anh_yeu_vo

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

LỜI MỞ ĐẦU
Giai đoạn khởi đầu của chu kỳ kinh doanh tiêu biểu rõ ràng mức độ cao nhất của rủi ro kinh doanh. Mức độ rủi ro kinh doanh cao có nghĩa là rủi ro tài chính đi kèm nên được giữ càng thấp càng tốt trong suốt giai đoạn này. Do đó, khi xét ở góc độ tài chính, cấu trúc vốn của công ty loại này thường có xu hướng không tài trợ bằng nợ bởi lẽ rủi ro kinh doanh được xác định là khá cao nên đã không cho phép công ty gia tăng thêm rủi ro tài chính nếu muốn giữ mức độ rủi ro của công ty ở một mức độ hợp lý. Vì vậy, tài trợ bằng vốn cổ phần là thích hợp nhất nhưng phát hành chứng khoán thì không thể thực hiện được do các nhà đầu tư thông thường sẽ không chấp nhận đầu tư vào cổ phần của các công ty này. Như vậy, công ty sẽ nhận được nguồn vốn từ đâu cho hoạt động kinh doanh của mình? Và vốn đầu tư mạo hiểm chính là lời giải cho bài toán nhu cầu tài chính của cácdoanh nghiệp, chỉ có các nhà đầu tư vốn mạo hiểm mới dám chấp nhận đầu tư vào mà thôi.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ VỐN MẠO HIỂM
Từ trước đến nay các doanh nghiệp vẫn huy động các nguồn tài chính cần thiết cho hoạt động kinh doanh thông qua việc phát hành cổ phiếu, vay vốn ngân hàng… Những hình thức huy động vốn truyền thống đó cũng đã phát huy vai trò nhất định.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng năng động và đa dạng hơn. Do vậy, các doanh nghiệp cần những cách huy động vốn mới nhanh chóng và hiệu quả hơn. Và vốn mạo hiểm ra đời từ đó.
Mô hình đầu tư mạo hiểm bắt đầu từ giữa thập kỷ 80 tại Mỹ dành cho các doanh nghiệp công nghệ cao của tư nhân. Người Mỹ đã phát triển mạnh mẽ hình thức vốn mạo hiểm, đáp ứng một cách nhanh chóng và hiệu quả cho các dự án công nghệ cao của mình. Hiện nay, tại Mỹ đã hình thành một thị trường vốn mạo hiểm khổng lồ, với hàng chục nghìn nhà đầu tư mạo hiểm thường góp vốn vào các công ty hay quỹ đầu tư mạo hiểm, có khả năng tài trợ cho nhiều dự án, đặc biệt là những dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ cao. Quỹ đầu tư mạo hiểm đã tạo được dấu ấn của mình trên nền kinh tế Mỹ và thế giới.
Sau đó, mô hình đầu tư mạo hiểm đã lan dần ra châu Á và Việt Nam. Từ năm 1991, có một số quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động ở nước ta nhưng chỉ đến khi tập đoàn IDG chính thức vào cuộc 2004, thị trường này mới trở nên sôi động.
1. Khái niệm:
Vốn mạo hiểm: là khoản đầu tư do những tổ chức chuyên môn hoá rót vốn vào những doanh nghiệp mới thành lập, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, có tốc độ tăng trưởng cao, rủi ro cao và thường sử dụng các công nghệ mới, hiện đại… đang cần vốn cổ phần để tài trợ cho phát triển sản phẩm hay tăng trưởng.
Vốn mạo hiểm được cung cấp dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó điển hình nổi bật là việc tài trợ vốn thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm. Về bản chất, đó là một quỹ đầu tư nhưng mục tiêu hoạt động của họ là nhắm vào những dự án có độ rủi ro cao nhằm tìm kiếm những khoản lợi nhuận cao hơn mức thông thường.
Tham gia vào quá trình này có 3 đối tượng chủ yếu:
- Nhà đầu tư: người bỏ vốn nhưng không trực tiếp quyết định đầu tư.
- Nhà tư bản mạo hiểm- người đứng ra huy động vốn, quản lý nó và trực tiếp quyết định nên đầu tư vào đâu nhằm mục đích sinh lợi tối đa.
- Các đối tượng nhận đầu tư: những công ty trẻ, những dự án về sản phẩm dịch vụ công nghệ mới đầy tiềm năng …
2. Đặc điểm:
- Vốn đầu tư mạo hiểm là một trong 4 loại vốn đầu tư trực tiếp được dùng để đầu tư vào các công ty có sản phẩm hay nguồn thu nhập tiềm năng, nhưng chưa hay đang triển khai và thường các công ty này là những DN vừa và nhỏ.
- Thông thường, một nhà tư bản mạo hiểm không gắn bó với các đối tượng nhận đầu tư lâu dài, thường từ 3 đến 5 năm. Việc thu hồi vốn đầu tư của hoạt động này cũng có những đặc trưng như là thoát vốn bằng cách phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO), bán thương mại hay trong trường hợp không khả quan thì phương án mua lại được áp dụng.
Qua đó, có thể thấy rằng môi trường hoạt động của vốn mạo hiểm không thể không có mặt của thị trường chứng khoán. Do đó, thị trường chứng khoán luôn có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của vốn đầu tư mạo hiểm
- Các quỹ đầu tư tham gia vào việc kiểm soát và điều hành công ty. Họ tư vấn ở cấp chiến lược, hướng dẫn, hỗ trợ các công ty trong quản lý, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường... Vì vậy họ có thể gặp rủi ro, bị mất khoản đầu tư nếu công ty bị phá sản. Tuy nhiên, điều này ít xảy ra và họ thường đạt tỷ suất lợi nhuận từ 35- 50%.
- Do tính chất "mạo hiểm" trong hoạt động đầu tư, các chuyên gia quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm thường tiến hành rất kỹ các việc sàng lọc hay thẩm định đầu tư nhằm tìm ra các công ty tiềm năng để đầu tư. Việc thẩm định đầu tư này được tiến hành trên tất cả các mảng của hoạt động kinh doanh, từ việc xem xét đội ngũ lãnh đạo, công nghệ cho đến mô hình kinh doanh.

