daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu dân cư Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, công suất 200m3/ngày kèm bản vẽ

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhằm đáp ứng nhu cầu đất ở cho một vài bộ phận dân cư trong khu vực xã Bình Thắng, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương và các vùng lân cận, góp phần tích cực trong việc giải quyết nhu cần về nhà ở, đáp ứng nhu cầu đất đai phù hợp cho các đối tượng nói trên. Song song với đó là khai thác quỷ đất để sử dụng có hiệu quả hơn, phù hợp với vị trí hiện có của khu đất thuộc công ty Vật liệu & Xây dựng Bình Dương. Khu vực xã Bình Thắng, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương tập trung một lượng lớn công nhân tại các khu công nghiệp lân cận, việc có được một căn hộ trong một khu ở phù hợp với mức thu nhập là nhu cầu có thực. Do đó việc xây dựng khu dân cư Bình An đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở và đây cũng là một dự án mang tính xã hội và khả thi cao.
Để tạo một quy hoạch tổng thể hoàn chỉnh cho khu vực, tránh tình trạng xây dựng tự phát gây mất thẩm mỹ chung, việc đầu tư những khu ở để phục vụ tái định cư, ổn định chổ ở cho các hộ phải di dời, giải tỏa trong quá trình công nghiệp hóa và chỉnh trang đô thị cũng như phục vụ cho nhu cầu về nhà ở của một vài bộ phận dân cư trong khu vực và các vùng lân cận, nhằm góp phần ổn định xã hội, tăng tính mỹ quan cho tổng thể đô thị, thực thi đúng các nguyên tắc trong quy hoạch đô thị, đồng thời góp phần tạo một nền tảng hạ tầng cơ sở vững chắc là động lực tốt thúc đẩy sự phát triển của đất nước trên con đường công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
Tuy Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà khu dân cư Bình An đem lại, việc tập trung một lượng lớn dân cư sẽ gây ra các tác động tiêu cực tới môi trường nếu không có biện pháp quản lý và xử lý các chất thải phát sinh. Trong đó, nước thải là một trong các vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay. Nước thải sinh hoạt từ khu dân cư chứa các chất hữu cơ, vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lửng… Hàm lượng các chất này cao và với lưu lượng lớn sẽ gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận (sông, hồ…). Đặc biệt là khi nguồn tiếp nhận là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân thì nguồn này cần được bảo vệ để không bị ảnh hưởng hay ảnh hưởng thấp bởi các chất gây ô nhiễm này. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Bình An là một việc làm cần thiết và rất cấp bách. Tuy nhiên khu dân cư Bình An nằm trong khu vực dân cư nên việc tận dụng hiệu quả diện tích đất là việc cần quan tâm, hay nói cách khác xây dựng một công trình xử lý nước thải sao cho thật hiệu quả, kinh tế và ít tốn diện tích nhất là một vấn đề cần đầu tư nghiên cứu thêm.
1.2 . NHIỆM VỤ LUẬN VĂN
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Bình An tại xã Bình Thắng, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương trong điều kiện thực tế.
1.3 . NỘI DUNG LUẬN VĂN
Công việc tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Bình An cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
• Khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu về vị trí địa lý, quy mô diện tích và hạ tầng kỹ thuật của khu dân cư.
• Thu thập số liệu, tài liệu, đánh giá khả năng gây ô nhiễm môi trường của nước thải sinh hoạt và tổng quan về các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đang được áp dụng.
• Phân tích, lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp với điều kiện của khu dân cư.
• Tính toán và thiết kế kỹ thuật cho hệ thống xử lý nước thải.
• Khái toán giá thành và quản lý vận hành hệ thống xử lý nước thải của khu dân cư.
1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
• Khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu môi trường liên quan.
• Phương pháp lựa chọn:
- Trên cơ sở động học của các quá trình xử lý cơ bản.
- Tổng hợp số liệu.
- Phân tích khả thi.
- Tính toán kinh tế.
1.5 GIỚI HẠN CỦA LUẬN VĂN
• Phạm vi của luận văn chỉ giới hạn trong khuôn khổ xử lý nước thải mà chưa đề cập đến các khía cạnh ô nhiễm môi trường khác như: không khí, chất thải rắn, tiếng ồn… và công tác bảo vệ môi trường cho toàn bộ khu dân cư.
• Các thông số ô nhiễm đầu vào hệ thống xử lý nước thải của khu dân cư Bình An không được đo đạc cụ thể, mà chỉ tham khảo theo tính chất chung của nước thải sinh hoạt và dựa theo số liệu khảo sát của các khu dân cư tương tự.

