Cornell

New Member

Download Tiểu luận Thành ngữ- Tục ngữ giáo dục là những luận điểm chứa đựng tri thức về giáo dục, kinh nghiệm học tập của người Việt miễn phí





 
MỤC LỤC
I. Chương 1 Tư tuởng triêt lí trong văn hoá, văn học dân gian, thành ngữ tục ngữ
II. Chương 2 Thành ngữ- tục ngữ giáo dục là những luận điểm chứa đựng tri thức về giáo dục, kinh nghiệm học tập của người việt
III. Kết luận
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỤC LỤC
Chương 1 Tư tuởng triêt lí trong văn hoá, văn học dân gian, thành ngữ tục ngữ
Chương 2 Thành ngữ- tục ngữ giáo dục là những luận điểm chứa đựng tri thức về giáo dục, kinh nghiệm học tập của người việt
III. Kết luận
MỞ ĐẦU
Bài tập này được thực hiện với mục tiêu là thấy được một phần nhỏ vai trò của Thành Ngữ- Tục Ngữ đối với triết lí sống của người Việt từ xưa đến nay. Vì được thực hiện trong thời gian ngắn nên chưa được chuẩn bị công phu, tài liệu chưa được tìm kiếm và thống kê, nhưng với bài tập này tui hy vọng một phần triết lí có trong Tục Ngữ- Thành Ngữ sẽ được làm rõ với vai trò lớn lao của Văn học Dân Gian nói chung và thành ngữ tục ngữ nói riêng sẽ trở thành nét đẹp của ông cha ta để lại cho con cháu. Đối với cuộc sống hiện đại ta chỉ thấy chúng là những câu nói giản dị mộc mạc thô sơ nhưng ở đó chứa đựng nhiều triết lí được ông cha ta đúc rút từ thực tiễn cuộc sống, nhiều quan điểm nhiều vấn đề của cuộc sống. Đối với vấn đề giáo dục, học tập, trau dồi đạo đức, ông cha ta cũng đặt ra và đưa vào kho tàng văn học dân gian như một vấn đề cần thiết nhất để duy trì cuộc sống, để con người có tri thức có nhận thức tốt, nhằm xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Chương 1
Tư tưởng triết lí Việt Nam trong Văn Học Dân Gian, Thành Ngữ - Tục Ngữ
1.1. Văn Hoá và triết học Việt Nam
Văn hoá hôm nay, có thể coi là thể những nét riêng biệt tinh thần vật chất, trí tuệ, cảm xúc quyết định tính cách của xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật, văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục, những tín ngưỡng. Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hoá đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có tình lý, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành, đặt ra để xem xét thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân.
Như vậy văn hoá không phải là một lĩnh vực riêng biệt, văn hoá là thể thống nhất nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hoá là chìa khoá của sự phát triển. Văn hoá Việt Nam xưa vốn chứa đựng rất nhiều quan điểm, triết lý nó không được phát triển thành các học thuyết, các luận điểm triết học rõ ràng mà nó tồn tại trong các di sản tinh thần của văn hoá như : Văn học, Sử học, Tín ngưỡng, Phong tục…
1.2. Văn học dân gian và triết học
Văn học dân gian là bộ phận của văn học Việt Nam là di sản tinh thần của văn hoá Việt Nam. Đó là những di sản tinh thần vô hình được lưu truyền bằng cách miệng với nguồn gốc bình dân được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác nên văn học dân gian nói chung và Thành ngữ - Tục ngữ nói riêng là những triết lý về đời sống cuả con người, xã hội, đúc rút kinh ngiệm, nhận thức thế giới xung quanh mình. Từ những tác phẩm văn học dân gian có từ ngàn xưa đó, dần dần nó hình thành một hệ thống quan điểm triết lý một cách vô thức dù các chủ nhân của chúng không hề cố ý tạo nên những quan điểm đó. Những quan điểm đó được tạo nên không phải tất cả đều đúng đắn, hoàn thiện