noinho_khongten

New Member
Download Tiểu luận Một hướng tiếp cận giảng dạy VBND trong môn Ngữ Văn THCS

Download miễn phí Tiểu luận Một hướng tiếp cận giảng dạy VBND trong môn Ngữ Văn THCS





Hệ thống tư liệu bồi đắp trực tiếp cho chủ đề VBND và mở rộng chủ đề đó bên ngoài văn bản (báo chí, mỹ thuật, điện ảnh ) nếu được thu thập, thiết kế và trình chiếu trên các phương tiện dạy học điện tử sẽ là các phương tiện tạo hiệu ứng tích cực nhất trong dạy học VBND.
Ví dụ: Thiết kế bài dạy Động Phong Nha
+ Nếu trình chiếu hình ảnh, đoạn phim ghi hình những vẻ đẹp đặc sắc của động trên nền âm thanh tiếng nước gõ long tong, thánh thót kết hợp với lời giảng của GV khi khai thác vẻ đẹp của Động Phong Nha trong VB sẽ khiến bài học phong phú, sinh động, sâu sắc hơn.
+ Khi giới thiệu những tiềm năng của Động Phong Nha, tùy đặc điểm, tình hình lớp ( đối tượng HS ), GV có thể giới thiệu thêm 1 số tiềm năng về mặt khảo cổ học (di chỉ của người Chăm, người Việt Cổ, căn cứ của vua Hàm Nghi thời Cần Vương), hay sự phong phú của hệ thực động vật
+ Ở cuối bài học GV cần giới thiệu sơ qua 1 số thông tin cập nhật về Động Phong Nha (liên hệ đến sự huyền bí, hấp dẫn chưa khám phá hết của Động Phong Nha: phát hiện ra 1 số hang động mới: Động Thiên Đường, Sơn Động ( Nhất thế giới), Phong Nha- Kẻ Bàng trở thành vườn quốc gia là di sản thiên nhiên thế giới (về địa chất, địa mạo năm 2003) sắp làm hồ sơ để được công nhận di sản thiên nhiên thế giới lần II về sự phong phú đa dạng sinh học Ngoài việc chiếu hình ảnh,clip minh họa, GV có thể giới thiệu 1 số trang web để HS tiếp cận thông tin về bài học đầy đủ, chính xác hơn.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

sức phong phú, sinh động của cuộc sống.
- Xuất phát từ yêu cầu đó các văn bản nhật dụng đưa vào chương trình Ngữ Văn THCS, với nội dung “gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại” hướng người học tới những vấn đề thời sự hàng ngày mà mỗi cá nhân, cộng đồng đều quan tâm như môi trường, dân số, sức khỏe cộng đồng, quyền trẻ em…Do đó những VB này đã tạo cơ hội rõ rệt hơn cho việc dạy học gắn liền với đời sống, giúp người dạy đạt được mục tiêu: tăng tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn bài học với thực tiễn.
- Trong những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học đã tạo điều kiện thuận lợi để GV gắn kết những vấn đề được đề cấp đến trong VBND với các vấn đề của đời sống….Đó là việc lồng ghép các kênh hình , tiếng trong bài dạy…
- Theo định hướng của Chuẩn KTKN: đó là “yêu cầu tối thiểu về KT, KN của môn học mà HS cần và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức”, nhằm giảm tải chương trình học, chú trọng vạn dụng kiến thức, tăng cường thực hành, gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.
- Phát triển, hình thành kĩ năng sống cho HS là 1 mục tiêu quan trọng của GD, cũng như hưởng ứng cuộc vận động: “Trường học thân thiện, Học sinh tích cực”.