CHƯƠNG 2
TỔNG QUÁT VỀ KHU DÂN CƯ BÌNH AN

2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Khu đất đầu tư xây dựng khu dân cư tọa lạc tại xã Bình Thắng, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, có tứ cận như sau:
• Bắc giáp: Hồ du lịch Bình An.
• Nam giáp: Khu dân cư xã.
• Đông giáp: Khu dân cư + đường ra Hương lộ 5 đi ngã ba Tân Vạn và Biên Hòa.
• Tây giáp: Mương rạch và đường ra cầu bà Khiêm.
Tổng diện tích khu đất là: 98.170,43 m² (9.81 ha)
• Quỹ đất hiện trạng là đất trống, có một phần hạ tầng kỹ thuật đang thực hiện theo quy họach. Địa hình khu đất tương đối bằng phẳng và trống trải, thuận tiện cho việc tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng khu dân cư.
Bảng 2.1 : Bảng cân đối chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất.

STT LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH (m²) tỷ lệ (%)
1 Đất nhà ở (374 lô)
25 lô biệt thự
290 lô ở (100 m²/lô)
59 lô thu nhập thấp(60-70m²/lô)
Đất ở tự điều chỉnh 43.072,49
7.425,00
30.553,59
4.142,30
951,60 43,88
2 Đất công cộng
Khu dinh ông
Mẫu giáo
Dịch vụ 7.680,64
8124,58
2.880,90
1.675,16 7,82
3 Đất cây xanh+Hạ tầng kỹ thuật
Đất cây xanh
Lòng rạch
Bờ kè 11.252,25
6.193,68
929,37
4.129,20 11,46
4 Đất giao thông, vỉa hè
Đất giao thông
Vỉa hè 36.165,05
18.616,02
17.549,03 36,84
Tổng cộng 98.170,43 100,00
Trung tâm quy hoạch phát triển đô thị-nông thôn tỉnh Bình Dương
2.2 . QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
2.2.1 Các chỉ tiêu kỹ thuật xây dựng
Căn cứ quy chuẩn xây dựng ban hành theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ Xây dựng, có thể xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của khu dân cư Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
-Quy mô dân số:
Tổng diện tích khu vực thiết kế là 98.170,43m².
Với tiêu chuẩn 60-70 m²/người, dự kiến có thể bố trí được 1.600-1.900 người.
Với tiêu chuẩn 4người/hộ, dự kiến có thể bố trí được 400-475 hộ.
Dự báo quy mô dân số cho khu vực vào khoảng 1.752 người.
Chỉ tiêu thoát nước thải: 60  80m³/ngày đêm.
Chỉ tiêu xử lý chất thải rắn: 0,9 Kg/người/ngày.
Chỉ tiêu thu dọn được: 90% đến 100%.
2.2.2 Hệ thống cấp nước
BẢNG THỐNG KÊ NHU CẦU DÙNG NƯỚC

Nguồn: trung tâm quy hoạch phát triển đô thị - nông thôn tỉnh Bình Dương.
Với Kngày max = 1,3: Hệ số dùng nước không điều hòa ngày.
Lưu lượng cần thiết (làm tròn) Qct = 510m³/ngày
Lưu lượng cấp nước chữa cháy q = 10 l/s cho một đám cháy theo TCVN, số đám cháy xảy ra đồng thời một lúc là 1.
• Nguồn nước cấp:
Khu đất quy hoạch nằm trong khu vực có tuyến ống chuyển tải ᴓ200 hiện hữu trên đường DT743 để cấp cho các khu công nghiệp và dân cư lân cận thuộc nhà máy nước Dĩ An. Do đó để cấp nước cho toàn khu thì lấy nguồn nước từ tuyến ống này là thuận lợi nhất.

