daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Thực trạng kĩ năng thảo luận nhóm của học sinh trung học cơ sỡ, trung học phổ thông

Thực trạng kĩ năng thảo luận nhóm của học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông​

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là nền tảng trong sự nghiệp phát triển quốc gia, góp phần đưa đất nước hội nhập với các nước phát triển. Hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo đang tích cực đổi mới phương pháp dạy và học. Nhà giáo dục không chỉ chú ý đến việc truyền thụ tri thức, mà quan trọng hơn là phải biết dạy "cách" học, "cách" nghiên cứu, kích thích người học chủ động, sáng tạo, tích cực trong hoạt động học tập.
Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Một trong những phương pháp đổi mới hiện được các trường từ Tiểu học, THCS, THPT, đến các trường Đại học đánh giá mang lại hiệu quả cao là phương pháp thảo luận theo nhóm. Trong dạy học các bộ môn nói chung có quan hệ giao tiếp thầy – trò
nhưng nổi lên mối quan hệ giao tiếp: thầy – trò thông qua sự hợp tác trong “Hoạt động nhóm” học sinh có điều kiện nghiên cứu, thảo luận, tranh luận trong tập thể (nhóm), ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, điều chỉnh, khẳng định hay bác bỏ, qua đó học sinh tự nâng mình lên một trình độ mới, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và của tập thể nhóm.
Hoạt động nhóm là một trong những hình thức dạy học đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà giáo dục trên thế giới và Việt Nam. J.A.Comenxki - Nhà giáo dục, nhà tư tưởng lỗi lạc người Tiệp Khắc đã quả quyết rằng: học sinh sẽ thu thập được nhiều từ việc dạy cho bạn mình cũng như việc học hỏi từ bạn mình.
V.Xandecson, C.Turney, Lewin K là những tác giả đã nghiên cứu và ứng dụng các mô hình dạy học theo nhóm và đã khẳng định vai trò của hình thức này đối với sự phát triển nhân cách của người học. Ở Việt Nam, trong cuốn "Tổ chức hoạt động dạy học ở trường trung học", PGS.TS Nguyễn Ngọc Bảo và PGS.TS Tô Hiệu bàn về dạy học theo nhóm tại lớp như một hình thức dạy học có sự kết hợp tính tập thể và tính cá nhân, trong đó học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên trao đổi những ý tưởng, nguồn kiến thức, hợp tác vớinhau trong quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo.
Từ xưa, bên cạnh câu “Không thầy đó mày làm nên” ông cha ta lại có câu “Học thầy không tầy học bạn”. Điều đó thêm khẳng định ý nghĩa của việc “Hoạt động nhóm” trong dạy học nói chung. Chính vì vậy nên chúng tui chọn đề tài nghiên cứu của nhóm là: “Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh ở trường THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm và đưa ra một số biện pháp để bồi dưỡng kỹ năng thảo luận nhóm cho học sinh THPT, qua đó phát triển các kỹ năng hợp tác, chia sẻ, tư duy phản biện… góp phần nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu đào tạo của Giáo viên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu : kỹ năng thảo luận nhóm của HS ở trường THPT
 Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh ở trường THPT .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận dạy học ở trường PT.
 Điều tra thực trạng, kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường THPT .
 Đề xuất biện pháp, kỹ năng thảo luận nhóm cho học sinh trường THPT .
5. Giả thuyết khoa học
 Mức độ nhận thức của học sinh THPT về kỹ năng thảo luận nhóm chưa cao.
 Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh, trong đó chủ yếu là cách học của học sinh còn mang tính đối phó, thụ động…và cách dạy của GV.
6. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nguyên cứu lí luận: Thu thập tài liệu, tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến thực trạng, kĩ năng thảo luận nhóm của học sinh THPT.
Các tài liệu trên được phân tích, nhận xét, tóm tắt và trích dẫn phục vụ trực tiếp cho việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
 Phương pháp điều tra – quan sát: Quan sát quá trình thảo luận của các nhóm học sinh trong trường THPT nhằm tìm hiểu thực trạng, kỹ năng thảo luận nhóm.
 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia để xây dựng công cụ điều tra và khẳng định giá trị của các giải pháp nâng cao hiệu quả học tập nhóm và thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh THPT.
7. Dàn ý nội dung công trình
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm có 2 chương:
Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Chương 2 : THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THẢO LUẬN NHÓM CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG





















Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Nhóm
1.1.1.Khái niệm nhóm
Nhóm không đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau hay làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý. Nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung.
Vì thế các thành viên trong nhóm cần có sự tương tác với nhau và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm cũng phải có sự phụ thuộc vào thông tin của nhau để thực hiện phần việc của mình.
Như vậy chúng ta tuy có nhiều hình thức nhóm khác nhau như : Nhóm bạn học tập, nhóm bạn cùng sở thích, nhóm năng khiếu, nhóm kỹ năng, các câu lạc bộ, các nhóm làm việc theo dự án, nhóm làm việc trong tổ chức .v.v.
Nhưng tất cả đều phải xây dựng trên tinh thần đồng đội, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, ngoài ra chúng ta còn phải tạo ra một môi trường hoạt động mà các thành viên trong nhóm cảm giác tự tin, thoải mái để cùng nhau làm việc, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đặt ra. Điều quan trọng là phải giúp cho các thành viên trong nhóm tin rằng sự cống hiến của mình cho tập thể được đánh giá đúng đắn, chính xác và nhận được sự tưởng thưởng xứng đáng, không có sự nhập nhằng gây ra ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi người. Những thành viên trong nhóm phải được xác định rằng thành quả của tập thể có được là từ sự đóng góp tích cực của mỗi người.
1.1.2.Các đặc tính cơ bản của nhóm
Nhóm phải đủ 4 yếu tố:
• Chia sẽ mục tiêu :
Một tập hợp người không thể xem như một nhóm nếu họ không có cùng mục tiêu và cùng chia sẽ trách nhiệm để đạt được mục tiêu đó.Khi trong tập thể người ta không cùng chua sẻ mục tiêu thì lại có sự phân hóa thành nhiều nhóm. Mục tiêu chung là điểm qui tụ các thành viên trong nhóm,mục tiêu cũng chính là động lực,là kim chỉ nam cho nhóm hoạt động.Mục tiêu giúp các thành viên giải quyết mâu thuẫn và xác định cách làm việc của nhóm.Khi tham gia xây dựng mục tiêu chung,các thành viên trong nhóm sẽ cảm giác hứng thú và họ đều cố gắng để đạt được.
• Sự tương tác giữa các thành viên
Đây là yếu tố cơ của thảo luận nhóm. Để thành một nhóm,các thành viên cần có mối quan hệ “mặt giáp mặt ” kéo dài trong một thời gian nhất định.Họ giao tiếp và ảnh hưởng lẫn nhau.Họ giao tiếp với nhau bằng lời nói hay ngôn ngữ cơ thể.Sự tham gia tích cực của nhóm viên sẽ đem lại sự thỏa mãn và gắn bó với nhóm.Tương tác phải hai chiều,chính tương tác là yếu tố chủ yếu làm thay đổi hành vi con người.Trong tiếp xúc,họ càng gắn kết với nhau thì nhóm càng dễ dàng được mục đích chung.Chất lượng của tương tác mang ý nghĩa rất lớn vì nó làm tang hiệu quả thảo luận nhóm.
• Có các qui tắc chung
“Những qui định chung của nhóm là đặc tính quan trọng nhất trong việc giúp nhóm ổn định và vận hành một cách hiệu quả”. Tập thể nào khi làm việc chung cũng cần xây dựng nội qui để mọi người tuân theo.
Qui tắc là các luật lệ hướng dẫn hành vi mà nhóm đặt ra.Những qui tắc này có thể được thông báo, xác định một cách chính thức hay có khi được nhóm viên mặc nhiên chấp nhận không cần hình thức.Đối với các qui tắc này thì không thể áp đặt mà qua quá trình gắn bó với nhau, các thành viên sẽ phát hiện và tuân thủ.
• Vai trò của từng thành viên
Mỗi cá nhân của nhóm có những vai trò riêng góp phần giúp nhóm hoạt động hiệu quả.Thương thì các vai trò là hết quả của quá tình phân chia trác nhiệm dựa vào khả năng chuyên môn cũng như những điều kiện khác .Vai trò là khuôn mẫu các hành vi quen thuộc mà cá nhân phát triển để phục vụ nhóm.Các vai trò này từ từ có thể thành nếp tùy đặc tính nhân cách của nhóm viên và nhu cầu chung của nhóm.Vì thế vai trò không luôn ở thế tĩnh mà ở thế động tùy vào các tình huống khác nhau.Một thành viên cùng một lúc có thể giữ nhiều vai trò.
Rõ rang,nếu chỉ tập hợp một số lượng người nào đó mà giữa họ không có mục tiêu chung,không có sự tương tác,không có sự chia sẽ…Nghĩa là “giữa họ không có hoạt động chung thì không phải là nhóm,mà là đám đông”.Thảo luận nhóm tạo nên sự lien kết, thúc đẩy tinh thần hợp tác ,phụ thuộc giữa các thành viên, mỗi người cố gắng thể hiện tốt vai trò của mình:cùng chia sẻ trách nhiệm ,cùng nhau hỗ trợ và cam kết giải quyết vấn đề chung của nhóm.Điều này không có nghĩa vai trò của mỗi cá nhân không còn quan trọng nữa mà tính hiệu quả của nhóm dựa và thành quả của từng thành viên trong nhóm.Khi cả nhóm hoạt động hiệu quả nhất là khi các cá nhân cùng đồng long phối hợp ăn ý hướng về một mục đích.
Vì vậy , làm việc nhóm không hẳn chỉ là làm việc với nhiều người,làm việc nhóm khác với làm việc đông người.Chúng ta so sánh sự khác biệt đó sau đây:
NHÓM ĐÁM ĐÔNG
1.Các thành viên làm việc tương tác lẫn nhau.Họ hiểu rõ mục tiêu của nhóm chỉ đạt kết quả tố nhất bằng cách hỗ trợ cho nhau.
2.Các thành viên cam kết chịu trách nhiệm phần việc của mình trong nhóm.
3.Họ đóng góp kinh nghiệm tài năng của mình vào sự thành công của cả nhóm.
4.Các thành viên trung thực,mạnh dan bộc lộ ý kiến,tôn trọng lắn nghe người khác đặt câu hỏi và sẵn sàng thay đổi quan điểm.
5.Các thành viên bình đẳng trong việc bàn bạc đưa ra cách giải quyết vấn đề.Mọi thành viên đều mong muốn cùng nhau giải quyết vấn đề đó. 1.Các thành viên làm việc độc lập và thường không có mục tiêu chung theo kiểu “mạch ai nấy làm”

