HD_05

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Văn hoá và kinh doanh trong nền kinh tế





MỤC LỤC
A/ Phần mở đầu
B/ phần nội dung
I/ Quan hệ giữa văn hoá và kinh tế
1/ Xu thế kết hợp tăng trưởng kinh tế với văn hoá
2/ Dân tộc ta phát triển theo xu thế kết hợp tăng trưởng kinh tế với văn hoá như thế nào
II/ Vai trò của nhân tố văn hoá trong kinh doanh
1/ Vai trò của văn hoá trong quá khứ
2/Tầm quan trọng của đưa các yếu tố văn hoá vào sản xuất kinh doanh
III/ Văn hoá và " cái tâm " của nhà doanh nghiệp
IV/ Văn hoá và triết lý kinh doanh
C/ Kết luận
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Văn hoá và kinh doanh trong nền kinh tế
A/Phần mở đầu
Trong xu thế phát triển hiện nay của đất nước ta, vấn đề văn hoá và kinh doanh có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Văn hóa là một phức hợp bao gồm nhiều vấn đề mà chỉ với ý nghĩa là một lĩnh vực hoạt động của đơì sống tinh thần thì nó mới có vị trí tương đối dộc lập, còn với các ý nghĩa khác thì nó vừa biểu hiện, vừa đan xen vào các hoạt động khác của xã hội loài người. Nhưng trên thực tế, văn hoá mới chỉ được quan tâm và bó hẹp trong phạm vi nghiên cứu của khoa học xã hội. Mục đích cơ bản của văn hoá là nhằm nuôi dưỡng và nâng cao phẩm chất tính cách, cá tính của con người mà luôn hướng tới cái thiện, lòng nhân ái và cái đẹp. Văn hoá cũng nhằm làm cho con người phát triển một cách tự do và toàn diện. Do đó, không phải văn hoá hoạt động thông qua các phương tiện kinh tế trên thị trường. Nó chỉ là phương tiện truyền tải được vật hoá và là hình thức vật hoá của văn hoá. Vì vậy, do một số người còn thiếu hiểu biết vẫn giữ quan niệm cho rằng: Văn hoá như là một lĩnh vực đứng ngoài kinh tế. Chỉ khi kinh tế phát triển thì mới có điều kiện mở mang các hoạt văn hoá, nâng cao đời sống tinh thần của con người. Với quan niệm đó, văn hoá được coi như là một hoạt động có tính giải trí, khi kinh tế khó khăn thì ít người quan tâm đến văn hoá. Và rõ ràng trong điều kiện đó người ta không nhìn nhận thấy vai trò của văn hoá nói chung cũng như văn hoá đối với kinh tế và kinh doanh nói riêng.
Như vậy, nói tới kinh doanh là nói tới một lĩnh vực rất lớn, kinh doanh là nhằm mục đích kiếm lời, thu lợi nhuận. Vì vậy, mục đích tối thiểu của kinh doanh không phải hay không nên chỉ đơn giản là kiếm tiền. Nó cũng không đơn thuần là hệ thống sản xuất và bán các loại hàng hoá. Kinh doanh làm tăng phúc lợi chung cho loài người thông qua hoạt động dịch vụ, hoạt động sáng tạo và triết lý đạo đức.
B/ phần nội dung
Văn hoá có thể hiểu là hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra và được con người mang theo thể hiện trong hành vi của con người, trong cách sinh hoạt của con người và là một biểu tượng của trình độ văn minh nhất định. Như vậy, văn hoá vật chất là toàn bộ những giá trị sáng tạo của con người được thể hiện trong các của cải vật chất do xã hội tạo ra, kể từ các tư liệu sản xuất cho đến tư liệu tiêu dùng của xã hội. Trong các giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội thì các sản phẩm do xã hội tạo ra cũng khác nhau, phản ánh các giai đoạn phát triển của văn hoá. Văn hoá tinh thần là toàn bộ những giá trị của đời sống tinh thần bao gồm khoa học và mức độ áp dụng các thành tựu của khoa học vào sản xuất và sinh hoạt, chuẩn mực đạo đức trong hành vi của các thành viên xã hội,...văn hoá còn bao gồm cả những phong tục, tập quán, những cách giao tiếp và ngôn ngữ. Như vậy, ranh giới giữa văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần chỉ có tính tương đối.
