Kort

New Member
Link tải miễn phí luận văn
MỤC LỤC
Lời mở đầu 4
Một số từ viết tắt thông dụng trong đề tài 6
Chương I: Lý luận chung về Bảo hiểm xã hội và chế độ tai nạn
lao động - bệnh nghề nghiệp 7
I. Lý luận chung về bảo hiểm xã hội 7
1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm xã hội 7
2. Lịch sử hình thành và phát triển của BHXH 7
2.1. BHXH trên thế giới 8
2.2. BHXH ở Việt Nam 9
2.2.1. Giai đoạn 1945 -196 49
2.2.3. Giai đoạn 1976 - 1985 12
2.2.4. Giai đoạn 1986 đến nay 13
3. Chức năng và tính chất của BHXH 15
4. Nội dung cơ bản của BHXH 20
4.1. Vai trò của BHXH 20
4.2. Đối tượng tham gia BHXH 21
4.3. Các chế độ BHXH 24
4.4. Quỹ BHXH 24
II. Chế độ tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp trong hệ thống các
chế độ BHXH ở Việt Nam 24
1. Sự cần thiết khách quan phải thực hiện chế độ BHXH tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 24
2. Phân loại tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp 26
2.1. Phân loại tai nạn lao động 26
2.2. Phân loại bệnh nghề nghiệp 27
3. Nội dung của chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 28
3.1. Đối tượng tham gia 28
3.2. Trách nhiệm và mức đóng góp 29.
3.3. Điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp 29
3.4. Thời gian và mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 31
4. Quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 33
4.1. Người lao động 33
4.2. Người sử dụng lao động 34
4.3. Cơ quan BHXH 34
5. Quy trình giải quyết chế độ BHXH tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 35
6. Mối quan hệ của chế độ BHXH tai nạn lao động - bệnh
nghề nghiệp với các chế độ BHXH khác ở Việt Nam 36
6.1. Với chế độ trợ cấp ốm đau 36
6.2. Với chế độ trợ cấp thai sản 37
6.3. Với chế độ trợ cấp hưu trí (tuổi già) 37
6.4. Với chế độ trợ cấp tử tuất 38
Chương II: Thực trạng tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp và
công tác chi trả chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay 39
I. Tình hình tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay 39
1. Tình hình tai nạn lao động 39
2. Tình hình bệnh nghề nghiệp 51
II. Công tác chi trả chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam 56
1. Tình hình chi trả chế độ BHXH tai nạn lao động - bệnh nghề
nghiệp 56
2. Đánh giá 61
2.1. Đối với việc tổ chức thực hiện 64
2.2. Về chế độ chính sách bảo hiểm xã hội tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp `63
Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 66
I. Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế các nhân tố ảnh hưởng đến việc xảy ra tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 66
1. Đối với các nhân tố gây tai nạn lao động 67
2. Đối với các nhân tố gây bệnh nghề nghiệp 70
II. Giải pháp và kiến nghị về chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn
lao động - bệnh nghề nghiệp 71
1. Về quản lý thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 71
3. Về đối tượng tham gia 76
4. Về điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 76
5. Về mức đóng và mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 77
6. Về quy định hồ sơ và quy trình giải quyết chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 80
7. Về công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội 82
Kết luận 83
Tài liệu tham khảo 84












LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, cùng vớ sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo xu hướng toàn cầu hoá. Bảo hiểm xã hội đóng vai trò ngày càng quan trọng và đã trở thành nhu cầu khách quan, không thể thiếu được trong mỗi xã hội văn minh. Ở nước ta, bảo hiểm xã hội đã được thực hiện khá lâu nhưng tới năm 1996 thì bảo hiểm xã hội mới xây dựng được quỹ tồn tại độc lập song song với ngân sách Nhà nước, và được thực hiện mở rộng ra nhiều đối tượng.
Chính sách bảo hiểm xã hội thể hiện sự quan tâm to lớn của Nhà nước ta đối với người lao động và cộng đồng, đáp ứng nguyện vọng đông đảo của người lao động, góp phần ổn định đời sống của hàng triệu người làm công ăn việc làm công ăn lương trong khu vực Nhà nước cũng như ở các khu vực khác, thành phần kinh tế khác, phù hợp với đường lối đổi mới kinh tế, chính trị của Nhà nước, khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước. Sự phát triển kinh tế phải phục vụ lợi ích của con người, vì con người, con người là vốn quý của xã hội. Đó là quan điểm chiếm đầy tính nhân văn của Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện rất rõ ở các chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội, nhất là ở chế độ Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp. Trên thực tế ở nước ta hiện nay, tình trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đang ngày một gia tăng và trở thành vấn đề xã hội bức xúc được nhiều người quan tâm cũng như việc thực hiện chính sách bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp còn một số điểm bất cập chưa hợp lý. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và sau một thời gian nghiên cứu, thực tập tại Trung tâm nghiên cứu khoa học – Bảo hiểm xã hội Việt Nam em chọn đề tài: “Thực trạng tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương.
Chương I: Lý luận chung về BHXH và chế độ BH tai nạn
lao động bệnh nghề nghiệp.
Chương II: Thực trạng tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp và công tác chi trả chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.


















MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT THÔNG DỤNG
TRONG ĐỀ TÀI
1. BHXH: Bảo hiểm xã hội.
2. TNLĐ - BNN: Tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.
3. TNLĐ: Tai nạn lao động.
4. BNN: Bệnh nghề nghiệp





















CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ
CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG - BỆNH NGHỀ NGHIỆP
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.
1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm xã hội.
Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở và đi lại v.v… Để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu đó, người ta phải lao động để làm ra những sản phẩm cần thiết. Khi sản phẩm được tạo ra ngày càng nhiều thì đời sống con người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn. Như vậy, việc thoả mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc vào chính khả năng lao động của họ. Nhưng trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hay mất thu nhập hay các điều kiện sinh sống khác. Chẳng hạn, bất ngờ bị ốm đau hay bị tai nạn trong lao động, mất việc làm hay khi tuổi già khả năng lao động và khả năng tự phục vụ bị suy giảm .v.v... Khi rơi vào những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi, trái lại có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm một số nhu cầu mới như: cần được khám chữa bệnh và điều trị khi ốm đau: tai nạn thương tật nặng cần có người chăm sóc nuôi dưỡng v.v... Bởi vậy, muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con người và xã hội loài người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: san sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng, đi vay, đi xin hay dựa vào sự cứu trợ của Nhà nước v.v… Rõ ràng, những cách đó là hoàn toàn thụ động và không chắc chắn.
Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, việc thuê mướn nhân công trở nên phổ biến. Lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau đã phải cam kết cả việc bảo đảm cho người làm thuê có một số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu thiết yếu khi không mang bị ốm, tại nạn, thai sản v.v… Trong thực tế, nhiều khi các trường hợp trên không xảy ra và người chủ không phải chi ra một đồng nào. Nhưng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ phải bỏ ra một lúc nhiều khoản tiền lớn mà họ không muốn. Vì thế, mâu thuẫn chủ - thợ phát sinh, giới thợ liên kết đấu tranh buộc giới chủ thực hiện cam kết. Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn. Sự can thiệp này một mặt làm tăng được vai trò của Nhà nước, mặt khác buộc cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê. Số tiền đóng góp của cả chủ và thợ hình thành một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia. Quỹ này còn được bổ sung từ ngân sách Nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi gặp phải những biến cố bất lợi. Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người lao động được dàn trải, cuộc sống của người lao động và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định. Giới chủ cũng thấy mình có lợi và được bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn không cần thiết. Vì vậy, nguồn quỹ tiền tệ tập trung được thiết lập ngày càng lớn và nhanh chóng. Khả năng giải quyết các phát sinh lớn của quỹ ngày càng đảm bảo.
Với sự xuất hiện của bảo hiểm xã hội (BHXH) là một tất yếu khách quan và ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của mỗi quốc gia. BHXH đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi người lao động, đó là một chính sách hỗ trợ đắc lực nhằm đảm bảo cho cuộc sống của người lao động và gia đình họ luôn ổn định.
2. Lịch sử hình thành và phát triển của BHXH.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Thực trạng tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao tính bắt buộc trong nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn dân sự củ Công nghệ thông tin 0
K Tình hình triển khai chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải phá Luận văn Kinh tế 0
T Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao tính bắt buộc trong nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn dân sự củ Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu thực trạng bệnh lý tai biến mạch não tại bệnh viện khu vực Phúc Yên - Vĩnh Phúc năm 2014 Y dược 0
N Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ tai nạn lao động BNN cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
B [Free] Thực trạng nghiệp vụ Bảo hiểm tai nạn hành khách tại Công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 2002- Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Đánh giá thực trạng tai nạn thương tích tại mắt do tai nạn giao thông tại phòng trực cấp cứu Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Thực trạng tình hình tai nạm giao thông ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
T Thực trạng kiến thức và hành vi về tai nạn thương tích của người dân xã Thị Sơn, huyện Kim Bảng, tỉn Tài liệu chưa phân loại 0
N Thực trạng và giải pháp tạo động lực cho người lao động tai Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top