missnhoc_9x

New Member
Download Tiểu luận Sự tiếp xúc với cuộc sống văn minh đô thị của thế hệ trẻ sẽ tác động những gì đến cuộc sống ở nông thôn

Download miễn phí Tiểu luận Sự tiếp xúc với cuộc sống văn minh đô thị của thế hệ trẻ sẽ tác động những gì đến cuộc sống ở nông thôn





Hiện nay nông thôn đang có bước chuyển biến khá nhanh, nhiều công trình cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư, đời sống nhân dân được cải thiện rõ ràng. Các chương trình xóa đói giảm nghèo đạt được những thành tựu nổi bật, các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa được chú trọng hơn, tiếp cận với các tầng lớp nhân dân ở khu vực nông thôn.
Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư mạnh mẽ, nhiều công trình phục vụ lợi ích cộng đồng được hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển văn hóa – xã hội nông thôn. Đến nay đã có 98% số xã trên cả nước có đường ôtô đi đến nơi, hơn 90% xã có đường điện kéo về, gần 88% số hộ gia đình nông thôn đã có điện sử dụng, số thuê bao điện thoại ở khu vực nông thôn cũng tăng nhanh, hiện nay đã đạt 4 máy/100 dân ( cả nước là 12,56 máy/100 dân, 58% số dân nông thôn đã được sử dụng nước sạch, xây mới 501 chợ, tạo điều kiện cho nông dân mua bán trao đối hàng hóa thuận tiện hơn.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

