baby_dance2912

New Member
Download Tiểu luận Những vấn đề pháp lý và thực tiễn của hoạt động chống khủng bố giai đoạn hiện nay

Download miễn phí Tiểu luận Những vấn đề pháp lý và thực tiễn của hoạt động chống khủng bố giai đoạn hiện nay





Hoạt động khủng bố đã và đang đe dọa thực sự Liên minh châu Âu khi những vụ khủng bố đẫm máu nhất sau ngày 11/9 ở Mỹ đã diễn ra ở những quốc gia thành viên. Điển hình là vụ đánh bm đẫm máu tại Madrid, Tây Ban Nha, làm gần 2.000 người chết và bị thương hôm 11/3/2004 và đánh bm tự sát phối hợp kích nổ tại ba đoàn tàu điện ngầm và một chiếc xe buýt tại thủ đô London vào sáng 7/7/2005, đã có 52 nạn nhân thiệt mạng trong các vụ tấn công này. Giữa lúc còn đang "quay cuồng" trong mối lo "cơm áo gạo tiền" do "bão nợ" công gây ra, “ Lục địa già ” lại phải nơm nớp sợ hãi trước nguy cơ bị biến thành mục tiêu của các vụ khủng bố quy mô lớn khi những cơ quan tình báo của nhiều quốc gia thông tin dồn dập về các âm mưu tấn công đẫm máu tại nhiều địa điểm ở châu Âu. Chính vì vậy, công tác chống khủng bố được các thành viên EU coi là một trong các vấn đề ưu tiên hàng đầu hiện nay trong chính sách phát triển của khối. Thủ tướng Ireland Bertie Ahern, người giữ chức chủ tịch luân phiên của EU, nhận xét: "Chủ nghĩa khủng bố là mối đe doạ đối với an ninh, nền dân chủ và lối sống của chúng ta trong Liên minh châu Âu. Chúng ta sẽ làm tất cả trong thẩm quyền của mình để bảo vệ nhân dân trước mối hoạ này".



