường xấu đi thậm chí ngay cả trước khi Đảng Shah bị lật đổ và sứ quán Mỹ tại Tehran bị các tay súng bao vây vào tháng 11 năm 1979. Cuộc cách mạng tại Iran đã gây ra thiệt hại từ 2 triệu đến 2,5 triệu thùng dầu khai thác mỗi ngày trong giai đoạn từ tháng 11 năm 1978 cho đến tháng 06 năm 1979. Sau đó thì việc sản xuất hầu như dừng hẳn, dẫn đến giá dầu tăng. Mặc dù mức suy thoái không bằng lần 1 nhưng suy thoái của các nước công nghiệp lại tỏ ra sâu sắc.
Iraq tiến hành xâm lược Iran vào tháng 09 năm 1980. Chỉ trong vài tuần tổng sản lượng dầu mỏ của cả hai nước tham chiến này chỉ còn ở mức vài triệu thùng mỗi ngày hoặc có thể tính là 6,5 triệu thùng mỗi ngày ít hơn so với một năm trước đó. Trong năm 1979, sản lượng dầu thô toàn thế giới đã giảm 10%. Cũng trong thời gian này, rất nhiều nước quay lại nỗ lực củng cố các kho xăng dầu dự trữ. Cho đến thời điểm thị trường dầu thô đạt đỉnh vào giai đoàn 1980 - 1981, giá dầu thô nhẹ của Ả Rập Sêút đã tăng lên sát mức 40 Đôla một thùng, mức tăng 25 Đôla mỗi thùng hay gấp 3 lần so với mức giá trung bình năm 1978.
Tác động
Tình hình này dẫn đến sự suy thoái của các nước công ngiệp cũng như ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ lúc bấy giờ. Cuộc cách mạng Iran diễn ra ngay sau khi chính quyền Carter trong tháng 11 năm 1978 đưa ra chương trình chi tiết bảo vệ giá trị đồng Đôla. Chương trình này bao gồm việc vay tín dụng từ IMF cũng như phát hành các trái phiếu có tên gọi là trái phiếu Carter, theo đó Kho bạc Hoa Kỳ đứng ra vay các loại tiền tệ khác ngoài đồng Đôla. Chương trình này có hiệu quả trong một thời gian khi khôi phục lại đôi chút niềm tin thị trường, và đồng Đôla đã tăng lên đôi chút trong bảng tỷ giá. Cũng giống như thời điểm sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất, trong lần khủng hoảng thứ hai đồng Yên Nhật Bản lại tiếp tục phải chịu sức ép trên thị trường ngoại hối quốc tế. Phản ứng của đồng Mác Đức cũng lại khác. Cho đến cuối năm 1979, khi tỷ lệ lạm phát của Mỹ bắt đầu tăng lên, đồng Mác Đức đã bắt đầu tăng giá mạnh mẽ. Xu hướng này đã tiếp tục cho đến vào năm 1980.
Trong bối cảnh lúc bấy giờ, rút kinh nghiệm từ cú sốc giá dầu lần trước, lần này các chính phủ kiên quyết hơn trong việc tránh hậu quả của các chính sách lạm phát. Kết quả là các NHTW của các nước công nghiệp đều áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để phản ứng lại cú sốc giá dầu lần này bằng cách thực hiện những biện pháp nhằm rút bớt lượng tiền trong lưu thông, dẫn đến làm tăng mức lãi suất thế giới, kết quả là cuộc suy thoái kinh tế trong năm 1980-1981, đặc biệt ở Anh và Mỹ.
III. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐÔNG Á
1. Giới thiệu:
Cuộc khủng hoảng bắt đầu ở Thái Lan vào tháng 7/1997 rồi lan sang các thị trường tài chính khác trong đó có cả các con hổ châu Á.
Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan là những nước chịu tác động mạnh nhất. Hongkong, Lào, Philippines, Malaysia cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Trung Hoa Đại Lục, Đài Loan, Singapore và Việt Nam không bị ảnh hưởng.
Khủng hoảng 1997 là khủng hoảng toàn cầu vì tác động của nó lan tới tận các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ.
2. Biểu hiện:
Sự mất giá nhanh của các đồng tiền với quy mô chưa từng có.
Sự thua lỗ và phá sản với quy mô và tốc độ bất thường của hệ thống ngân hàng và tài chính quốc gia.
Sự thua lỗ và phá sản với quy mô và tốc độ bất thường của các doanh nghiệp.
3. Nguyên nhân:
a. Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém:
Thái Lan và một số nước Đông Nam Á cố gắng thực hiện bộ ba chính sách không thể đồng thời: cố định đồng tiền của nước mình vào USD, tự do hóa tài khoản vốn, thắt chặt tiền tệ. Chính điều này đã tạo sức ép tăng giá đồng nội tệ. Để giữ tỷ giá cố định, các NHTW đã thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, dẫn tới lạm phát. Thực hiện chính sách vô hiệu hóa để chống lạm phát vô hình chung đẩy mạnh các dòng vốn vào nền kinh tế.
Hàn Quốc vào giữa những năm 1990, đồng Won không ngừng lên giá so với USD làm hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc tăng giá trên thị trường quốc tế, tài khoản vãng lai suy yếu. Đồng thời Hàn Quốc lại theo đuổi chế độ tỷ giá neo lỏng lẻo và chính sách tự do hóa tài khoản vốn làm thâm hụt tài khoản vãng lai được bù đắp bằng các khoản vay nước ngoài mà chủ yếu là vay ngắn hạn và không có bảo hiểm rủi ro.
b. Các dòng vốn nước ngoài kéo vào:
Do các nước châu Á thực hiện tự do hóa tài khoản vốn và lãi suất các nước này cao hơn các nước phát triển nên thu hút các nhà đầu tư nước ngoài từ các trung tâm tiền tệ lớn nh
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Tiểu luận: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: So sánh lĩnh vực luật dân sự của bộ luật Hammurabi và luật La Mã thời cộng hòa hậu kì Tài liệu chưa phân loại 0
L Tiểu luận: Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung vợ chồng Tài liệu chưa phân loại 0
K Tiểu luận: Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận Kỹ năng quản lí thời gian Quản trị học 0
B Tiểu luận: Thực trạng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời g Luận văn Kinh tế 0
M Tiểu luận: cơ sở lý luận triết học của đường lối CNH, HĐH ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ Văn hóa, Xã hội 0
L Tiểu luận: tín dụng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Văn hóa, Xã hội 0
T Tiểu luận: tình hình lịch sử, chính trị- xã hội, kinh tế của Ấn Độ trong thời kỳ cận đại và trong gi Tài liệu chưa phân loại 2
D Tiểu luận: Dựa trên hệ thống tài khoản quốc gia đánh giá về nợ nước ngoài Việt Nam thời gian qua Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top