Download Tiểu luận Làm rõ nội dung và ý nghĩa của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại miễn phí





Xét trên mối quan hệ với vận mệnh của toàn miền Nam đang chiến đấu chống Mỹ - Ngụy cứu nước thì chiến thắng Tây Nguyên là một sự thay đổi về lượng rất lớn tạo điều kiện chiến thắng cho miền Nam đưa lịch sử miền Nam Việt Nam sang một chương mới. Từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên đã tạo điều kiện phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. Trực tiếp nhất là chiến thắng Tây Nguyên tạo nên sự chuyển hóa về lượng một cách tích cực cho quân ta làm nên chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21/3/1975 đến ngày 29/3/1975).



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 – K36
MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
LỚP 3614 – NHÓM B1
Câu 7: Phân tích ba tình huống trong lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy để làm rõ nội dung và ý nghĩa của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.
BÀI LÀM:
I. Cơ sở lý thuyết:
Quy luật lượng đổi - chất đổi là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Nó chỉ ra cách thức chung nhất của sự phát triển, khi cho rằng sự thay đổi về chất chỉ xẩy ra khi sự vật, hiện tượng đã tích luỹ được những thay đổi về lượng đã đạt đến giới hạn - đến độ. Quy luật lượng đổi-chất đổi cũng chỉ ra tính chất của sự phát triển, khi cho rằng sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng vừa diễn ra từ từ, vừa có bước nhảy vọt làm cho sự vật, hiện tượng có thể vừa có những bước tiến tuần tự, vừa có thể có những bước tiến vượt bậc.
Chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng làm cho chúng là chúng mà không phải là cái khác.
Lượng dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, tổng số các bộ phận, đại lượng; ở trình độ quy mô và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Lượng của sự vật, hiện tượng còn được biểu hiện ra ở kích thước dài hay ngắn, quy mô to hay nhỏ, tổng số ít hay nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ vận động nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay nhạt.. vv..
Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối. Tuỳ theo từng mối quan hệ mà xác định đâu là lượng và đâu là chất; có cái là lượng ở trong mối quan hệ này, lại có thể là chất ở trong mối quan hệ khác.
Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt này tác động biện chứng lẫn nhau theo cơ chế khi sự vật, hiện tượng đang tồn tại, chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ nhất định. Độ dùng để chỉ sự thống nhất giữa chất với lượng; là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hoá.
Lượng thay đổi đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới- thời điểm, mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy- được gọi là điểm nút.
Bước nhảy dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây nên; là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng. Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng; là sự gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật, hiện tượng.
Quy luật lượng đổi-chất đổi giúp nhận thức được sự phát triển của sự vật, hiện tượng bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích luỹ dần về lượng. Vì vậy, phải biết từng bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất.
Quy luật lượng đổi-chất đổi  giúp nhận thức được rằng, quy luật xã hội diễn ra thông qua các hoạt động có ý thức của con người. Vì vậy, khi đã tích luỹ đầy đủ về lượng phải tiến hành bước nhảy, kịp thời chuyển những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất; chuyển những thay đổi mang tính tiến hoá sang bước thay đổi mang tính cách mạng. Chỉ có như vậy chúng ta mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ, hữu khuynh thường được biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là thay đổi đơn thuần về lượng.
Quy luật lượng đổi-chất đổi giúp nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào cách liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong hoạt động của mình, phải biết tác động vào cấu trúc và cách liên kết trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng đó.
II. Ba tình huống trong lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy:
A. TỰ NHIÊN:
Trong lĩnh vực tự nhiên, có nhiều tình huống thể hiện quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, mà hiện tượng ô nhiễm nguồn nước là một ví dụ.
Từ khái niệm “chất”, ta hiểu khi xét trong mối quan hệ với các sinh vật sống thì chất của nước sạch là nhân tố đặc biệt quan trọng và thiết yếu. Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất. Nếu cơ thể thiếu nước sẽ gây rối loạn các chất dẫn đến khát nước, rối loạn nhiệt độ cơ thể, rối loạn tâm thần. Mỗi người cần ít nhất 1,5 lít nước uống mỗi ngày. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người. Ngoài ra nước còn cần để tắm, giặt, vệ sinh, chế biến thực phẩm… Nước còn được tiêu thụ với số lượng lớn trong nông nghiệp, công nghiệp và để cứu hỏa. Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là tác nhân điều hòa khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước.
Lượng của nước sạch ở đây chính là những tác nhân gây ra sự biến đổi về mặt bản chất của nước sạch. Khiến nước sạch biến thành nước bẩn, gây hại cho con người và các sinh vật sống xung quanh nguồn nước, sống trong nguồn nước.
Nguồn nước sạch trên trái đất đang dần bị ô nhiễm nặng nề mà nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của con người. Sự gia tăng dân số; mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đai hóa; cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu; nhận thức của người dân về vấn đề môi trường chưa cao là những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến ô nhiễm nguồn nước sạch.
Trong hoạt động công nhiệp, nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước là việc xả các chất thải công nghiệp chưa qua xử lý vào nguồn nước, trong hoạt động nông nghiệp là việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu với số lượng lớn khiến cho cây trồng không tích lũy hết mà còn lắng đọng lại trong đất, từ đó bị nước mưa rửa trôi đi vào nguồn nước, ngay chính ở các hộ gia đình, việc xả nước thải sinh hoạt trực tiếp ra các sông ở quanh khu vực sống cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là ở các đô thị. Những việc làm hàng ngày của con người làm ô nhiễm nguồn nước như quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng: các chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải giao thông…vào môi trường nước là quá trình tích lũy dần về lượng để dẫn tới sự biến đổi về chất của nước sạch.
Trong một khoảng giới hạn nhất định, khi nước sạch chưa bị biến đổi được gọi là “độ”. Đến một chừng mực nào đó, nước sạch bị biến chất là điểm nút và bước nhảy là lúc nguồn nước sạch trở thành nguồn nước bị ô nhiễm. Lúc này, c...
 
