Download miễn phí Đề tài Khóa luận Thuận lợi và thách thức của ASEAN khi gia nhập khu vực mậu dịch tự do CAFTA với Trung Quốc





Theo Ban Thư ký ASEAN, ngày 01/ 01/2010, Hiệp định về thành lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc chính thức có hiệu lực, đánh dấu sự xuất hiện một không gian kinh tế mới trên vũ đài kinh tế thế giới. Điều này không chỉ có ý nghĩa với khu vực Châu Á mà còn nhận được sự quan tâm của dư luận quốc tế bởi lẽ khu vực thương mại tự do này sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh chính của Liên minh Châu Âu (EU) và Khu vực Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cả về tiềm lực dân số và sức mạnh kinh tế.
Là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới, CAFTA đã trở thành ngôi nhà chung cho 1,9 tỷ người tiêu dùng với tổng sản phẩm quốc dân của tất cả các nước cộng lại lên tới 10 nghìn tỷ USD và kim ngạch thương mại đạt 1,3 nghìn tỷ USD.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hứa đựng nhiều thách thức đối với các nước ASEAN.
Trước thực tế đó, vấn đề “được và mất” của ASEAN khi tham gia CAFTA với Trung Quốc đã được một số học giả nghiên cứu, tìm hiểu. Để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề này, bằng những kiến thức được học từ môn Quan hệ kinh tế quốc tế, nhóm chúng em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“Thuận lợi và thách thức của ASEAN khi gia nhập khu vực mậu dịch tự do CAFTA với Trung Quốc”
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích vận dụng kiến thức đã học, đưa ra những nhận định ban đầu thuận lợi, khó khăn và thách thức của ASEAN khi tham gia CAFTA; đồng thời, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên, hoàn thành chương trình học tập môn Quan hệ kinh tế quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương.
Để đạt được mục tiêu đó, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chung: phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh tĩnh…
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, bố cục của đề tài bao gồm:
Phần 1: Lý luận chung về khu vực mậu dịch tự do
Phần 2: Tổng quan về CAFTA
Phần 3: Thuận lợi và thách thức của ASEAN khi gia nhập CAFTA
Phần 1
Lý luận chung về khu vực mậu dịch tự do
1.1. Liên kết kinh tế quốc tế
Vào cuối thế kỷ 20, nền kinh tế thế giới liên tiếp lâm vào các cuộc khủng hoảng và suy thoái. Nghiêm trọng nhất là năm 1980-1983, kinh tế thế giới điêu đứng ở hầu hết các lĩnh vực, nguyên liệu, tiền tệ, tín dụng, lạm phát, thất nghiệp. Bên cạnh đó chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch phát triển dưới nhiều hình thức đã gây cản trở nghiêm trọng các hoạt động thương mại quốc tế. Trước tình hình đó, vấn đề bức thiết đặt ra là các nước phải tìm ra cơ chế hợp tác mới, hạn chế đến mức tối đa những hàng rào cản trở sự lưu chuyển của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, đẩm bảo kinh tế phát triển cao và ổn định thông qua việc hình thành các liên kết kinh tế quốc tế.
Liên kết kinh tế quốc tế là quá trình hợp nhất các nền kinh tế của các quốc gia trong một hệ thống kinh tế thống nhất trên cơ sở các bên ký kết các hiệp định thỏa thuận về một số vấn đề nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế và mang lại lợi ích kinh tế cho các bên tham gia.
1.2. Nguyên nhân hình thành liên kết kinh tế quốc tế
Thứ nhất, do khác biệt về trình độ phát triển, nguồn lực sản xuất giữa các quốc gia thành viên nên các liên kết kinh tế quốc tế đã được hình thành nhằm tận dụng lợi thế của các bên và tăng thêm sức mạnh cho các bên tham gia liên kết. Tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các nước phát huy đầy đủ ưu thế, tiết kiệm lao động xã hội, làm cho các yếu tố sản xuất được phân bổ hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy kinh tế của mỗi nước và cả khối liên kết phát triển.
