Download Tiểu luận Bí mật cảm xúc và mối liên hệ tới các hoạt động Marketing

Download Tiểu luận Bí mật cảm xúc và mối liên hệ tới các hoạt động Marketing miễn phí





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I : BÍ MẬT CẢM XÚC 3
I. Định nghĩa cảm xúc: 3
1. Định nghĩa 3
2. Nguồn gốc của cảm xúc: 4
3. Đặc điểm của cảm xúc: 5
4. 3 loại cảm xúc cơ bản: 6
II. Cảm xúc và hành vi của con người 7
CHƯƠNG II : ỨNG DỤNG CÁC QUY LUẬT CẢM XÚC VÀO MARKETING 9
I.Cảm xúc tạo ra nhu cầu : 9
II. Áp dụng quy luật cảm xúc vào mô hình 4Ps : 10
1. Product : Chiến lược sản phẩm 10
2. Price : Chiến lược giá 13
3. Place : Chiến lược phân phối 15
4. Promotion: Chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh 17
CHƯƠNG III : MỘT SỐ CHIẾN DỊCH MARKETING HƯỚNG TỚI CẢM XÚC 21
I. Chiến dịch thành công : 21
1. Cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên 21
2. Viettel – Hãy nói theo cách của bạn 22
3. OMO – Học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn 23
II. Các chiến dịch thất bại: 24
1. Sai lầm trong việc tiếp cận văn hóa của các quốc gia khác 24
2. Sai lầm trong việc tiếp cận nhu cầu của khách hàng. 25
KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

