daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
Lời mở đầu
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ CẦN TRỤC THÁP 1
1. Tìm hiểu cần trục tháp đầu bằng 1
1.1 Phân loại 1
1.2 Công dụng 3
1.3 Cần trục tháp đầu bằng 4
1.4 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cần trục tháp 4
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cần trục tháp 7
3. Cách chức năng suất và nâng cao năng suất 7
CHƯƠNG II: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN, LẬP SƠ ĐỒ DẪN ĐỘNG VÀ TÍNH
TOÁN CƠ CẤU QUAY CẦN TRỤC THÁP 11
Phần 1: GIỚI THIỆU CƠ CẤU QUAY VÀ CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN 11
1.1 Giới thiệu 11
1.2. Các thông số ban đầu 11
Phần 2: TÍNH TOÁN CƠ CẤU QUAY CỦA CẦN TRỤC 12
2.1 Xác định chế độ làm việc của cơ cấu 12
CHƯƠNG III: XÁC ĐỊNH CÁC KÍCH THƯỚC CỦA HỆ THỐNG TỰA
QUAY 14
CHƯƠNG IV: CHỌN SƠ CÁC CHI TIẾT CỦA CƠ CẤU QUAY 20
CHƯƠNG V: LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CỘT THÁP 26
4.1. Giới thiệu 26
4.2. Quy trình công nghệ chế tạo 26
CHƯƠNG VI: KĨ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG LẮP
GHÉP 31







LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, hầu hết các nền kinh tế quốc dân đều sử dụng ngày càng nhiều máy xây dựng, đặc biệt là các ngành giao thông vận tải, xây dựng, thủy lợi. Máy Xây Dựng hiện nay có ở các nước ta rất đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã của nhiều nước trên thế giới. Trong đó các loại máy xây dựng hiện nay, máy nâng – vận chuyển chiếm một tỷ lệ lớn và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Một trong những yêu cầu cần thiết của một người sinh viên máy xây dựng nói chung và một sinh viên nhành Cơ giới hoá nói riêng khi ra trường là phải hiểu rõ được nguyên lý, cấu tạo của các thiết bị máy cũng như các chi tiết cấu tạo nên bộ máy đó. Để nắm vững được lý thuyết và thực hành thì người sinh viên phải hoàn thành tốt các bài thiết kế môn học. Bài thiết kế môn học máy nâng – vận chuyển cũng giúp cho các sinh viên trong ngành Máy xây dựng hiểu rõ hơn về nguyên tác hoạt động của các cụm chi tiết cấu tạo nên bộ máy và nguyên lý hoạt động của cụm chi tiết đó.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ CẦN TRỤC THÁP
1. Tìm hiểu cần trục tháp.

1.1. Công dụng.

Cần trục tháp là loại máy trục có cột tháp cao, đỉnh tháp lắp cần dài, quay được toàn vòng, dẫn động điện độc lập, nguồn điện sử dụng từ mạng điện công nghiệp. Nó được sử dụng rộng rãi trong xây dựng nhà cao tầng, xây dựng công nghiệp, lắp ráp thiết bị trên cao...

1.2. Phân loại cần trục tháp:

Tuỳ theo tính chất công việc mà phân loại cần trục tháp như sau:

1.2.1 Phân loại cần trục tháp theo công dụng.

Cần trục tháp có công dụng chung, dùng trong xây dựng dân dụng và công nghiệp. Loại này có mô men tải từ 4 đến 160 t.m, có sức nâng từ 0,4 đến 8 tấn, chiều cao nâng từ 12 đến 100m, tầm với từ 10 đến 30m.
Cần trục tháp dùng để xây dựng nhà cao tầng (loại cần trục tự nâng, tự leo). Loại này có mô men tải từ 30 đến 250 tấn.m. Sức nâng ở tầm với lớn nhất từ 2đến 4 tấn, ở tầm với nhỏ nhất có thể lên đến 12 tấn, chiều cao nâng đạt 50-100m.
Cần trục tháp chuyên dùng trong xây dựng các công trình công nghiệp. Loại này có mô men tải đạt 600 t.m và sức nâng đạt từ 2-50 tấn.

1.2.2 Phân loại cần trục tháp theo phương pháp lắp đặt

Theo phương pháp lắp đạt tại hiện trường có thể chia ra:

• Cần trục tháp di chuyển trên ray

Cần trục tháp di chuyển trên ray phục vụ trong các kho bãi, các nhà máy, ở những vị trí có không gian rộng. Cần trục tháp di chuyển trên ray thường làm việc với yêu cầu di chuyển liên tục trong phạm vi công trường nên thường có chiều cao không lớn và chiều dài của cần ngắn, tải trọng nâng nhỏ.

Hình 1.2.2.1 Cần trục tháp di chuyển trên ray

• Cần trục tháp cố định:

Là loại có chân tháp gắn liền với nền hay tựa trên nền thông qua bệ đỡ hay các gối tựa cố định.



