Link tải miễn phí luận văn

CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ CHẾ ĐỘ TAI NẠN
LAO ĐỘNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.
1. Sự cần thiết khách quan của BHXH.
Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở và đi lại v.v… Để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu đó, người ta phải lao động để làm ra những sản phẩm cần thiết. Khi sản phẩm được tạo ra ngày càng nhiều thì đời sống con người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn. Như vậy, việc thoả mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc vào chính khả năng lao động của họ. Nhưng trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hay mất thu nhập hay các điều kiện sinh sống khác. Chẳng hạn, bất ngờ bị ốm đau hay bị tai nạn trong lao động, mất việc làm hay khi tuổi già khả năng lao động và khả năng tự phục vụ bị suy giảm .v.v Khi rơi vào những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi, trái lại có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm một số nhu cầu mới như: cần được khám chữa bệnh và điều trị khi ốm đau: tai nạn thương tật nặng cần có người chăm sóc nuôi dưỡng v.v.. Bởi vậy, muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con người và xã hội loài người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: san sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng, đi vay, đi xin hay dựa vào sự cứu trợ của Nhà nước v.v…Rõ ràng, những cách đó là hoàn toàn thụ động và không chắc chắn.
Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, việc thuê mướn nhân công trở nên phổ biến. Lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau đã phải cam kết cả việc bảo đảm cho người làm thuê có một số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu thiết yếu khi không mang bị ốm, tại nạn, thai sản v.v… Trong thực tế, nhiều khi các trường hợp trên không xảy ra và người chủ không phải chi ra một đồng nào. Nhưng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ phải bỏ ra một lúc nhiều khoản tiền lớn mà họ không muốn. Vì thế, mâu thuẫn chủ - thợ phát sinh, giới thợ liên kết đấu tranh buộc giới chủ thực hiện cam kết. Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn. Sự can thiệp này một mặt làm tăng được vai trò của Nhà nước, mặt khác buộc cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê. Số tiền đóng góp của cả chủ và thợ hình thành một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia. Quỹ này còn được bổ sung từ ngân sách Nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi gặp phải những biến cố bất lợi. Chính nhờ những mối quạn hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người lao động được dàn trải, cuộc sống của người lao động và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định. Giới chủ cũng thấy mình có lợi và được bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn không cần thiết. Vì vậy, nguồn quỹ tiền tệ tập trung được thiết lập ngày càng lớn và nhanh chóng. Khả năng giải quyết các phát sinh lớn của quỹ ngày càng đảm bảo.
Với sự xuất hiện của BHXH là 1 tất yếu liên quan và ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của mỗi quốc gia. BHXHđã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi người lao động, đó là 1 chính sách hỗ trợ đắc lực nhằm đảm bảo cho cuộc sống của người lao động và gia đình họ luôn ổn định.
2. Lịch sử hình thành và phát triển của BHXH.
2.1. BHXH trên thế giới.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã có lịch sử hàng trăm năm mà mầm sống của nó có từ thế kỷ XIII ở Nam Âu, khi nền công nghiệp và nền kinh tế hàng hoá đã bắt đầu phát triển. Tuy nhiên ban đầu bảo hiểm xã hội chỉ mang tính sơ khai với phạm vi nhỏ hẹp. Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII, một số nghiệp đoàn thợ thủ công ra đời, để bảo vệ nhau trong hoạt động nghề nghiệp họ đã thành lập nên các quỹ tương trợ (chẳng hạn như ở Anh, năm 1473 đã thành lập hội "Bằng hữu" để giúp đỡ các hội viên khi bị ốm đau, tại nạn…) Năm 1883, Đức dưới thời Thủ tướng Bisinark đã ban hành đạo luật bảo hiểm xã hội đầu tiên trên thế giới. Theo Đạo luật này, hệ thống bảo hiểm xã hội ra đời với sự tham gia bắt buộc của cả người làm công ăn lương và giới chủ.
Nhà nước bảo đảm một số chế độ và giữ vai trò quản lý, định hướng hoạt động của mình. Đến đầu thế kỷ XX, bảo hiểm xã hội đã mở rộng ra toàn thế giới, đặc biệt là các nước Mỹ La Tinh, Hoa Kỳ, Canada và một số nước khác.
Tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ,Tổ chức lao động quốc tế (TLO) đã thông qua công ước số 102 với những quy phạm tối thiểu về bảo hiểm xã hội, trong đó có quy định hệ thống gồm 9 chế độ đó là:
(1) Chăm sóc y tế
(2) Trợ cấp ốm đau
(3) Trợ cấp thất nghiệp
(4) Trợ cấp tuổi già
(5) Trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp
(6) Trợ cấp gia đình
(7) Trợ cấp sinh đẻ
(8) Trợ cấp khi tàn phế
(9) Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng)
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao tính bắt buộc trong nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn dân sự củ Công nghệ thông tin 0
K Tình hình triển khai chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải phá Luận văn Kinh tế 0
T Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao tính bắt buộc trong nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn dân sự củ Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu thực trạng bệnh lý tai biến mạch não tại bệnh viện khu vực Phúc Yên - Vĩnh Phúc năm 2014 Y dược 0
N Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ tai nạn lao động BNN cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
B [Free] Thực trạng nghiệp vụ Bảo hiểm tai nạn hành khách tại Công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 2002- Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Đánh giá thực trạng tai nạn thương tích tại mắt do tai nạn giao thông tại phòng trực cấp cứu Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Thực trạng tình hình tai nạm giao thông ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
T Thực trạng kiến thức và hành vi về tai nạn thương tích của người dân xã Thị Sơn, huyện Kim Bảng, tỉn Tài liệu chưa phân loại 0
N Thực trạng và giải pháp tạo động lực cho người lao động tai Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top