2.2.3. Hệ thống thoát nước thải
Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, sau khi đã xử lý cục bộ bằng bể tự hoại, theo đường ống dẫn về trạm xử lý nước thải. Tại đây, nước thải sẽ được xử lý đạt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT (cột A) trước khi thải ra cống thoát nước chung .
Nguồn tiếp nhận: Rạch bà Khiêm.
Giải pháp được chọn cho hệ thống thoát nước Khu dân cư Bình An là hệ thống thoát nước riêng.
Do khu đất có độ dốc địa hình từ Đông Nam sang Tây Bắc, nên khi thiết kế thoát nước sẽ thu nước về hướng thấp nhất là góc phía Tây Bắc khu đất.
Căn cứ theo chỉ tiêu dùng nước là 110  130 lít/người.ngày, với tổng số người sinh sống trong khu chung cư là 1600 người, ước tính tổng lưu lượng nước cấp cho khu dân cư khoảng 192 m3/ngày.
• Nước thải sinh hoạt được tính toán như sau:
 Tổng lưu lượng nước cấp cho toàn khu: Q = 192 m3/ngày.
 Hệ số dùng nước không điều hòa ngày Kngày.max = 1,3
 Tổng lưu lượng cấp nước lớn nhất cho toàn khu là:
Qngày.max = Qx Kngày.max = 192x1,3 = 250 m3/ngày
 Lưu lượng nước thải của khu dân cư được tính bằng 80% lượng nước cấp:
Qthải = Qngày.max x80% = 250x80% = 200 m3/ngày
Như vậy, công suất cần thiết của trạm xử lý nước thải là 200 m3/ngày.
2.3. TỔNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ
BẢNG KHÁI TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ
STT HẠNG MỤC KINH PHÍ ƯỚC TÍNH (Đồng)
01 Giao thông 10.849.500.000
02 Cấp điện 3.790.800.000
03 Cấp nước 598.200.000
04 Thoát nước sinh hoạt 3.774.000.000
05 Thoát nước mưa 1.551.000.000
06 Cây xanh 1.858.100.000
07 Thông tin liên lạc 476.000.000
Tổng cộng 22.897.600.000
Tổng vốn đầu tư: 22.897.600.000 đồng (Hai mươi hai tỷ tám trăm chín mươi bảy triệu sáu trăm ngàn đồng)
Nguồn: trung tâm quy hoạch phát triển đô thị - nông thôn.
2.4. CÁC LỢI ÍCH KINH TẾ – XÃ HỘI
Việc đầu tư xây dựng khu dân cư Bình An, xã Bình Thắng, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã đem lại những lợi ích sau:
• Thực hiện chiến lược phát triển đô thị chung của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương và Ủy Ban Nhân Dân huyện Dĩ An.
• Nhằm đáp ứng nhu cầu đất ở cho một vài bộ phận dân cư trong khu vực và các vùng lân cận, góp phần tích cực trong việc giải quyết nhu cầu về nhà ở
• Việc đầu tư xây dựng khu dân cư đáp ứng đúng nhu cầu thị trường, lại phù hợp với yêu cầu phát triển đô thị của khu vực, nên chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh khai thác cao, góp phần bổ sung nguồn thu ngân sách cho tỉnh và địa phương, đồng thời tăng thu nhập chính đáng cho đơn vị đầu tư.
• Khu dân cư Bình An khi khởi công xây dựng sẽ góp phần đô thi hóa khu vực. Trong quá trình xây dựng sẽ tạo được công ăn việc làm cho một số lao động trên địa bàn. Sau khi hình thành sẽ góp phần nâng cao điều kiện sống và cải tạo môi trường khu vực.