2.Các thành viên chỉ tập trung vào công việc của bản thân,họ không lien quan đến mục tiêu của đám đông đó.
3.Họ chỉ hoàn thiện nhiệm vụ của mình,không biết hay không để ý đến người khác.
4.Các thành viên không tin tưởng nhau.Nếu có ý tưởng,họ thường giữ riêng cho mình ,không chia sẻ,không đón nhận sự gợi ý của người khác.
5.Họ cảm giác phiền long khi bất đồng quan điểm,họ không tham gia vào việc giải quyết vấn đề và không hề có sự ủng hộ nào để giúp họ giải quyết vấn đề.


1.1.3. Các cách thành lập một nhóm
Có nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Có thể theo sổ điểm danh, theo màu sắc, theo biểu tượng, theo giới tính, theo vị trí ngồi, hay có cùng sự lựa chọn,... Bảng sau đây trình bày 10 cách theo các tiêu chí khác nhau.
Quy mô nhóm có thể lớn hay nhỏ, tùy theo nhiệm vụ. Tuy nhiên, nhóm thường từ 3-5 hs là phù hợp.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng rối loạn cơ xương khớp của điều dưỡng, kỹ thuật viên tại bệnh viện đại học y hà nội Y dược 0
D Thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa Marketing Luận văn Kinh tế 0
H Hoạt động Marketing của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Techcombank - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 2
S Thực trạng và Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật tàu công trìn Luận văn Kinh tế 0
K Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. Thực trạng và gi Luận văn Kinh tế 0
U Thực trạng hoạt động đấu thầu của công ty TNHH Kỹ thuật Xây dựng Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
B Phân tích thực trạng về các mặt quản lý tại công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật TSC Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng đào tạo và sử dụng lao động kỹ thuật của VN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Kỹ Thuật Đông A Luận văn Kinh tế 0
A Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở Công ty XNK và kỹ thuật bao bì Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top