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

n hay cướp máy bay, đầu độc…Theo ý kiến của một chuyên gia chống khủng bố thì nguyên nhân – điều kiện của hoạt động của hoạt động khủng bố có thể là: xung đột tôn giáo, sắc tộc; mâu thuẫn về lợi ích kinh tế chính trị; do các phần tử khủng bố muốn trút bỏ cảm giác oán hận, giày vò đau khổ của chúng; do nhu cầu ảnh hưởng muốn gây cảm giác sợ hãi cho người khác.
c. Liên hiệp quốc và vai trò trong công cuộc chống khủng bố.
Hoạt động chống khủng bố trên phạm vi toàn cầu được thực hiện dưới sự lãnh đạo chung của Liên Hợp Quốc (LHQ). Các nước thành viên LHQ nhất trí cho rằng cuộc chiến chống tội phạm khủng bối cần gắn bó chặt chẽ với nhau và chỉ có thể thành công nếu tất cả các nước đều hành động chung trên phạm vi toàn cầu. Do vậy, LHQ đã đưa ra nhiều biện pháp cũng như kêu gọi các nước thành viên tích cực chống tội phạm này. Quyết định kêu gọi các nước hợp tác chống khủng bố được đưa ra trong cuộc thảo luận toàn thể tại Ủy ban Xã hội, Nhân đạo và Văn hoá của Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 65 về ngăn ngừa tội phạm, kiểm soát ma tuý và đảm bảo công lý. Quyết định này được dựa trên cơ sở nhận định đúng đắn về tình hình các khu vực trên thế giới như Trung Đông, Châu Phi…là hai khu vực điểm nóng về khủng bố hiện nay. Nạn khủng bố có thể nghiêm trọng hơn do việc kiểm soát các đường biên giới còn lỏng lẻo, mức sống của người dân thấp, căng thẳng chính trị, xã hội và tôn giáo gia tăng. LHQ khẳng định tội phạm có tổ chức và các chế độ tham nhũng chỉ lung lay khi các nước trên thế giới nêu cao ý chí tập thể cùng nỗ lực hành động. Đại hội đồng LHQ đã thông qua Kế hoạch toàn cầu thực hiện chương trình toàn cầu chống khủng bố, trong đó, hỗ trợ 168 nước tăng cường khả năng chống khủng bố và đào tạo cho các nước hơn 10.000 quan chức chống khủng bố. LHQ nhấn mạnh phát triển cần an ninh để thành công đồng nghĩa với việc cần các thể chế hiệu quả và mạnh mẽ trên cơ sở pháp trị, trong đó không ai hay không một tổ chức nào được phép đứng trên luật pháp, đảm bảo cho người dân các quyền con người cơ bản và tiếp cận công lý một cách bình đẳng. Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua một loạt các nghị quyết chống khủng bố như: NQ 1267(1999), NQ 133(2002), NQ 1455(2003) để áp dụng các biện pháp chống khủng bố.
Những điều ước quốc tế có liên quan đến chống khủng bố .
a. Về hoạt động chống bắt giữ con tin.
Năm 1979, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua Công ước về đấu tranh chống bắt cóc con tin. Theo quy định của Công ước thì các hành vi bắt cóc và cầm giữ con tin cùng với sự đe doạ giết hại con tin, hành vi gây thương tích hay tiếp tục cầm giữ con tin nhằm mục đich đòi hỏi bên thứ ba thực hiện hành vi nào đó như là điều kiện trực tiếp hay gián tiếp để phóng thích con tin đều bị coi là hành vi phạm tội. Các quốc gia thành viên công ước phải quy định trong luật của nước mình sự trừng phạt đối với tội này như đối với một tội phạm nghiêm trọng theo quy định tại điều 2 của Công ước và có nghĩa vụ hợp tác để trừng trị tội phạm này.
b.Về an ninh hàng không dân dụng và hàng hải.
Một số các điều ước quốc tế có liên quan đến an ninh hàng không dân dụng và hàng hải:
Công ước đa phương về các tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay năm 1963.
Công ước La Hay về trấn áp hành vi chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay năm 1970
Công ước đa phương về trấn áp hành vi bất hợp pháp xâm phạm an toàn hàng không dân dụng năm 1971.
Công ước về trấn áp các hành vi bất hợp pháp xâm phạm an toàn hành trình hàng hải năm 1988.
Nghị định thư về trấn áp các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế năm 1988.
Nghị định thư về trấn áp các hành vi bất hợp pháp xâm phạm an toàn các công trình cố định trên thềm lục địa năm 1988.
Công ước Roma 1988 về đấu tranh chống các hành vi bất hợp pháp nhằm vào an ninh hàng hải
+) Nội dung các công ước quy định về an ninh hàng không dân dụng.
Các công ước này ghi nhận thẩm quyền tài phán phổ cập, thẩm quyền xét xử của quốc gia đăng tịch máy bay, thẩm quyền của quốc gia nơi máy bay hạ cánh có thủ phạm bị tình nghi đang ở trên máy bay được thừa nhận. Vấn đề dẫn độ tội phạm được điều chỉnh dựa trên cơ sở aut dedere aut punire (hay dẫn độ hay xét xử). Mỗi quốc gia thành viên phải quy định trừng phạt nghiêm khắc kẻ phạm tội được quy định trong công ước theo các quy tắc chung của luật pháp nước mình. Trong thực tế sau này, các quy phạm về đấu tranh chống sự can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hành không dân dụng quốc tế đã được ghi nhận trong các điều ước quốc tế hai bên về hàng không.
+) Nội dung các công ước quy định về an ninh hàng hải.
Các điều ước quốc tế về vấn đề này quy định hành vi tội phạm là các hành vi bất hợp pháp và cố ý chiếm đoạt tàu thuyền và dàn khoan dầu, cũng như đe doạ an ninh hàng hải của tàu thuyền hay an ninh của dàn khoan dầu. Thẩm quyền tài phán của các quốc gia cũng được quy định tương tự như trong các công ước về hàng không dân dụng và được phân định theo thẩm quyền của nước treo cờ .Vấn đề dẫn độ tội phạm cũng được giải đặt ra.
c. Về các hoạt động chống khủng bố bằng vũ khí nguy hiểm (bom, hạt nhân).
Liên hợp quốc đã soạn thảo công ước về trấn áp hành vi khủng bố bằng bm và được đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 15/10/1997. Công ước đã quy định các trường hợp bị coi là tội phạm. Mỗi quốc gia là thành viên của công ước sẽ phải thực hiện các biện pháp cần thiết, bao gồm cả biện pháp lập pháp trong nước nếu thích hợp, để trừng trị một cách thích đáng với tính chất nghiêm tọng của các hành vi phạm tội và ngăn ngừa các hành vi phạm tội thuộc phạm vi điều chỉnh của công ước này. Công ước ra yêu cầu hợp tác trong việc dẫn độ tội phạm và tương trợ pháp lý đối với các quốc gia thành viên. Thẩm quyền tài phán được xác định trong công ước dựa trên nguyên tắc lãnh thổ, nguyên tắc quốc tịch và nguyên tắc phổ cập.
Năm 1979, cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế đã soạn thảo công ước bảo vệ về mặt vật lý vật liệu hạt nhân nhằm ngăn ngừa hiểm họa tiềm tàng từ việc chiếm đoạt và sử dụng hợp pháp vật liệu hạt nhân. Mỗi quốc gia thành viên của công ước được phép xác định quyền thẩm phán của mình theo các nguyên tắc nêu trên. Công ước đã đưa ra khái niệm và hàm lượng vật liệu hạt nhân, urani được làm giàu và khái niệm về vận chuyển hạt nhân quốc tế…quy định trách nhiệm của các quốc gia trong việc nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh vật liệu hạt nhân.
3.Về những hoạt động chống khủng bố khác.
Bên cạnh các công ước nêu trên, để tạo một hành lang pháp lý tạo điều kiện cho việc chống khủng bố quốc tế còn có những điều ước quốc tế sau:
- Công ước về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao 1973;
-...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
F Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi và những vấn đề lý luận tiểu thuyết sử thi Văn học 0
T Tiểu luận Vai trò và hoạt động của trung tâm lưu ký chứng khoán . Những vấn đề còn tồn đọng Luận văn Kinh tế 1
M Tiểu luận: những chính sách và quy định pháp luật về vấn đề nhập cư và quyền của công dân nước thứ b Tài liệu chưa phân loại 0
I Tiểu luận: Những điểm mới của Luật trọng tài thương mại 2010 so với pháp lệnh trọng tài thương mại 2 Tài liệu chưa phân loại 0
K Tiểu luận: TÌM HIỂU NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HNGĐ VỀ CHẾ ĐỘ TÀ Tài liệu chưa phân loại 0
M Tiểu luận: Xác định nghĩa vụ của cha mẹ trước những tai nạn, thương tích đối với trẻ em Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận:Đô thị Việt Nam có những đặc điểm gì khác đô thị phương Tây? Và làm gì để các đô thị Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CỘNG ĐỒNG VĂN HOÁ – XÃ HỘI ASEAN (ASCC) Tài liệu chưa phân loại 0
V Tiểu luận: H1N1 và những ảnh hưởng đến môi trường Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: NHỮNG NGHIÊN CỨU CỦA TRƯỜNG PHÁI HỆ THỐNG THẾ GIỚI Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top