tctuvan

New Member
Chia sẻ cho anh em bản vẽ

- Cáp nâng trên đó có treo cabin được quấn vào tang hay vắt qua puli dẫn cáp của bộ tời nâng. Khi dùng puli dẫn cáp thì sự nâng cabin là do lực ma sát giữa cáp và vành puli dẫn cáp. Trọng lượng của cabin và một phần trọng lượng vật nâng được cân bằng bởi đối trọng treo trên các dây cáp đi ra từ puli dẫn cáp hay từ tang (khi bộ tời có tang quấn cáp).
- Để an toàn, cabin được lắp trong giếng thang. Phần trên của giếng thang thường bố trí buồng máy. Trong buồng máy có lắp bộ tời và các khí cụ điều khiển chính (tủ phân phối, trạm từ, bộ hạn chế tốc độ…) Phần dưới của giếng thang có bố trí các bộ giảm chấn cabin và giảm chấn đối trọng để cabin tập kết trên đó trong trường hợp cabin di chuyển quá vị trí làm việc cuối cùng (khi cabin ở vị trí giới hạn trên cùng thì đối trọng tập kết trên giảm chấn). Ở phần trên cùng và dưới cùng của giếng thang có lắp các bộ hạn chế hành trình để hạn chế hành trình làm việc
của cabin.
- Để tránh rơi cabin khi bị đứt cáp hay khi bị hỏng cơ cấu nâng, trên cabin có lắp bộ hãm bảo hiểm. Trong trường hợp này thì thiết bị kẹp của nó sẽ kẹp vào các dẫn hướng và giữ chặt cabin. Đa số trường hợp thì các bộ hãm bảo hiểm được dẫn động từ một cáp phụ, cáp này vắt qua puli của bộ hạn chế tốc độ kiểu ly tâm. Khi tốc độ cabin tăng cao hơn giới hạn nhất định thì bộ hạn chế tốc độ sẽ phanh puli và làm dừng cáp phụ.
Việc mở máy thang máy được tiến hành bằng cách ấn lên tay đòn của khí cụ điều khiển lắp trong cabin (ở thang máy điều khiển bằng tay đòn) hay bằng cách ấn lên nút ấn của tầng tương ứng (ở thang máy điều khiển bằng nút ấn). Trong sự điều khiển bằng tay đòn thì việc dừng cabin ở 1 tầng nhất định được tiến hành do người điều khiển thang máy, còn điều khiển bằng nút ấn thì việc dừng cabin được tiến hành tự động. Trong cả hai hệ thống đều có trang bị thêm những thiết bị phụ để dừng động cơ khi gặp phải sự cố hay khi có khả năng bị mất an toàn trong sử dụng thang máy (khi cửa cabin và cửa tầng đang mở, cabin đang được giữ bởi bộ hãm
bảo hiểm…)


1.2 Phân loại thang máy:
Thang máy được phân loại theo các nguyên tắc và đặc điểm sau:
1.2.1 Phân loại thang máy theo công dụng:
Theo tiêu chuẩn Việt nam TCVN: 5744-1993 tùy thuộc vào công dụng các thang máy được phân thành 5 loại sau:
- Loại 1: Thang máy thiết kế cho việc chuyên chở người.
- Loại 2: Thang máy thiết kế chủ yếu để chuyên chở người nhưng có tính đến hàng hóa mang kèm theo người.
- Loại 3: Thang máy thiết kế chuyên chở giường (băng ca) dùng trong các bệnh viện.
- Loại 4: Thang máy thiết kế chủ yếu để chuyên chở hàng hóa nhưng thường có người đi kèm theo.
- Loại 5: Thang máy điều khiển ngoài cabin chỉ dùng để chuyên chở hàng, loại này khi thiết kế cabin phải khống chế kích thước để người không thể vào được.
1.2.2 Phân loại thang máy theo phương pháp dẫn động:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top