Download Tiểu luận Ngân sách nhà nước nguồn tài trợ quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội ( thực tiễn ở một số nước và Việt Nam hiện nay)

Download Tiểu luận Ngân sách nhà nước nguồn tài trợ quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội ( thực tiễn ở một số nước và Việt Nam hiện nay) miễn phí





MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 4
Chương 1: Lý luận cơ bản về Ngân sách nhà nước 6
1.1. Ngân sách nhà nước: 6
1.1.1.Khái niệm và bản chất của NSNN: 6
1.1.2.Các nguyên tắc quản lý NSNN: 8
1.1.3.Vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường: 9
1.1.3.1.Vai trò huy động nguồn tài chính của NSNN để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước: 9
1.1.3.2. Vai trò điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội của ngân sách nhà nước: 10
1.2.Thu ngân sách nhà nước: 14
1.2.1.Khái niệm thu NSNN: 14
1.2.2.Cơ cấu thu NSNN ở Việt Nam: 15
1.2.3.Vai trò thu NSNN: 16
1.3.Chi ngân sách nhà nước: 17
1.3.1Khái niệm chi NSNN: 17
` 1.3.2.Đặc điểm chi NSNN: 18
1.3.3.Vai trò chi NSNN: 18
Chương 2: Ngân sách nhà nước nguồn tài trợ cho phát triển kinh tế - xã hội. 23
2.1. Ngân sách nhà nước nguồn tài trợ cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: 23
2.1.1. Vai trò huy động nguồn tài chính của ngân sách nhà nướcđể đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước: 23
2.1.2. Vai trò điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hỗi của ngân sách nhà nước: 26
2.1.2.1. Vai trò kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của ngân sách nhà nước: 26
2.1.2.2. Ngân sách là công cụ góp phần ổn định thị trường, giá cả và chống lạm phát: 33
2.1.2.3. Vai trò của ngân sách nhà nước trong việc điều chỉnh thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội: 37
2.2. Ngân sách nhà nước nguồn tài trợ cho phát triển kinh tế - xã hội ở Mỹ: 46
Chương 3: Một số kiến nghị 49
3.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020: 49
3.1.1. Mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường: 49
3.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020: 51
3.2. Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN cho phát triển kinh tế - xã hội: 58
Kết luận 62
 
 
 