2. Cơ sở thực tiễn:
-Hiện nay HS thường có xu hướng xem nhẹ việc học những môn Xã hội nói chung, cũng như môn Ngữ Văn nói riêng. Mà thường hướng chú ý vào những môn mang tính thời cuộc như ngoại ngữ, tin học…Do đó mà chất lượng học môn Ngữ Văn có chiều hướng giảm sút. Ngoài khó khăn chung đó, việc dạy học VBND ở THCS còn gặp phải một số trở ngại sau:
Về phía HS:
+ HS khó nắm bắt nội dung các VBND, do không có thói quen nắm nội dung VB mà không được dựa trên cốt truyện, hệ thống nhân vật ( khó khăn này cũng xảy ra khi HS học VBNL)
+ HS mơ hồ, không xác định đúng được PTBĐ của các VBND (hạn chế về kiến thức LLVH) từ đó không định hướng, không nắm chắc được hướng tiếp cận VB. (Dù rằng SGK có định hướng rõ ở phần KQ cần đạt, ở các câu hỏi trong phần Đọc_Hiểu VB, nhưng do khả năng khái quát, tổng hợp vấn đề còn hạn chế; Do việc soạn, chuẩn bị bài ở nhà một phần chỉ mang tính đối phó).
+ Khả năng, kĩ năng liên hệ các vấn đề cập nhật được nói đến trong VB của HS còn hạn chế do: vốn kiến thức, vốn sống hạn chế; thiếu tinh thần tự giác, tích cực trong học tấp; kỹ năng trình bày ý kiến còn yếu…đặc biệt là HS các vùng nông thôn, vùng ven thành phố, nơi có mặt bằng dân trí thấp, ít điều kiện tiếp cận các kênh thông tin VH-XH.
Về phía GV: Từ thực tế giảng dạy và dự giờ các đồng nghiệp chúng tui nhận thấy một số thực trạng sau:
+ Một là, GC thường quá chú trọng vào việc khai thác, bình giá phương diện hình thức ngôn từ của VB mà xem nhẹ, chưa chú trọng đến vấn đề XH đặt ra trong VB. Nghĩa là dạy VBND như dạy các VB văn học.
+ Hai là, ngược lại GV quá nhấn mạnh yêu cầu gắn kết vấn đề trong VB với đời sống, chú ý nhiều đến việc liên hệ thực tế mà xem nhẹ yếu tố nghệ thuật, dẫn đến việc khai thác VB không đầy đủ. Giờ dạy NV dễ biến thành một giờ dạy GDCD, 1 bài thuyết minh về các vấn đề môi trường, lịch sử…
+ Ba là, GV ý thức được cả 2 vấn đề trên thì lại thường lúng túng khi đi tìm một định hướng tiếp cận VBND có hiệu quả (tiếp cận VB ở góc độ nào? Nội dung hay hình thức NT? ) việc lồng ghép các kênh hình, tiếng sao cho có hiệu quả mà vẫn đảm bảo thời lượng của một bài học… Do đó việc liên hệ với thực tế, gắn kết kiến thức của bài học với các vấn đề cập nhật của đời sống XH còn mang tính máy móc; hay chưa tích hợp được với các môn học khác như GDCD, Lịch sử, Địa lí…khi khai thác các vấn đề nhật dụng của VB.
Qua tìm hiểu, chúng tui xin đưa ra một số nguyên nhân lí giải cho thực trạng trên như sau:
- GV thiếu một định hướng, một PPDH cụ thể khi tiếp cận dạy học VBND.
- Việc vận dụng CNTT, phát huy ưu điểm của kênh hình, kênh tiếng trong việc liên hệ các vấn đề nhật dụng của VB với đời sống của GV còn hạn chế.
- Chưa làm cho HS thấy được sự “gần gũi”, “bức thiết” của các vấn đề nhật dụng trong VB để các em hiểu rằng vấn đề được đề cập đến trong VB cũng là vấn đề của các em, liên quan đến cuộc sống của các em.
Xuất phát từ những lí do trên, nhóm Văn tổ Văn_Nhạc_Họa trường chúng tui đã mạnh dạn triển khai chuyên đề: “Một hướng tiếp cận giảng dạy VBND trong môn Ngữ Văn THCS”
II. Mục đích và đối tượng nghiên cứu:
1. Mục đích nghiên cứu: Đưa ra một hướng giải quyết những tồn tại về mặt PPDH, ứng dụng CNTT trong dạy học, nhằm có thêm kinh nghiệm đẻ dạy học có hiệu quả phần VBND, đáp ứng tốt những yêu cầu của Chuẩn KT-KN môn Ngữ Văn THCS.
2. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình giảng dạy NV phần VBND ở các khối lớp 6, 7, 8, 9 Trường THCS Cao Thắng từ niên khóa 2007-2008 đến nay. Cụ thể là tiết 129: Động Phong Nha _ Ngữ Văn 6_ Lớp 62
III. Phương pháp nghiên cứu:
Để triển khai chuyên đề này, chúng tui đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát: hình thức chủ yếu của phương pháp này là dự giờ đồng nghiệp để rút ra ưu nhược điểm của các tiết dạy VBND.
- Phương pháp so sánh: để đối chiếu, phân loại các cách dạy VBND khác nhau, cũng như đánh giá kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp: được sử dụng để tìm hiểu những đặc điểm của các VBND trong CT THCS qua các bảng thống kê, nhằm xác định được nét đặc thù khi dạy VBND.
- Ngoài ra chúng tui còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ khác như: phương pháp đọc tài liệu, thăm dò ý kiến HS, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
B.NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
I. Văn bản nhật dụng trong môn Ngữ Văn THCS:
- Văn bản nhật dụng là gì? Trước hết phải hiểu đây không phải là một khái niệm chỉ thể loại hay kiểu văn bản. Nói đến VBND là nói đến tính chất nội dung của VB. Đó là những bài viết có tính gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy…
- Trong chương trình NV THCS, lấy những hướng dẫn của các tác giả SGV, NV6, NV9 làm những chỉ dẫn quan trọng để nhận diện VBND, chúng ta thấy số lượng VBND chiếm khoảng 10% trên tổng số các VB (cụ thể là 12). Tuy chiếm một số lượng không lớn, nhưng việc giảng dạy VBND lại đặt ra nhiều vấn đề bởi những đặc thù riêng của loại văn bản này:
+ Mục đích của việc dạy VBND trong chương trình THCS có đặc điểm giống và khác so với dạy các kiểu VB khác.
+ Mục tiêu cần đạt của bài học VBND gắn liền với việc liên hệ thực tế với các vấn đề đời sống – xã hội mà VB đề cập tới. Đặc biệt là khâu lồng ghép giáo dục kinh nghiệm sống cho HS.
+ Nội dung, đề tài của các VBND hết sức phong phú, đề cập đến mọi mặt của đời sống –xã hội hiện đại.
+ Sự đa dạng về PTBĐ (kiểu VB), về thể loại (truyện ngắn, kí, tùy bút..); C...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Một số vấn đề lý luận về tiểu thuyết lịch sử Văn học 0
T Tư duy lý luận của đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực Kinh tế chính trị 0
H Một số vấn đề lý luận về thể loại tiểu thuyết trong nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam nửa đầu th Văn học 0
T Tiểu luận: Một số tồn tại phát hiện qua thanh tra quản lý tài chính ngân sách tại các đơn vị hành ch Tài liệu chưa phân loại 2
T Tiểu luận: Liên minh châu Âu là một hô hình hợp tác chưa từng có tiền lệ và là mô hình hợp tác khu v Tài liệu chưa phân loại 0
Y Tiểu luận: Tìm hiểu một số nét về thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu Tài liệu chưa phân loại 0
P Tiểu luận: Về hàng thừa kế qui định tại điều 676 BLDS- một số vấn đề lý luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0
A Tiểu luận: Một số vấn đề của gia đình Việt Nam hiện đại -thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: MỘT SỐ DỰ ĐOÁN VỀ MẶT ĐỊNH TÍNH ĐỐI VỚI LƯU VỰC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG THÔNG QUA VIỆC TÌM HIỂU Tài liệu chưa phân loại 0
K Tiểu luận: nghiên cứu về lỗi - một trong bốn điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ng Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top