CHƯƠNG 8
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
8.1. KẾT LUẬN
Hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Bình An được trình bày ở trên là một hệ thống xử lý nước thải có sự kết hợp hài hòa giữa tính công nghệ và tính kinh tế. Hệ thống xử lý cho chất lượng nước đầu ra đạt quy chuẩn QCVN 14 :2008/BTNMT (cột A), đã đáp ứng được yêu cầu xả ra nguồn tiếp nhận với chi phí xử lý bình quân cho 1 m3 nước thải là 1.936 VNĐ, đây là mức có thể chấp nhận được đối với nước thải sinh hoạt.
Quy trình công nghệ đề xuất thực hiện là quy trình phổ biến hiện nay, đạt hiệu quả cao nhưng không quá phức tạp về mặt kỹ thuật, dễ dàng cho công tác quản lý và vận hành. Tuy vậy, do áp dụng các biện pháp xử lý trong điều kiện nhân tạo nên chi phí xử lý từ điện năng và hóa chất cao. Về phần xử lý bùn, vì lượng bùn phát sinh ra ít nên bùn từ hệ thống xử lý sẽ được đưa về bể phân hủy bùn và ký hợp đồng với đơn vị dịch vụ hút hầm cầu để định kỳ sẽ hút bùn đem đi nơi khác xử lý.
8.2. KIẾN NGHỊ
Về công nghệ :
Hệ thống xử lý nước thải đã được thiết kế chi tiết trên bản vẽ, nhưng vấn đề thi công cần được chặt chẽ. Ngoài ra, phải nhanh chóng áp dụng các kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả xử lý và hạ giá thành bình quân xử lý cho 1 m3 nước thải hiện tại.
Về quản lý vận hành :
Để đưa công tác xử lý nước thải vào nề nếp ổn định, cần xây dựng hệ thống quản lý kỹ thuật thống nhất :
• Tất cả hoạt động của hệ thống xử lý đều phải ghi nhận vào sổ nhật ký vận hành nhằm cập nhật thông tin kịp thời và có những biện pháp xử lý thích hợp.
• Trang bị bảo hộ lao động cho các nhân viên trực tiếp vận hành hệ thống xử lý.
• Thường xuyên kiểm tra công tác vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước thải.
• Đào tạo tay nghề và trình độ chuyên môn cho nhân viên vận hành theo các nội dung sau :
- Công nghệ xử lý nước thải.
- Vận hành và bảo trì hệ thống xử lý.
- Kỹ thuật lấy mẫu nước và phân tích tại chỗ.
- Quan sát, phát hiện và cách giải quyết sự cố cho hệ thống xử lý.
- An toàn lao động khi làm việc với điện, hóa chất…
• Cải tiến thiết bị và tìm hiểu để áp dụng các cải tiến kỹ thuật nhằm làm giảm chi phí tiêu thụ điện năng cho hệ thống xử lý, góp phần làm giảm chi phí xử lý chung, đồng thời làm cho hệ thống xử lý ngày càng thân thiện với môi trường hơn.















MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN 2
1.3 NỘI DUNG LUẬN VĂN 2
1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2
1.5 GIỚI HẠN CỦA LUẬN VĂN 3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUÁT VỀ KHU DÂN CƯ BÌNH AN 4
2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 4
2.2 . QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT 5
2.2.1 Các chỉ tiêu kỹ thuật xây dựng 5
2.2.2 Hệ thống cấp nước 5
2.2.3. Hệ thống thoát nước thải 6
2.3. TỔNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ 6
2.4. CÁC LỢI ÍCH KINH TẾ – XÃ HỘI 7
CHƯƠNG 3 TỔNG QUÁT VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ 8
3.1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 8
3.1.1. Nguồn gốc nước thải sinh hoạt 8
3.1.2. Thành phần và đặc tính của nước thải sinh hoạt 8
3.1.3. Tác hại đến môi trường 9
3.1.4. Bảo vệ nguồn nước mặt khỏi sự ô nhiễm do nước thải 10
3.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI 10
3.2.1. Phương pháp xử lý cơ học 10
3.2.2. Phương pháp xử lý hóa học 12
3.2.3. Phương pháp xử lý hóa – lý 13
3.2.4. Phương pháp xử lý sinh học 14
3.3. CÁC CÔNG ĐOẠN XỬ LÝ NƯỚC THẢI 16
3.3.1. Tiền xử lý hay xử lý sơ bộ 16
3.3.2. Xử lý sơ cấp hay xử lý bậc I 16
3.3.3. Xử lý thứ cấp hay xử lý bậc II 17
3.3.4. Khử trùng 17
3.3.5. Xử lý cặn 17
3.3.6. Xử lý bậc III 17
3.4. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ SINH HỌC CÓ THỂ ÁP DỤNG CHO NƯỚC THẢI SINH HOẠT 18
3.4.1. Công trình xử lý sinh học kỵ khí 18
3.4.2. Công trình xử lý sinh học hiếu khí 20
3.4.3. Một số công trình xử lý nước thải sinh hoạt trong thực tế 29
CHƯƠNG 4
LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CHO KHU DÂN CƯ BÌNH AN 32
4.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ 32
4.1.1. Địa điểm thiết kế 32
4.1.2. Đặc tính nước thải đầu vào hệ thống xử lý 32
4.1.3. Tiêu chuẩn thải nước 33
4.1.4. Mức độ cần thiết xử lý nước thải 33
4.2. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 34
4.2.1. Các công nghệ xử lý được đề xuất 34
4.2.2. Lựa chọn công nghệ tối ưu 38
CHƯƠNG 5
TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ TRONG HỆ THỐNG 40
5.1. BỂ BƠM 40
5.1.1. Tính toán bể bơm 40
5.1.2. Tính toán bơm nước thải 41
5.2. BỂ ĐIỀU HÒA 43
5.2.1. Tính toán bể điều hòa 43
5.2.2. Tính toán bơm nước thải từ bể điều hòa sang bể xử lý sinh học 44
5.2.3. Tính toán đường ống dẫn nước vào và ra khỏi bể 44
5.2.4. Tính toán hệ thống thiết bị khuấy trộn trong bể điều hòa 45
5.2.5. Tính toán đường ống dẫn khí 46
5.3. BỂ SINH HỌC HIẾU KHÍ 47
5.3.1. Tính toán kích thước bể sinh học hiếu khí 48
5.3.2. Xác định lượng không khí cần cung cấp, số lượng thiết bị khuếch tán khí, tính toán ống dẫn khí 48
5.3.3. Tính toán đường ống dẫn nước thải từ bể sinh học sang bể lắng 55
5.4. BỂ LẮNG II 56
5.4.1. Tính toán kích thước bể lắng 57
5.4.2. Kiểm tra thời gian lưu nước, thời gian lưu bùn và tải trọng máng tràn 58
5.4.3. Tính toán máng răng cưa 59
5.4.4. Tính toán ống dẫn bùn từ đáy bể lắng II sang bể chứa bùn 59
5.5. BỂ CHỨA BÙN 60
5.5.1. Tính toán kích thước bể chứa bùn 60
5.5.2. Tính toán bơm bùn tuần hoàn và bùn dư 60
5.5.3. Tính toán đường ống bơm bùn tuần hoàn và bùn dư 61
5.6. BỂ PHÂN HỦY BÙN 62
5.7. BỂ KHỬ TRÙNG 63
5.7.1. Tính toán kích thước bể khử trùng 63
5.7.2. Tính toán lượng hóa chất khử trùng cần thiết và chọn bơm định lượng 64
CHƯƠNG 6
KHÁI TOÁN GIÁ THÀNH XỬ LÝ 67
6.1. DỰ TOÁN PHẦN XÂY DỰNG VÀ THIẾT BỊ 67
6.1.1. Phần xây dựng 67
6.1.2. Phần thiết bị 67
6.1.3. Tổng cộng dự toán 73
6.2. SUẤT ĐẦU TƯ 73
6.3. CHI PHÍ VẬN HÀNH 73
6.3.1. Chi phí điện 73
6.3.2. Chi phí hoá chất 73
6.3.3. Chi phí nhân công 74
6.3.4. Chi phí bảo trì, sửa chữa 74
6.3.5. Chi phí vận hành xử lý 1m3 nước thải 74
CHƯƠNG 7
QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG 75
7.1. ĐƯA HỆ THỐNG VÀO HOẠT ĐỘNG 75
7.2. GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 76
7.3. KIỂM TRA CÁC THÔNG SỐ VẬN HÀNH 79
7.4. AN TOÀN VẬN HÀNH 86
7.5. SỰ CỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 88
7.6. BẢO TRÌ THIẾT BỊ 93
CHƯƠNG 8
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
8.1. KẾT LUẬN 97
8.2. KIẾN NGHỊ 97


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top