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

nghiệp bỏ vốn đầu tư vào nơi cần thiết ở nước ta nhằm phát triển các ngành nghề thủ công theo quyết định 132 của chính phủ các ngành nghề thủ công được hưởng ưu đãi, nếu là dự án xuất khẩu 30% thì miễn thuế thu nhập doanh nghiệp ba năm đầu và giảm 50% cho 5 năm tiếp theo.
Về chính sách thuế, phí năm 2009, đã tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, giảm áp lực tăng chi phí sản xuất và giá thành hàng hóa, dịch vụ, bảo hộ sản xuất trong nước và thúc đẩy xuất khẩu, như: giảm thuế nhập khẩu đối với một số nhóm hàng nguyên liệu đầu vào (linh kiện, phụ tùng, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi…); giảm thuế xuất khẩu đối với một số khoáng sản (than, dầu thô và tinh quặng đồng…), gạo, phân bón, than gáo dừa, sản phẩm gỗ từ nguyên liệu gỗ nhập khẩu; tăng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng tiêu dùng (thịt, sữa…), thép, hợp kim, ống đồng, phân bón. Đồng thời, thực hiện các chính sách giãn, giảm và miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế TNDN và thuế giá trị giá tăng..
Áp dụng các chính sách hỗ trợ 70% chi phí phục vụ đưa hàng hóa về tiêu thụ ở nông thôn trong những tháng cuối năm 2009. Theo thống kê đến ngày 31/8/2009 đã có trên 125.500 lượt doanh nghiệp và khoảng 937.000 đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế. Cả năm, tổng số thuế miễn, giảm, giãn khoảng 20.000 tỷ đồng, trong đó, giảm thuế GTGT là 4.465 tỷ đồng, giảm thuế TNDN là 3.589 tỷ đồng, gia hạn nộp thuế TNDN là 6.305 tỷ đồng, giảm lệ phí trước bạ là 1.141 tỷ đồng. Đã rà soát, bãi bỏ các khoản phí và lệ phí khác với số tiền khoảng 140 tỷ đồng
Ngân sách nhà nước có tác dụng định hướng và điều chỉnh các hoạt động kinh tế bằng các giải pháp lớn về chi ngân sách nhà nước:
Từ 2006 – 2010, ngân sách nhà nước đã tập trung nguồn lực để tăng chi đầu tư phát triển (22.700 tỷ đồng), tăng kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh (26.705 tỷ đồng), góp phần quan trọng ngăn chặn suy giảm kinh tế, tạo đà phục hồi tăng trưởng trong năm 2010.
Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2006 đạt 8,23%, năm 2007 đạt 8,46%, năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32% và năm 2010 ước tính đạt 6,78%. Bình quân thời kỳ 2006-2010, tăng trưởng kinh tế đạt 7,01%/năm, trong đó bình quân giai đoạn 2006-2007 đạt 8,34%; bình quân giai đoạn 2008-2010 đạt 6,14% do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới. Tăng trưởng ba khu vực kinh tế như sau:
- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,34%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 3,72%; giai đoạn 2008-2010 tăng 3,09%.
- Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,94%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 10,30%; giai đoạn 2008-2010 tăng 6,40%.
- Khu vực dịch vụ tăng 7,73%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 8,57%; giai đoạn 2008-2010 tăng 7,17%.
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tăng từ 11694 nghìn đồng năm 2006 lên 22778 nghìn đồng năm 2010, gấp gần 2 lần, tương đương 11084 nghìn đồng. Nếu tính theo USD (Theo tỷ giá hối đoái bình quân năm), tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tăng từ 730 USD năm 2006 lên 1168 USD năm 2010, gấp 1,6 lần, tương đương 438 USD.
Vốn đầu tư xã hội thực hiện năm 2010 theo giá so sánh 1994 tăng 64,5% so với năm 2006, bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 vốn đầu tư tăng 13,3%. Vốn đầu tư khu vực Nhà nước thực hiện năm 2010 tăng 42% so với năm 2006, bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 tăng 9,3%. Vốn đầu tư khu vực ngoài Nhà nước thực hiện năm 2010 tăng 47,6% so với năm 2006, bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 tăng 11,4%. Vốn đầu tư khu vực FDI thực hiện năm 2010 tăng 157,5% so với năm 2006, bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 tăng 25,7%.
Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 năm 2010 tăng 63,2% so với năm 2006. Bình quân trong thời kỳ 2006-2010, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 tăng 13,8%/năm (Công nghiệp khai thác mỏ tăng 0,3%; công nghiệp chế biến tăng 15%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước tăng 12,1%), trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 16,8%/năm (Công nghiệp khai thác mỏ giảm 1,7%; công nghiệp chế biến tăng 19%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước tăng 11,1%); giai đoạn 2008-2010 tăng 11,8%/năm (Công nghiệp khai thác mỏ tăng 1,6%; công nghiệp chế biến tăng 12,4%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước tăng 12,8%).
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng bình quân 5%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó nông nghiệp tăng 4,2%; lâm nghiệp tăng 3,1%; thuỷ sản tăng 8%. Kết quả sản xuất một số sản phẩm chủ yếu thời kỳ 2006-2010 như sau:
Sản lượng lương thực có hạt năm 2010 đạt 44,6 triệu tấn, tăng 12,3% so với năm 2006, tương đương 4,9 triệu tấn. Bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 sản lượng lương thực tăng 2,4% (trong đó sản lượng lúa tăng 2,2%/năm). Sản xuất lương thực đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và nâng cao lượng xuất khẩu.
Diện tích lúa năm 2010 ước tính đạt 7513,7 nghìn ha, tăng 2,6% so với năm 2006, tương đương 188,9 nghìn ha. Bình quân thời kỳ 2006-2010, diện tích lúa tăng 0,5%.
Thời kỳ 2006 -2010, mô hình chăn nuôi quy mô lớn theo hướng sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao được phát triển mạnh. Tại thời điểm 01/7/2010, cả nước có 23558 trang trại chăn nuôi, tăng 42% so với năm 2006. Tại thời điểm 01/10/2010, đàn lợn cả nước tăng 1,9% so với cùng thời điểm năm 2006; đàn trâu giảm 0,3%; đàn bò giảm 9,1%; đàn gia cầm tăng 40%. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2006-2010, đàn lợn giảm 0,04%; đàn trâu giảm 0,06%; đàn bò tăng 1,32%; đàn gia cầm tăng 6,4%.
Sản xuất lâm nghiệp đã có sự phát triển nhanh theo hướng chuyển từ khai thác sang xây dựng vốn rừng là chủ yếu và đầu tư theo các chương trình, dự án, giao đất lâm nghiệp ổn định lâu dài cho hộ gia đình. Trong thời kỳ 2006- 2010, bình quân mỗi năm diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 215 nghìn ha, tốc độ tăng đạt 7,3%/năm. Sản lượng gỗ khai thác giai đoạn 2006-2010 bình quân đạt 3602 nghìn m3/năm, mỗi năm tăng 6,2%, nét mới là chuyển khai thác gỗ từ rừng tự nhiên sang khai thác từ rừng trồng là chủ yếu.
Sản xuất thủy sản tuy gặp không ít khó khăn trong quá trình Việt Nam gia nhập WTO và việc áp dụng thuế chống bán phá giá hàng thủy sản của Mỹ. Nhưng đây vẫn là sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Sản lượng thủy sản năm 2010 ước tính tăng 37,8% so với năm 2006, bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2006-2010, sản lượng thủy sản tăng 8,1%. Cơ cấu sản lượng thủy sản thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng sản lượng nuôi trồng từ 45,5% năm 2006 lên 52,8% năm 2010.
Đầu tư xây dựng cơ bản
Theo bộ kế hoạch và đầu tư, trong mười năm gần đây, Nhà nước đã đầu tư gần 85 tỷ đồng cho đầu tư cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó NSNN hơn 49 nghìn tỷ đồng. Nguồn vốn có tính chất ngân sách gần 33 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn tín dụng gần 9 nghìn tỷ đồng, vốn đặc biệt hơn 5 nghìn tỷ đồng, vốn trái phi...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top