acme_of_rock

New Member
Download Tiểu luận Ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến các quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng của luật đất đai 2003 và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Download miễn phí Tiểu luận Ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến các quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng của luật đất đai 2003 và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam





MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
BÀI LÀM 2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
I.Ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến các quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng của luật đất đai 2003 2
1.Qúa trình hội nhập Quốc tế của Việt Nam 2
2.Những ảnh hưởng của quá trình hội nhập đến các quy định về bồi thưởng giải phóng mặt bằng của luật đất đai việt nam 5
a.Những ảnh hưởng tích cực của quá trình hội nhập đến các quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng của luật đất đai 2003 5
b.Những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình hội nhập đến các quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng của luật đất đai 2003. 6
II.Những kinh nghiệm nước ta học được trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng 7
1. Kinh nghiệm của 1 số quốc gia trên thế giới về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất 7
a.Từ Trung Quốc 7
b.Từ Hàn Quốc 8
c.Từ CHLB Đức 9
II.Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng 10
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hết là các quốc gia, chủ thể có đủ thẩm quyền tham gia đàm phán, ký kết và thực hiện cam kết quốc tế. Bên cạnh đó, những chủ thể là các tổ chức cũng có thể tham gia vào các quá trình hội nhập quốc tế như tổ chức liên chính phủ, tổ chức siêu quốc gia…
Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao…; cũng có thể diễn ra đồng thời trên nhiều lĩnh vực với tính chất, phạm vi, hình thức rất khác nhau.
Hội nhập kinh tế Quốc tế
Hội nhập kinh tế là nền tảng hết sức quan trọng cho sự tồn tại bền vững của hội nhập trong các lĩnh vực khác. Trong hơn hai thập kỷ qua, hội nhập là động cơ chủ yếu cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam vẫn đang tiếp tục quá trình hội nhập và thực hiện các sáng kiến hội nhập bao gồm tự do hóa thương mại và đầu tư, đàm phán song phương, thực thi các cam kết WTO, đàm phán thực thi các cam kết ASEAN, đàm phán các FTA khác và đàm phán trong khuôn khổ WTO. Với những thành tựu về kinh tế đã đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam cần hội nhập sâu hơn để đạt tốc độ tăng trưởng cao trong thập kỷ mới
Qúa trình hội nhập vào kinh tế thế giới của Việt Nam được bắt đầu với công cuộc đổi mới bắt đầu vào cuối thập kỷ 80. Từ một nền kinh tế đóng, Việt Nam đã quyết liệt tiến hành những cải cách, làm thay đổi hệ thống thương mại và đầu tư. Công cuộc đổi mới bắt đầu bằng việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điểm nhấn trong quá trình đổi mới là sự chuyển đổi toàn diện trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam: từ chính sách hướng nội thay thế nhập khẩu sang chính sách hướng ngoại. Kết quả của những nỗ lực đó là sự thay đổi, những chuyển biến căn bản đối với nền kinh tế Việt Nam: quy mô thương mại tăng nhanh, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng nhiều, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh và đói cùng kiệt giảm đáng kể.
Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 xuất phát từ các lý do về vị trí địa lý, chính trị, kinh tế. Vào giữa những năm 90, Việt Nam cũng bắt đầu công cuộc đàm phán gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, đàm phán hiệp định thương mại với Liên minh Châu Âu. Sau khi đàm phán hiệp định thương mại với Mỹ năm 2001,
Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào tháng 1 năm 2007. Quá trình thực thi các cam kết trong WTO đã được thực hiện trong cả 1 thập kỷ qua và một số cam kết trong đàm phán cũng sẽ được thực hiện trong vài năm tới. Ngoài việc tham gia vào hội nhập khu vực ASEAN, Việt Nam cũng tham gia các FTA ASEAN cộng với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Úc và New Zealand. Bên cạnh đó, đàm phán của ASEAN về FTA với Ấn Độ cũng đang có những bước tích cực và đàm phán FTA với EU cũng đang được thực hiện. Kết quả của những nỗ lực hội nhập kinh tế Quốc tế của Việt Nam là những con số rất ấn tượng: Tỷ trọng xuất khẩu (và nhập khẩu) trong nền kinh tế tăng gấp 10 lần từ 1988 đến 2008; Thu nhập đầu người tăng từ $130 vào đầu thập kỷ 90 lên $800 vào 2008; và Tỷ lệ cùng kiệt đói giảm đáng kể từ 58% năm 1993 xuống 13% năm 2008.
Hội nhập về chính trị
Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995. Đây là tổ chức chính trị khu vực duy nhất mà Việt Nam tham gia.