Hình 1.2.2.2 Cần trục tháp loại tháp cố định
• Cần trục tháp tự nâng.


Hình 1.2.2.3 Cần trục tháp loại tự nâng chiều cao

Cần trục tháp tự nâng có thể nằm ngoài hay trong công trình, tháp được tự nối dài để tăng độ cao nâng theo sự phát triển chiều cao của công trình, khi tháp có độ cao lớn, nó được neo với công trình để tăng độ ổn định của cần trục và tăng khả năng chịu lực ngang. Với cần trục tháp tự nâng đặt trên bộ tải trọng được truyền xuống công trình (cần trục công trình xây dựng, khi làm việc nó tự nâng toàn bộ cần trục theo chiều cao công trình và toàn neo tường)
. Ưu điểm: phù hợp với mọi hình dáng kiến trúc và nhu cầu thay đổi chiềucao tầng. Không ảnh hưởng đến việc điều độ thi công. Lắp ráp, tháo dỡ thuận lợi, không cản trở tầm nhìn và thao tác của người điều khiển máy, năng suất cao.
Nhược điểm: ảnh hưởng trang trí mặt ngoài của công trình. Cần nhiều đốtthân tháp tiêu chuẩn và một số trang thiết bị neo nhất định, làm tăng giá thành vàchi phí cho mỗi ca máy.
Vì thế, đối với nhà cao tầng từ 10 đến 20 tầng, khi hình dáng đơn giản, diện tích tòa nhà không lớn, chọn cần trục tháp tự nâng để thi công.



1.2.3. Phân loại theo đặc điểm làm việc của cần trục tháp

• Cần trục tháp loại tháp quay:

Toàn bộ tháp và cơ cấu được đặt trên bàn quay. Bàn quay tựa trên các thiết bị tựa quay đặt trên khung di chuyển. Cần trục tháp loại tháp quay có tính ổn định cao, dễ tháo lắp vận chuyển và bảo dưỡng, tuy nhiên bị khống chế tầm với và sức nâng.


Hình 1.2.2.4 Cần trục tháp loại tháp quay

• Cần trục tháp có loại tháp không quay:

Thân tháp đứng yên, phần quay đặt trên đầu tháp. Khi quay thì chỉ có cần, đỉnh tháp, đối trọng và các cơ cấu đặt trên đó quay. Loại này công tác tháo và lắp dựng mất nhiều thời gian, vận chuyển bảo dưỡng phức tạp, tầm với xa, sức nâng lớn.

- Cần cung cấp cho công nhân làm việc ở trên cao những trang thiết bị quần áo làm việc riêng, gọn gàng, giầy không trơn, găng tay dây lưng an toàn. Những dây lưng xích an toàn phải chịu được lực tĩnh tới 300kg. Nghiêm cấm việc móc dây an toàn vào những kết cấu chưa liên kết chắc chắn, không ổn định.
Khi cấu kiện được treo cẩu lên cao 0,5m phải dừng lại ít nhất 1-2 phút để kiểm tra an toàn của móc treo.
- Không đứng dưới cấu kiện đang cẩu lắp.
- Thợ lắp đứng đón cấu kiện phải ở phía ngoài bán kính quay.
- Các đường đi lại qua khu vực đang tiến hành lắp ghép phải được ngăn cách: ban ngày phải cắm biển cấm đi lại, ban đêm phải thắp đèn đỏ báo hiệu (hay phải có người bảo vệ).
- Đường dây điện không được chạy qua khu vực đang tiến hành lắp ghép, nếu không tránh được thì dây bắt buộc phải đi ngầm.
- Nghiêm cấm công nhân đứng trên các cấu kiện đang cẩu lắp.
- Các móc cẩu nên có lắp an toàn để dây cẩu không tuột khỏi móc. Không được kéo ngang vật từ đầu cần bằng cách quấn dây hay quay tay cần vì như vậy có thể làm đổ cần trục.
- Không được phép đeo vật vào đầu cần trong thời gian nghỉ giải lao.
- Chỉ được phép tháo dỡ móc cẩu ra khỏi cấu kiện khi cấu kiện đã cố định tạm độ ổn định của cấu kiện được đảm bảo.
- Những cầu sàn công tác để thi công các mối nối đó phải chắc chắn, liên kết vững vàng, phải có hàng rào tay vịn cao quá 1m. Khe hở giữa mép trong của sàn tới cấu kiện không được vượt quá 10cm.
- Phải thường xuyên theo dõi, sữa chữa các sàn công tác.
- Nghiêm cấm việc đi lại trên cánh thượng của dàn vì kèo, dầm và các thanh giằng. Chỉ được phép đi lại trên cánh hạ của dàn khi dây cáp đã đưa cấu kiện vào thẳng vị trí cao trên 1m.
- Cần có biện pháp bảo vệ chống sét tạm thời cho các công trình lắp ghép trên cao. Biện pháp dùng phổ biến nhất là dùng dây dẫn tạm, cột thu lôi bằng kim loại nối đất tốt.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

Kèm bản vẽ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top