Tags: tư duy sản xuất nông nghiệp là gì và quá trình nhận thức các quy luật khách quan về sinh học của cây trồng vật nuôi và quy luật chuyển hóa của nguyên liệu sản xuất sử dụng tài nguyên vật liệu để gia tăng năng suất và sản lượng sản phẩm, VẬN DỤNG Nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại? Ý nghĩa hoạt động nhận thức và thực tiễn GIÁO VIÊN, Tiểu luận Vận dụng nội dung quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất và ngược lại, phân tích nội dung quy luật chuyển hóa những thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại. ý nghĩa phương pháp luận, quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại. giao strinhf triết học, nội dung quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng, quy luật lượng chất tiểu luận, Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của qui luật “chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại” để lý giải một vấn đề của tự nhiên hoặc xã hội hoặc tư duy?, tiểu luận quy luật lượng - chất ý nghĩa phương pháp luận của quy luật, Trên cơ sở khái quát nội dung cơ bản của “Quy luật từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại”. Hãy rút ra ý nghĩa phương pháp luận đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân.”, CHỦ ĐỀ: THẾ NÀO LÀ QUY LUẬT? VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA NHỮNG QUY LUẬT TRIẾT HỌC. TRÌNH BÀY NỘI DUNG QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI? Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU QUY LUẬT NÀY? VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT ĐỂ PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA ANH/CHỊ CẢ VỀ THỂ LỰC VÀ TRÍ LỰC., Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận “quy luậtchuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất và ngược lại” để lý giải một vấn đề thực tiễn ở Việt Nam ngày nay, tiểu luận vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận '' qui luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, : Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận “Qui luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại” để lý giải một vấn đề của thực tiễn ở Việt Nam hiện nay., kết luận nội dung và ý nghĩa nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại., VẬN DỤNG QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI VÀO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY, tài liệu Trên cơ sở khái quát nội dung cơ bản của “Quy luật từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại”., tiểu luận về quy luật chuyển hóa về những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất, phân tích quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại., quy luật chuyển hóa về lượng và chất hữu khuynh, nội dung và ý nghĩa qui luật lượng đổi thì chất đổi, Ý nghĩa của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất, vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại để giải một vấn đề của tự nhiên xã hội hoặc tư duy Vũ Dung đã xem lúc 11:59, làm rõ nội dung quy luật lượng chất, bài tiểu luận những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất trong việc giải quyết một vấn đề xã hội hiện nay, Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại, tiểu luận Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật về sự chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại., LAM TIEU LUAN chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại? Quy luật lượng chất trong quá trình học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên?, Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại với quá trình học tập của sinh viên hiện nay
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top