daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

MỞ ĐẦU
Văn học Việt Nam trong những năm gần đây xuất hiện nhiều cây bút trẻ, đặc biệt là
những cây bút nữ. Những tác phẩm của họ ngày càng được bạn đọc và giới nghiên cứu
đánh giá cao. Họ không những góp phần đổi mới tư duy nghệ thuật mà còn làm mờ dần
nếp nghĩ xưa về văn học vùng miền. Nguyễn Ngọc Tư là một trường hợp như thế. Từ
khi cây bút trẻ này xuất hiện thì văn học miền Nam đã có nhiều khởi sắc. Chị đã tạo nên
sức hút đối với văn học Nam Bộ nói riêng và văn học Việt Nam đương đại nói chung.
Sau thành công ở thể loại truyện ngắn và tản văn, đặc biệt là “hiện tượng Cánh đồng bất
tận”, Nguyễn Ngọc Tư đã chính thức chen chân vào địa hạt của tiểu thuyết. Tiểu thuyết
Sông được đánh giá là độc đáo, đầy tính thời sự mà cũng giàu chất thơ. Nhà văn đã tạo
ra một thế giới người cô đơn, mang phức cảm phức tạp, dấn thân đi tìm bản thể giữa
một miền sông nước mênh mông. Với Sông, người đọc nhận ra những đặc sắc nghệ
thuật mới trong hành trình sáng tạo văn chương của Nguyễn Ngọc Tư.
2. CON NGƯỜI CÔ ĐƠN
Tựa sách trong phác thảo ban đầu là Ngàn dặm sông, nhưng sau chỉ gọn một chữ Sông.
Có thể xem sông Di là nhân vật chính của tiểu thuyết này. Nó là dòng chảy chính, xuyên
qua rất nhiều số phận, là dòng sông của những mảnh đời con con. Nó là khát vọng của
đời người. Cuộc sống soi bóng xuống dòng sông khát vọng, hắt lên những cô độc, bấp
bênh và buồn thảm. Thân phận con người vừa đau khổ, vừa mong manh. Cái chết có thể
đổ ụp lên đầu bất cứ lúc nào. Dòng sông cứ bình thản trôi qua những thân phận bầm dập
như thế.
Cô đơn là một trạng thái tâm lí khá phức tạp của con người. Nỗi cô đơn của những con
người trong tác phẩm không phải là cô đơn vì không có ai bên cạnh, không có ai chở
che mà là họ cô đơn ngay khi có tất cả bên cạnh. Nỗi đau giấu kín mà khó ai có thể phát
hiện ra được để đồng cảm, để sẻ chia. Xu cô đơn khi lớn lên trong trại trẻ mồ côi. Ân
trong tác phẩm xuất hiện là người có một cuộc sống đầy đủ bên mẹ và những đồng
nghiệp thân thiết như anh chị em, nhưng không ai lại biết được rằng đằng sau sự hạnh
phúc bề nổi ấy ẩn chứa một nỗi đau khó diễn tả hết. Ân có cha, có mẹ nhưng cũng chỉ
như một đứa trẻ sinh ra trong lạc loài, vô thừa nhận, nhớ mãi cú xô ngã chối từ cay
nghiệt của bà nội. Ân cô đơn ngay trên chính hạnh phúc mà mình đang có, nó như là
một gọng kìm siết chặt lấy cậu. Trong suốt chuyến đi, dù có bạn đồng hành nhưng Ân
vẫn cô đơn vì anh không tìm ra được sự hòa hợp cần có giữa con người với con người,
ngay cả khi “Giữa tiếng cười em, tui bỗng nghe nhoi nhói nỗi cô độc. Hay em có khoác
NGUYỄN THỊ KIM HẢO130
bao nhiêu áo, có che giấu thế nào thì tui vẫn thấy sự quạnh hiu” [6, tr. 145] và đến lúc
biến mất thì cái bóng của sự cô đơn vẫn hiện hữu ở trong con người anh.
