Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Tiểu luận: FDI và các giải pháp tăng cường thu hút FDI ở Việt Nam
Kinh tế đầu tư lớp 3 nhóm 4                   FDI và các giải pháp tăng cường thu hút FDI ở Việt Nam
2
1. Tổng quan về FDI
1.1 Khái niệm
Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm. Theo Tổ Chức Thương Mại Thế giới (WTO) thì: 
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct Investment) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Khi đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF (International Monetary Fund) lại có một định nghĩa khác về 
FDI:
 
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct  Investment)  là một công cuộc đầu tư ra khỏi 
biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (direct investor) đạt được một phần hay toàn bộ quyền sỡ hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ( direct investment enterprise) trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về FDI nhưng chung quy lại có thể hiểu: “Đây là hình thức đầu 
tư mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm dành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại.”
1.2. Đặc điểm
 Nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư. Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, tự quyết 
định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.
 Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp 1 tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định 
để giành quyền điều hành hay tham gia điều hành doanh nghiệp nhận đầu tư ( theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam là tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án).
 Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia, cũng như lợi nhuận và rủi ro được phân chia theo tỷ 
lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định.
 Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ 
bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức.
 Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật 
tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý… là những mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được.
 Nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu dưới hình thức vốn 
pháp định mà trong quá trình hoạt động, nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm. Theo Tổ Chức Thương Mại Thế giới (WTO) thì: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct Investment) xảy ra khi
Dành riêng cho anh em Ketnooi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top