3. Các giai đoạn thực hiện đầu tư mạo hiểm:
Bước 1: Xem xét và thẩm định các dự án đầu tư. Các quỹ đầu tư sẽ tiến hành nhiệm vụ xem xét và thẩm định dự án đầu tư rất kỹ trước khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Đó là thẩm định tỉ lệ rủi ro, vốn rút để tái đầu tư, mức độ lợi nhuận… Trên thực tế ở Việt Nam, các quỹ đầu tư mạo hiểm chấp nhận tỉ lệ rủi ro thấp nên thường tìm đến với các doanh nghiệp đã có tên tuổi và uy tín trên thị trường.
Bước 2: Thực hiện đầu tư, rót vốn. Sau khi ký hợp đồng hợp tác, các quỹ đầu tư mạo hiểm tiến hành đầu tư, rót vốn vào doanh nghiệp. Quá trình rót vốn chia làm 5 giai đoạn, 3 giai đoạn đầu có mức độ rủi ro cao hơn 2 giai đoạn sau. Không chỉ rót vốn, quỹ còn hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh như xây dựng năng lực, mở thị trường, tạo thương hiệu…
 5 giai đoạn rót vốn:
- Tài trợ vốn mồi/ươm tạo: giúp doanh nghiệp để phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Tài trợ khởi động: giúp phát triển sản phẩm và hoạt động tiếp thị khởi đầu.
- Tài trợ giai đoạn đầu: giúp doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và tung ra thị trường.
- Tài trợ mở rộng sản xuất: giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, thị trường, nâng cấp sản phẩm, xây dựng cơ cấu sở hữu hợp lý…
- Tài trợ tăng tốc: giúp doanh nghiệp thâm nhập sâu vào thị trường, tăng tốc hoạt động kinh doanh, tạo sản phẩm mới…
Bước 3: Kết thúc đầu tư, hay thu hồi vốn. Các khoản đầu tư được thu hồi qua 4 kênh chính là: Chứng khoán bán cho công chúng lần đầu, bán cổ phần cho nhà đầu tư khác, bán lại cổ phần cho doanh nghiệp và bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top