cho mình những hình thức quảng cáo “Truyền cảm xúc” tới khách hàng, chia sẽ cảm xúc hạnh phúc, ham muốn, đam mê, khao khát của khách hàng khi hợp tác với những người nổi tiếng, người thành công, người có tiếng nói trong xã hội như: người mẫu, diễn viên, vận động viên, nhạc sĩ, ca sĩ, CEO…Bởi đa số mọi người tin rằng người nổi tiếng đồng nghĩa với người giàu có nên chỉ sử dụng những sản phẩm tốt nhất, có uy tín nhất - mặc dù niềm tin này hoàn toàn mang tính chất cảm tính và đánh đúng vào yếu tố cảm xúc của người tiêu dùng. Chính vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp muốn thành công phải biết lắng nghe “trạng thái cảm xúc” của khách hàng. Doanh nghiệp cần khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ hay thậm chí là quan tâm đến công ty mình thì trước tiên phải quan tâm đến “trạng thái cảm xúc” của khách hàng – Vì khách hàng luôn luôn là “thượng đế”.
Dưới đây là một số các ví dụ khá điển hình cho sự thành công trong việc ứng dụng qui luật cảm xúc đến hành vi của người tiêu dùng.
Storytelling là một loại hình chiến dịch đặc biệt tận dụng rất tinh tế cảm xúc và tâm lý của khách hàng được khai thác gần đây. Trước mùa Valentine 2009 tại Việt Nam, một chiến dịch marketing được Unilever tung ra ít nhiều mang dáng dấp của storytelling với thương hiệu Pond’s. Đó là series gồm năm đoạn phim quảng cáo kể lại câu chuyện “bảy ngày tìm lại tình yêu”, một mối tình “tay ba” khá giống với mô-típ phim truyền hình Hàn Quốc đang tràn ngập tại Việt Nam. Để tạo sự tương tác với khán giả, thương hiệu đã tận dụng tối đa những phương pháp giao tiếp trực tuyến như bình luận, dự đoán diễn biến tiếp theo của câu chuyện trên trang web 7days2love.com...Theo dõi chiến dịch kể trên của Unilever, nhiều người sẽ nhớ lại chương trình “Cô Tấm ngày nay” do nhãn hàng Rejoice (P&G) thực hiện cách đây hơn hai năm.
Câu chuyện cảm động đi vào lòng người về hình ảnh một thiếu nữ rời xa quê nhà lên thành phố lập nghiệp. Rejoice đã thực hiện một chiến dịch storytelling thành công, khi xây dựng được những ấn tượng tốt đẹp về giá trị thân thiện của thương hiệu và lôi kéo nhóm khách hàng mục tiêu tham gia vào câu chuyện. Sức lan tỏa của chiến dịch càng trở nên mạnh mẽ khi marketer mở chiến dịch PR lập quỹ “Cô Tấm ngày nay” hỗ trợ cho những bạn gái trẻ xa nhà, đồng thời tài trợ cho chương trình cùng tên trên sóng phát thanh VOV3 phục vụ cho nhu cầu tâm sự và chia sẻ những câu chuyện thường nhật cho các thính giả nữ trẻ tuổi.
Một ví dụ về sự thành công của áp dụng doanh nghiệp rất thành công khi áp dụng yếu tố cảm xúc vào Marketing cho các sản phẩm của mình là các quảng cáo của “Công ty sữa Vinamilk” đã và đang được phát liên tục trên các kênh truyền hình ở Việt Nam và đã đạt được nhiều thành công rực rỡ. Hầu hết các quảng cáo của Vinamilk đã hướng tới mong muốn của người tiêu dùng Việt Nam và thành công trong việc đánh vào đúng cảm xúc. Dễ dàng nhận thấy rằng các chiến lược marketing của Vinamilk thường sử dụng yếu tố hài hước rất đơn giản nhưng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tại Việt Nam. Bên cạnh đó các chiến lược marketing này có một thông điệp rất dễ hiểu gắn liền với từng dòng sản phẩm mà bất cứ ai cũng có thể nắm được. Có thể nhận thấy rằng hài hước (một trong yếu tố của cảm xúc) là một công cụ đầy sức mạnh không chỉ mang lại tính giải trí cho khán giả mà còn tạo ra sự liên kết mạnh mẽ và tích cực giữa nhãn hiệu và người tiêu dùng. Chính vì vậy có thể khẳng định rằng các giá trị cảm xúc có thể tạo ra một sự liên kết mạnh mẽ giữa khách hàng và nhãn hiệu, tác động mạnh mẽ đến nhận thức về nhãn hiệu và ý định mua sản phẩm. Và nó là một trong những yếu tố quyết định tới vấn đề thành bại đối với các dòng sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường, nhất là trong thời kỳ bão hoà về chất lượng, giá cả và sự “kén chọn” rất kỹ lưỡng của các “thượng đế” như hiện nay.
Những ví dụ trên cho thấy, thành bại của các chiến dịch marketing phụ thuộc nhiều vào khả năng lôi kéo khách hàng mục tiêu qua câu chuyện. Bối cảnh câu chuyện có thể khác nhau, từ những “chuyện tình ảo” cho tới những nỗ lực vươn lên có thực của người phụ nữ Việt, nhưng điểm chung của các câu chuyện nói trên, đều là những kết thúc có hậu sự trở lại với tình yêu đích thực của đôi tình nhân (quảng cáo của Pond’s) hay bạn gái trẻ đã đạt được vị trí xứng đáng trong xã hội (chiến dịch “Cô Tấm ngày nay” của Rejoice). Kết thúc có hậu và hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc tạo niềm tin của người tiêu dùng, tựa như việc nhãn hàng cam kết sẽ dành cho người tiêu dùng những phần thưởng xứng đáng, sẵn sàng giúp họ đạt được những ước mơ, những mục tiêu của cuộc đời nếu họ tin vào giá trị của thương hiệu.
Như vậy, có thể nói một trong những vai trò to lớn của những nhà làm quảng cáo và tiếp thị là phát huy hết khả năng và thủ thuật, xây dựng một "cầu nối cảm xúc" giữa đối tượng khách hàng và sản phẩm, dịch vụ của mình để họ có thể đặt niềm tin và sự gắn bó của mình với những sản phẩm nói riêng và toàn thể doanh nghiệp nói chung.
2. Price : Chiến lược giá
Chính sách giá cả luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp, dù doanh nghiệp ấy đang theo đuổi mục tiêu tồn tại, mở rộng thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh hay những mục tiêu về doanh số và lợi nhuận. Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố có tính quyết định đối với việc định giá sản phẩm bao gồm chi phí sản xuất, độ co giãn của cầu giá, mối quan hệ cung cầu, giá thị trường, vòng đời sản phẩm, các chính sách kinh tế, các biến ngoại sinh như lạm phát, biến động tỉ giá và cả mức độ cảm nhận của người mua. Nắm bắt được các cơ sở định giá sẽ tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp có một chiến lược giá thành công. Trên lý thuyết, định giá dựa trên mức độ cảm nhận của người mua hàng là cách định giá thông minh và đạt hiệu quả cao nhất. Việc đánh giá được tâm lý người mua sẽ giúp doanh nghiệp có những quyết định sáng suốt và đúng đắn khi định giá. Điều này được lý giải bằng một quy luật là: ‘ mỗi người đều trao đổi và mua bán các cảm xúc’
Khi các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý được cảm xúc của khách hàng họ có thể định giá những cảm xúc này trên giá trị sản phẩm của họ.
Tại sao có những mặt hàng mà giá rẻ chưa chắc dễ bán bằng giá đắt? Thậm chí khách hàng sẽ không mua nếu giá sản phẩm thấp, họ có thể sẽ nghĩ giá thấp đồng nghĩa với chất lượng kém và họ mua sản phẩm giá cao là để chứng tỏ họ ở đẳng cấp cao hơn, họ mua sản phẩm là mua được cả sự ngưỡng mộ của người khác. Đây chính là chiến lược định giá có tên là ‘prestige pricing’. Một ví dụ điển hình là hãng ô tô BMW trong cuộc chạy đua với TOYOTA đã từng có chiến lượ...
 
Top