Nói đến kinh doanh, trước hết là nói đến việc đầu tư cho sản xuất, buôn bán, phân phối hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích kiếm lời. Nếu không thu được lợi nhuận thì từ đó vừa thực hiện tái đầu tư, vừa đảm bảo lợi ích thiết thực cho cả người quản lý và người lao động thì kinh doanh không thể tồn tại và phát triển. Trong nền kinh tế, văn hoá và kinh doanh cũng là một phần phát triển cho nền kinh tế. Vì vậy, văn hoá và kinh doanh được hiểu là mối quan hệ tác động qua lại giữa hai lĩnh vực dường như tách bạch nhau, có một nội dung hết sức phong phú và phức tạp. Chúng ta cần xem xét những vấn đề về quan hệ giữa văn hoá và kinh doanh sau:
I/ Quan hệ giữa văn hoá và kinh tế
Quan hệ giữa văn hoá và kinh tế thuộc hai hệ thống xã hội khác nhau. Những hoạt động văn hoá của loài người tất yếu nảy sinh khi nền kinh tế xã hội nâng cao năng suất lao động xã hội và phân công lao động xã hội, mặc dù văn hoá và kinh tế có những mục đích riêng và sự độc lập của mình. Như vậy, văn hoá phát triển theo xu hướng tăng trưởng của kinh tế.
1/ Xu thế kết hợp tăng trưởng kinh tế với văn hoá
Xu thế kết hợp tăng trưởng kinh tế với văn hóa này đang và sẽ diễn ra trong bối cảnh hợp tác và đấu tranh vì sự phát triển. Như vậy, để phát triển kinh tế chúng ta cần đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta đang phải đối mặt trước những thử thách to lớn do những biến đổi trong nước và thế giới tạo nên. Chính những biến đổi này làm xuất hiện những mâu thuẫn trên con đường phát triển của đất nước buộc chúng ta phải có phương pháp giải quyết tốt.
Từ đại hội thứ VI, Đảng ta đã tự phê phán nghiêm túc những sai lầm đã mắc phải và đề ra đường lối đổi mới toàn diện. Đường lối đó đã từng bước đi vào cuộc sống thể hiện sinh động trên tất cả các mặt của đời sống xã hội và thu được những kết quả ban đầu rất quan trọng. Thực hiện công cuộc đổi mới là một quá trình vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm, bởi vì chưa bao giờ có sẵn mô hình để căn cứ vào đó mà chủ động vạch ra một chính sách mới cụ thể, chi tiết trên từng lĩnh vực.
Tuy nhiên trong quá trình đổi mới của nước ta hiện nay, việc thi hành chính sách nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường cũng nảy sinh những yêú tố tiêu cực như tình trạng: cạnh trang không lành mạnh, tệ làm hàng giả, trốn thuế, buôn lậu, tham nhũng hối lộ,...đang là những vấn đề nhức nhối cần giải quyết. Để thực hiện được tốt những vấn đề về đổi mới kinh tế, chúng ta cần thực hiện những điểm sau:
-Không ngừng đẩy mạnh, nâng cao vai trò hiệu lực quản lý vĩ mô của nhà nước xã hội chủ nghĩa kiên quyết xử lý mọi hoạt động làm ăn phi pháp vi phạm pháp luật xã hội chủ nghĩa
-Đi liền với việc đẩy mạnh công tác quản lý vĩ mô, kiểm kê, kiểm soát của nhà nước xã hội chủ nghĩa
-Đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin đối với cán bộ tri thức, sinh viên. Trong công tác này, đặc biệt chú trọng tới việc giáo dục rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng nâng cao năng lực, nhận thức và giải quyết mâu thuẫn thông qua việc kết hợp biện chứng các mặt đối lập.
2/ Dân tộc ta phát triển theo xu thế kết hợp tăng trưởng kinh tế với văn hoá như thế nào.
Nền kinh tế của việt hôm nay cũng có một bước đáng kể so với thời kỳ trước đây, khi còn thực thi nền kinh tế chỉ huy theo lối hành chính quan liêu, bao cấp. Do Việt Nam có đổi mới, phát huy những giá trị truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá. Việt Nam cũng như tất cả các nước khác trên thế giới, không thể đứng ngoài xu thế hội nhập toàn cầu, vì sự phát triển của đất nước. Hơn nữa, do Việt Nam phải trải qua quá nhiều những cuộc đấu tranh ngoại xâm, nền kinh tế vẫn còn lạc hậu và kém phát triển. Chính vì vậy, toàn cầu hoá là một cơ hội để Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách về tri thức, thu hẹp được khoảng cách giàu nghèo.
Tất cả những giá trị truyền thống đượ...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top