có bộ phận đạt đến quan điểm duy vật,duy vật biện chứng có bộ phận lại rơi vào quan điểm duy tâm siêu hình…Nhưng tất cả tạo nên tư tưởng đan xen giữa duy tâm và duy vật chúng trở thành cuộc đấu tranh không phân tuyến, không diễn ra trên mọi vấn đề, thể hiện giữa việc giải quyết mối quan hệ giữa tâm và vật,linh hồn và thể xác,giữa lý trí và khí của con người.Có lẽ vì vậy mà những triết lý, những quan điểm đó ẩn đằng sau những lời ví von với ngôn ngữ mộc mạc, đầy chất giáo huấn. Thành ngữ và tục ngữ đã trở thành một phương tiện để giáo dục con người ở nhiều phương diện: đạo đức lối sống,nhận thức, kinh nghiệm sống…Nhưng với đề tài nhỏ này tui chỉ xin được xem xét tính triết lí của Thành ngữ - Tục ngữ đối với vấn đề giáo dục con người theo đúng nghĩa là giáo dục giúp con người có cách học, nhận thức đúng về vấn đề cho việc học hỏi, những lời khuyên cho việc giữ gìn phẩm chất đạo đức của người Việt từ xưa đến nay.
1.3. Thành ngữ -Tục ngữ với triết lý
Thành ngữ và Tục ngữ là một bộ phận văn học dân gian.Thành ngữ tục ngữ ngắn gọn nhất dễ đọc, dễ thuộc vì thế dễ dàng đi vào lòng người . Có lẽ vì lý do đó nó được sử dụng thường xuyên liên tục trong cuộc sống ,trong giao tiếp của cộng đồng người việt, nhằm mục đích giúp con người có cuộc sống tốt đẹp hơn. Đặc biệt Thành ngữ-Tụcngữ về giáo dục là để giáo dục đạo đức, giúp con người học tập tiến bộ,tích luỹ kiến thức trong cuộc sống. Đến nay Thành ngữ -Tục vẫn giúp ta có thêm những vốn sống, hiếu biết về cuộc sống hiện đại cũng như quá khứ xa xưa của dân tộc.
Thành ngữ-Tục ngữ mang nhiều quan điểm triết lý khác nhau rất đa dạng và phong phú, có những quan điểm đối nghịch nhau. Nhưng ở đề tài này tui sẽ có lựa chọn và quan tâm đến nhiều Thành ngữ-Tục ngữ mang quan điểm duy vật gần gũi với quan điểm của Mác-Lê nin:Như quan điểm giữa vai trò của vật chất và ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa chúng,các quy luật, các cặp phạm trù nội dung và hình thức được thành ngữ phát biểu một cách giản dị thô sơ hay quan điểm toàn diện trong lý luận nhận thức, mối liên hệ biện chứng của lý luận và thực tiễn trong lý luận nhận thức của triết học duy vật lịch sử được thể hiện trong Tục ngữ và Thành ngữ như thế nào. Những quan điểm này giúp con người chúng ta giáo dục nhân cách, đúc rút những phương pháp học tập, phương pháp nhận thức để phát triển trí tuệ và nhân cách như thế nào? Đó là những vấn đề có tính chất triết lý mang đậm màu sắc dân gian nhưng cũng đạt đến đỉnh cao của triết lí dân gian. Nó trở thành những vấn đề có tính chân lý trong cuộc sống, vì vậy người Việt thường xuyên sử dụng xem đó là những lời khuyên bổ ích, và không bao giờ là quan điểm lệch lạc dù ở thời đại nào chế độ xã hội nào đi nữa.
CHƯƠNG II
Những luận điểm vè giáo dục nhận thức, giáo dục đạo đức,kinh nghiệm học tập của người Việt có trong Thành ngữ -Tục ngữ .
2.1 Vai trò của Thành ngữ -Tục ngữ đối với đời sống của người Việt
2.1.1 Khái niệm
Tục ngữ là những câu văn vần được lưu truyền bằng cách truyền miệng dùng để đúc rút kinh nghiệm trong đời sống, trong lao dộng sản xuất.
Thành ngữ là những cụm từ cố định dùng để phê phán, giáo dục tích luỹ những vân đề liên quan đến cuộc sống con người,cuộc sống xã hội.
2.1.2 Thành ngữ và Tục ngữ trở thành món ăn tinh thần,là kho tàng kinh nghiệm sống được người Việt đúc rút từ ngàn xưa.
Ở Thành ngữ -Tục ngữ chúng ta thấy tình cảm quan n...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top