Thứ hai, xuất phát từ hai mục đích: mong muốn mở rộng thị trường tiêu thụ và dựa vào đồng minh để bảo hộ nên các nước đã tích cực tham gia và hình thành các liên kết kinh tế quốc tế.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, năng lực sản xuất đã tăng liên tục với tốc độ đáng kể trong những thập kỷ qua không chỉ ở các nước phát triển mà ở cả các nước đang phát triển. Một số nước đang phát triển thậm chí đã đuổi kịp các nước tư bản, trở thành các nước công nghiệp mới (NICs). Vì vậy, số lượng các nhà sản xuất, cung cấp tăng nhanh với năng suất cao, khả năng sản xuất lớn, thị trường nội địa trở nên quá nhỏ bé so với khả năng sản xuất của họ, cản trở sự phát triển của họ, khiến cho nhu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ trở nên ngày càng cấp bách. Phần lớn các quốc gia đều có mong muốn hang fhoas của mình được xuất khẩu sang nước bạn một cách thuận lợi hơn nên đã cùng nhau hợp tác trên cơ sở có đi có lại, cắt giảm và tiến tới xóa bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế quan, cam kết với nhau thành lập liên minh để dành cho nhau những ưu đãi, xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và tiến tới tự do hóa mậu dịch. Bên cạnh đó, sự bành trướng của các thế lực kinh tế khổng lồ, bắt buộc các nước, đặc biệt các nước có nền kinh tế nhỏ phải tham gia hay hình thành các liên kết kinh tế quốc tế, nhằm tăng thêm sức mạnh kinh tế, bảo hộ lẫn nhau, tăng thêm uy tín và tiếng nói của mình trên trường quốc tế.
Thứ ba, các vấn đề khu vực và toàn cầu hóa kinh tế là nguyên nhân thúc đẩy sự hình thành kinh tế quốc tế. Do ngày càng phát sinh nhiều vấn đề lớn có tính khu vực và toàn cầu về tài chính, kinh tế, các rào cản thương mại, kỹ thuật, môi trường… một quốc gia nhiều khi không thể thực hiện được, chính vì vậy đã dẫn đến sự phối hợp giữa các quốc gia và hình thành các liên kết kinh tế quốc tế.
1.3. Khu vực mậu dịch tự do (Free trade area – FTA)
Đây là hình thức liên kết kinh tế trong đó hai hay nhiều nước thỏa thuận cắt giảm và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong buôn bán giữa các thành viên trong khối, tạo môi trường thuận lợi cho thương mại phát triển tiến tới xây dựng khu thương mại tự do của các nước, nhưng các thành viên trong khối vẫn duy trì chính sách thương mại riêng của mình trong quan hệ với các quốc gia ngoài khối.
Lợi ích của khu vực mậu dịch tự do là:
Thứ nhất, tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích phát triển thương mại nội bộ khối, nhằm thúc đẩy thương mại các nước thành viên phát triển do việc cắt giảm thuế quan và phi thuế quan sẽ làm giảm giá hàng xuất khẩu của các nước thành viên trên thị trường của nhau, tạo cho chúng có lợi thế cạnh tranh hơn so với các sản phẩm cùng loại của các nước không phải thành viên của khối.
Thứ hai, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế các thành viên trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.
Thứ ba, tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài và khuyến khích đầu tư nội bộ khối, bởi vì FTA tạo ra một thị trường thống nhất rộng lớn hơn so với thị trường một nước nên các nhà đầu tư nước ngoài sẽ sẵn sàng đầu tư khi có thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn như vậy.
Phần 2
Tổng quan về CAFTA
2.1. Tiền đề cho sự ra đời của CAFTA
Trung Quốc và ASEAN đều là những nền kinh tế hướng ngoại. Mục tiêu thu hút đầu tư hướng vào xuất khẩu được các quốc gia trong ASEAN và Trung Quốc đặt lên hang đầu.
Tuy nhiên, những năm vừa qua, xuất khẩu của Trung Quốc sang EU và Mỹ giảm mạnh, những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc. Trong khi đó xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN chỉ chiếm 8% tổng khối lượng xuất khẩu quốc gia.
Rõ ràng là điều đó chưa phản ánh đúng tiềm năng của cả ASEAN và Trung Quốc. Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, liên kết giữa các quốc gia, các khu vực ngày càng trở nên sâu rộng và chặt chẽ hơn. Việc hình thành CAFTA sẽ tạo ra một thị trường rộng lớn đứng đầu thế giới về quy mô dân số và x
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
I Những thuận lợi và khó khăn đối với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Những thuận lợi, khó khăn đối với Công ty và định hướng phát triển trong giai đoạn tới (2006 - 2010) Luận văn Kinh tế 0
R Những thuận lợi khó khăn của công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên (Enteroil) Luận văn Kinh tế 2
W Những thuận lợi trong việc hình thành và phát triển của trị trường chứng khoán Việt nam Luận văn Kinh tế 0
S Thực thi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, những thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
G Những khó khăn và thuận lợi trong việc áp dụng các công cụ kinh tế vào công tác quản lý môi trường ở Việt Nam và đề xuất giải pháp khắc phục Luận văn Sư phạm 2
D Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa các đặc điểm thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa tron Luận văn Kinh tế 0
I Tiềm năng nguồn lợi cá vùng Đầm Nại (Tỉnh Ninh Thuận) và đề xuất một số giải pháp quản lý, phát triể Khoa học Tự nhiên 2
B Nghiên cứu những khó khăn và thuận lợi của việc áp dụng phương pháp giao nhiệm vụ trong dạy nói cho Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top