toàn bộ những hoạt động về tinh thần và vật chất của một trung tâm lớn về nhiều mặt của một vùng hay một quốc gia, ở khía cạnh khác, nói đến văn minh đô thị là nói đến chuẩn mực văn hóa – các giá trị đã được xác định để trở thành tiêu chí phấn đấu, định hướng lâu dài.
Ưu điểm: Cuộc sống mới văn minh, hiện đại, tác phong làm việc công nghiệp, khoa học, hiện đại, phương pháp tư duy biện chứng, phân tích khách quan.
Khuyết điểm: Lối sống bon chen, đua đòi ích kỷ, thực dụng, lối sống gấp, dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội, ảnh hưởng trật tự, an toàn xã hội.
2.Văn hóa truyền thống:
Là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo trong quá trình phát triển, được lưu giữ và kế thừa thành thói quen hình thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ưu điểm: Lưu giữ, bảo tồn được những nét đẹp truyền thống, bản sắc của dân tộc.
Khuyết điểm: Bảo thủ, khó chấp nhận thay đổi tư duy, kìm hãm sự phát triển.
3. Về tình hình đô thị hóa nông thôn hiện nay:
Quá trình đô thị hóa ở nông thôn Việt Nam đang diễn ra với một tốc độ khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế - văn hóa – xã hội trên tầm cả nước. Nếu như năm 1999, trên cả nước có khoảng 400 thị trấn, thì nay tăng lên khoảng 651 thị trấn, dân số trong những năm của thập kỷ 90 của các thị trấn dao động từ khoảng 2000 – 30.000 người, thì hiện nay dao động ở mức từ 2000 – 50.000 người. trong đó tỉ lệ phi nông nghiệp cùa các thị trấn phổ biến ở mức 30% - 40%, hiện nay đã tăng nhanh ở mức 50% - 60%. Năm 1998 có khoảng 60 đô thị loại 4 nay tăng lên 84 đô thị. Diện tích đất đai bị thu hồi, qui hoạch, chuyển mục đích sử dụng ngày càng nhiều đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc sống của người nông dân Việt Nam.
Tuy vậy, cho đến nay yếu tố nông nghiệp của nền kinh tế nước ta vẫn còn chiếm tỉ trọng rất lớn. do trên 70% dân số nước ta sinh sống ở khu vực nông thôn. Nếu trên cả nước có tất cả 14,7% hộ gia đình cùng kiệt theo tiêu chuẩn năm 2005 thì trong đó số hộ đủ chuẩn cùng kiệt tại nông thôn chiếm 90% trên tổng số 14,7% hộ cùng kiệt trên cả nước. đặc biệt là ở vùng núi nông thôn phía bắc chiếm tới 51,3%, miền Tây và miền Trung chiếm 41%. Đây mới chỉ là tỉ lệ bình quân chung, nếu chia theo độ chênh lệch giàu, cùng kiệt trong vùng thì cũng rất khác nhau, tại cùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số thực sự còn rất nghèo.
Chênh lệch về thu nhập giữa nông dân và các thành phần dân cư khác hiện nay cách nhau từ 5 – 7 lần, có những nơi lên đến hàng chục lần. Chính điều này đang dẫn đến những bất ổn về kinh tế - chính trị - xã hội, bởi vì nông dân là tầng lớp đông nhất trong xã hội Việt Nam, hơn nữa họ lại là tầng lớp luôn đi đầu trong các cuộc đấu tranh cách mạng, hy sinh xương máu nhiều với đất nước. nhưng hiện nay lại phải chịu nhiều bất công trong sự hưởng lợi ích từ quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
II/. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY
Đất nước ta có một giai đoạn lịch sử
đặc biệt, nên nông thôn Việt Nam trước kia có khoảng cách rất lớn với sự phát triển của đô thị. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, mà đặc biệt dưới sự tác động của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đời sống xã hội ở các vùng nông thôn đang dần thu hẹp khoảng cách với đô thị, trong đó quá trình đô thị hóa mang yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến quan hệ sản xuất tại nông thôn. Nếu như trước kia, ở nông thôn nền sản xuất nông nghiệp mang tính độc canh về cây lúa, hoa màu, thì nay đang dần trở thành nền sản xuất hàng hóa đa ngành nghề. Chính từ đó, lối sống văn minh đô thị với những mặt tích cực và cả tiêu cực đã du nhập rất nhanh vào xã hội nông thôn, gây xáo trộn, tác động rất lớn tới những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời, cũng như phong tục tập quán nông thôn Việt Nam.
1.Về kinh tế:
Hiện nay cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có những chuyển biến tích cực theo hướng đa ngành nghề và đầy mạnh sản xuất các loại nông thủy sản có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng.. Tuy hiện nay diện tích trồng lúa ở các vùng chuyên canh có giảm ( khoảng 300.000 Ha) để chuyển sang nuôi trồng các loại nông thủy sản khác có giá trị kinh tế cao hơn, nhưng sản lượng lúa thu hoạch vẫn tăng cao, từ 34.5 triệu tấn (năm 2000) lên đến 36.55 triệu tấn trên cả nước (năm 2008). Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng trong nước khoảng 27,8 triệu tấn lúa, bao gồm để giống 1 triệu tấn, để ăn 21 triệu tấn (kể cả nhu cầu cho chế biến), hao hụt và chăn nuôi 5,8 triệu tấn. Như vậy, lượng lúa hàng hóa cho xuất khẩu 8,75 triệu tấn (trên 4,5 triệu tấn gạo).
Sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp có sự điểu chỉnh mạnh theo từng năm dựa trên nhu cầu thị trường để tham gia xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, từng bước tiến tới thay thế những nguyên liện phải nhập khẩu, đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn liền với công nghiệp bảo quản chế biến. (bảng phụ lục thống kê).
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG MỘT SỐ  CÂY CÔNG NGHIỆP HÀNG NĂM
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
I. Diện tích - Ha
- Bông
2.261
3.808
5.157
2.643
4.285
4.653
3.481
- Mía
7.145
4.254
4.642
5.506
6.099
4.305
3.108
-
Đậu phụng
7.692
7.864
7.140
7.811
7.282
8.229
7.027
- Thuốc lá
267
470
369
364
163
155
132
-
Đậu tương
355
386
430
445
439
305
330
II. Sản lượng -Tấn
- Bông
1.661
3.620
4.489
3.134
5.404
5.147
4.047
- Mía
279.909
193.349
213.650
255.391
285.767
208.402
141.599
-
Đậu phụng
5.304
5.648
5.540
6.473
6.109
8.637
6.493
- Thuốc lá
200
459
359
336
125
143
336
-
Đậu tương
236
321
579
660
670
510
530
Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và các ngành nghề nông thôn có chuyển biến tích cực, tăng trưởng bình quân tăng 12-14%/năm, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tăng 15%/năm. Hiện tại cả nước có 2.971 làng nghề và khoảng 1,35 triệu cơ sở ngành nghề nông thôn với khoảng 1,4 triệu hộ gia đình tham gia, thu hút hơn 10 triệu lao động.
Cơ cấu kinh tế nông thôn hiện nay chuyển dần sang hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ. Năm 2004 trong tổng GDP cả nước, tỉ trọng nông, lâm, thủy sản đã giảm từ 24,53% xuống 21,76%, số lao động nông nghiệp giảm từ 59,04% xuống 57,9%, năm 2003, hộ thuần nông đã giảm còn 68,8%, hộ kiêm nghề tăng, chiếm 12,7% và phi nông nghiệp 18,4%.
Trình độ khoa học, công nghệ trong nông nghiệp từng bước được nâng cao theo hướng sử dụng công nghệ sinh học, cách canh tác tiên tiến để nâng cao chất lượng, sản lượng nông, lâm, thủy sản. Xuất hiện ngày càng nhiều những trang trại có qui mô lớn, bước đầu khắc phục được một số yếu kém của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
2. Về xã hội:
Hiện nay nông thôn đang có bước chuyển biến khá nhanh, nhiều công trình cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư, đời sống nhân dân được cải thiện rõ ràng. Các chương trình xóa đói giảm cùng kiệt đạt ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top