Thành viên của tổ chức ASEAN là các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Trong quá trình tham gia ASEAN Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho quá trình phát triển về chính trị của tổ chức này. Trong quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, Việt Nam đã tích cực cùng các nước ASEAN khác tiếp tục hoàn thiện Chương trình hành động thành lập Cộng đồng An ninh ASEAN. Việt Nam đã có những đóng góp cụ thể vào quá trình xây dựng ASC. Chương trình hành động ASC đã chấp nhận quan điểm an ninh toàn diện do Việt Nam đề xuất với việc khẳng định sự ổn định chính trị - xã hội, tăng trưởng kinh tế cùng với việc thu hẹp khoảng cách phát triển, xoá đói giảm cùng kiệt là nền tảng và cơ sở bảo đảm sự phát triển bền vững của ASC. Việt Nam cũng đã cùng với các nước ASEAN khác vận động, đưa vào nội dung Chương trình hành động việc ngăn chặn sự can thiệp quân sự từ bên ngoài vào dưới bất kỳ hình thức nào, đặc biệt không cho phép dùng lãnh thổ của một nước vào mục đích chống phá các nước thành viên khác. Hiệp ước Hợp tác và Thân thiện (TAC, còn gọi là Hiệp ước Ba-li), chứa đựng những nguyên tắc cơ bản, làm cơ sở để ASEAN đẩy mạnh sự hợp tác, thân thiện và hữu nghị trong ASEAN. ASEAN muốn thúc đẩy TAC trở thành ''Bộ luật ứng xử'' không phải chỉ giữa các nước Đông Nam Á với nhau mà cho cả quan hệ giữa các nước Đông Nam Á với các nước ngoài khu vực, coi đó như một công cụ ngoại giao cho việc xây dựng lòng tin và thực hiện ngoại giao phòng ngừa. Do vậy, các nước ASEAN đã soạn thảo Nghị định thư thứ hai cho phép các nước ngoài ASEAN tham gia TAC. Thực hiện mục tiêu này, Việt Nam đã và đang cùng với các nước ASEAN tích cực vận động các nước ngoài khu vực tham gia, nhất là các bên Đối thoại của ASEAN. Việt Nam đã cùng các nước ASEAN soạn thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng tối cao của Hiệp ước TAC. Nội dung chính của Quy chế là Hội đồng chỉ tiếp nhận giải quyết những tranh chấp có thể ảnh hưởng đến hoà bình và ổn định khu vực, được các bên liên quan trực tiếp đồng ý, và chỉ đóng vai trò trung gian hoà giải (không có biện pháp cưỡng chế). Mọi quyết định dựa trên nguyên tắc nhất trí. Trong hoạt động của Hội đồng tối cao, Việt Nam luôn chú ý tới việc duy trì vai trò chủ đạo của ASEAN, tránh biến Hội đồng thành một ''Toà án tiểu khu vực” với vai trò của một vài nước khống chế các quyết định của Hội đồng.Việt Nam đã tham gia ký kết và phê chuẩn ngay từ ngày đầu Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoàn toàn không có vũ khí hạt nhân. Vấn đề lớn đặt ra là cần tranh thủ 5 cường quốc có vũ khí hạt nhân tham gia Nghị định thư kèm theo của Hiệp ước. Việt Nam đã chủ động nêu sáng kiến và tổ chức thành công cuộc họp tham khảo ý kiến giữa các nước ASEAN với 5 nước có vũ khí hạt nhân về một số nội dung trong Nghị định thư, và vận động các nước này sớm tham gia Nghị định thư của ASEAN.
Hội nhập về văn hóa
Việt Nam có một nền văn hóa khá rộng lớn và được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên. Có thể nói, xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam có ba lớp văn hóa chồng lên nhau: văn hóa bản địa, văn hóa giao lưu với Trung Quốc và văn hóa giao lưu với phương Tây. Đặc điểm chính của văn hóa Việt Nam là nhờ gốc văn hóa bản địa vững chắc nên đã không bị ảnh hưởng bởi văn hóa ngoại lai, bị đồng hóa mà trái lại còn biết sử dụng và Việt hóa các nền văn hóa đó, làm giàu cho nền văn hóa dân tộc. Nghị quyết trung ương 5: “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” vừa đáp ứng được những đòi hỏ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Tiểu luận: Ảnh hưởng của nhà ở đến sức khỏe của người nghèo tại Quận Thanh Xuân, Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0
W Tiểu luận: Ảnh hưởng của khói bụi từ nhà máy xi măng đến môi trường sống và sức khỏe của người dân. Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận:Hương ước của làng là gì? Nội dung cơ bản của Hương ước? Vai trò, ảnh hưởng của Hương ước Tài liệu chưa phân loại 0
S Tiểu luận: Ảnh hưởng của Nghị quyết 11 đến nền kinh tế và thị trường chứng khoán Tài liệu chưa phân loại 0
K Tiểu luận: Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trườ Tài liệu chưa phân loại 0
C Tiểu luận: Ảnh hưởng biến đổi khí hậu rừng ngập mặn Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậy và thích nghi ở Kiên giang Tài liệu chưa phân loại 2
G Tiểu luận: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN SỨC KHỎE CON NGƯỜI Tài liệu chưa phân loại 0
Q Tiểu luận: Biến đổi khí hậu. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở tỉnh Bà Rịa - vũng Tàu Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở tp Hồ Chí Minh Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top