Nhân vật trong Sông của Nguyễn Ngọc Tư tự ý thức rất rõ về sự cô đơn. Bối cô đơn ở
chính gia đình của mình: “Không sóng gió, Bối lớn lên, muốn gì cũng có, đòi gì cũng
được. Cha mẹ Bối cùng với đứa em gái suốt ngày chỉ biết hùng hục học để kiếm danh
vị. Một ngôi nhà có hai giáo sư và một tiến sĩ hoàn toàn không cãi cọ, chỉ là ít nhìn mặt
nhau như nhìn mặt sách” [6, tr. 80]. Bối đã nhận ra được sự cô đơn, lạc lõng trong chính
ngôi nhà thân yêu của mình. Cũng như Ân, Bối quyết định bỏ đi. Nhưng phải chăng
trong suốt hành trình bỏ đi này, anh thấy mình vẫn cô đơn thế nên mới quyết định dừng
chân một cách bí ẩn và bất ngờ? Rồi thì nỗi cô đơn của San: “Nỗi bơ vơ khi người anh
trai bỏ lơ. Những người tình bạc bẽo. Nhớ lần đi nhận giải thưởng Tuổi xanh, lúc nửa
đêm ngón tay chị bị bật máu vì con vật nào đó cắn. Lúc đó chị nghĩ là rắn, cảm giác
nọc độc đang hồ hởi chạy lên tim, cảm giác máu đang đen lại. Chị gọi Hựu không nghe
máy…” [6, tr. 220]. Để rồi thuốc ngủ đã giúp chị chìm sâu vào nỗi cô đơn ấy mà như chị
đã nói “trốn vào thứ gì đó để quên”. Còn nhiều sự cô đơn ở các nhân vật khác nữa như
Cao, như Ánh… tất cả đều cô đơn.
Tuy nhiên, ở đây xuất hiện nghịch lí tạo nên mâu thuẫn trong bản thân nhân vật. Họ biết
mình dù có đi suốt cuộc hành trình thì vẫn cô đơn nhưng họ học cách tự chấp nhận và
không muốn quay về. Bởi vì nếu quay về thì bản thân mỗi người cũng không biết mình
sẽ làm gì ở đó, mình sẽ sống như thế nào hay lại tiếp tục sống luẩn quẩn bế tắc tại cái
nơi mà mình đã quyết định ra đi? Thà đi để biết mình đang sống còn hơn là đứng yên để
chết mòn trong đau khổ. Ân là một trong những người đã suy nghĩ như vậy. Anh cô đơn
trên hành trình nhưng lại không muốn quay về: “Lần này đi không có Tú, nhưng cậu
cũng không có ý định về” [6, tr. 163]. Cuộc đời, vốn dĩ chẳng ai mong muốn mình cô
đơn. Với Sông, cô đơn trở thành nỗi đau của các nhân vật. Bởi họ cô đơn trên chính
mảnh đất mà mình tồn tại. Cũng chính vì quá cô đơn mà con người ta chỉ biết đặt trùng
trùng dấu chấm hỏi lặp lại sau cụm từ “Rồi sao nữa?” và câu hỏi tưởng chừng như bâng
quơ đó lại theo bước chân mỗi người đến hết hành trình.
3. CON NGƯỜI ĐI TÌM BẢN THỂ ĐÍCH THỰC CỦA CHÍNH MÌNH
Đọc Sông chúng ta thấy nhân vật đang trên hành trình đi tìm bản thể đích thực của
mình. Khi cô đơn, con người ta thường dùng mọi cách tìm lại bản thân để cứu vớt
những gì đã mất. Có thể nói, hành trình tìm lại chính mình xuất phát từ nhiều khía cạnh,
lí do khác nhau: đó có thể là tìm lại chính tên tuổi, nguồn gốc xuất xứ của mình; đó
cũng có thể là tìm lại chính bản thân mà lâu nay nhiều người vẫn cố gắng che đậy…
Con người tìm lại chính mình để khẳng định mình là một bản thể của cuộc sống. Cuộc
sống của con người là một hành trình mải miết kiếm tìm. Cái thứ mà con người kiếm
tìm luôn luôn chập chờn như ảo ảnh. Và chính bản thân người ta cũng không rõ mình cứ
mãi kiếm tìm gì? Cuộc sống là sự nỗ lực không ngừng để vượt thoát ra khỏi các giới
hạn. Vậy thì sự kiếm tìm cũng là một nỗ lực để vượt thoát lên trên những giới hạn của
cuộc sống. Trong Sông cũng là sự kiếm tìm như thế

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top