Nam_Peo

New Member
Đề tài Tập quán quản lý và khai thác các tài nguyên rừng, đất đai, nguồn nước của dân tộc Hà Nhì ở Mường Tè

Download Đề tài Tập quán quản lý và khai thác các tài nguyên rừng, đất đai, nguồn nước của dân tộc Hà Nhì ở Mường Tè miễn phí





Khi những trận mưa tháng sáu trút xuống khắp các thảm rừng, người Hà Nhì các bản lại tổ chức ăn Tết mùa mưa. Đây cũng là lúc các đám nương đã được gieo hạt và đang vào kỳ làm cỏ đại trà. Với người Hà Nhì, nguồn thu từ nông nghiệp luôn được xem là nguồn sống chính quyết định tới sự ổn định và phồn vinh của cộng đồng; mà trong nông nghiệp nương rẫy, nước mưa luôn đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, Tết mùa mưa là một trong những lễ hội nông nghiệp lớn nhất trong năm của đồng bào nhằm cầu mong các thế lực siêu nhiên phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

tết một lần
Họ cúng lớn ngày tết bằng con trâu đẹp
Người La Hủ không ăn, họ ăn tết một lần
Họ ăn bằng con sóc
Họ với người Hà Nhì chúng ta không cùng một mẹ sinh ra
Người Hà Nhì chúng ta sinh ra không đầy sọt nhưng vẫn đi vẫn đến
Không cùng một mẹ, không yêu quý nhau mấy
Ngựa trâu không cùng một mẹ với nhau thì
Con dê, con cừu không cùng chuồng rồi
Người Hà Nhì chúng ta cúng ở giữa
Bây giờ Hà Nhì tỉnh dậy không thay đổi được, chúng ta ăn tết
Người Hà Nhì, một lần ăn cùng nhau thì
Lấy con gà đẹp để cúng ngày tết mới đúng lý
Hà Nhì ba bản ở giữa ăn đi cúng trong nhà
Đi lấy cây đu vui năm ngày thôi
Hà Nhì ba bản ở giữa ăn đi cúng trong nhà
Năm ngày vui vẻ rồi ăn tết
Đi lấy cây đu vui năm ngày rồi
Bây giờ Sì Hùng ruộng to, cỏ tốt nên lúa trên qua rồi
Cỏ là cỏ gà gì, cỏ là cỏ tàu bay
Cỏ là cỏ chân gà là cỏ cánh gà rồi
Mọc dễ giống như ngón chân gà
Hôm nay lý không biết làm thế nào rồi, mười hai (cái lý)
Bẩy mươi năm không biết làm gì rồi
Tết mùa mưa, ăn năm ngày vui vẻ thì
Sì Hùng ruộng to cỏ tốt trên lúa lúa thì
Bây giờ bàn tay người yêu trải xuống
Bàn tay người yêu ngừng trải thì
Lúa dậm thì trải sạch đi làm thôi
Lược trải lúa dậm trải xuôi đi thôi
Bẩy mươi trải sạch đi làm bây giờ lúa dậm cỏ
Cỏ búi muốn ném qua dưới nương rồi
Búi cỏ cạnh nương con hoẵng cho nhảy đi thì
Một ngày làm nương đẹp, lưng ngựa chưa ra
Mười ngày làm thì nương đẹp, lưng ngựa ra rồi
Một ngày làm thì nương to, thành ra hình tròn nơi làm cỏ
Mười ngày làm thì nương làm cỏ thành vòng tròn rồi
Bây giờ Sì Hùng ruộng to, nhìn xung quanh bãi rừng
Nhìn mặt người yêu đẹp dưới ánh trăng
Sì Hùng ruộng to, lúa ngàn thì không sợ đói cơm nữa rồi
Người yêu đẹp nhất nhìn thì dưới trăng càng xinh hơn
Bây giờ lúa tốt trên cao hơn cỏ rồi
Sì Hùng rộng to, lúa tốt hơn cỏ rồi thì
Đến tháng bảy không ra bông không có loại lúa nào
Đến tháng mười không vàng không có loại dưa nào là không chín
Bây giờ con chim gõ kiến mẹ mổ hai cái thì
Đến tháng con Tú Po[32] kêu rồi, con O Ma [33] kêu
Đến tháng bảy giã trấu thóc ra, đến mùa nước đục rồi
Đến tháng mười muốn đi lấy củi về đun rồi
Tổ chim gõ kiến không nhìn thấy đường đi ở tốt rồi
ở chỗ con chim gõ kiến ra, muốn bẫy nó đi
Của cải làm ra rồi, đường không to lớn
Của cải làm được rồi, ở khe suối cạn
Hôm nay có nhiều chỗ để kiếm ăn con chim gõ kiến kêu như thế
Chim O Ma kêu nhìn thấy của cải, bông lúa ra rồi kêu như thế
Đồi núi to lớn không cho mất con dà huỳ kêu như thế
Dù đầu gối có ướt con cháu cũng đeo cho
Bông lúc dài nhưng không cho thêm hạt thừa kêu như thế
Nhìn thấy chim gõ kiến mẹ làm được tổ, không muốn chết
Con chim O Ma kêu có nhìn thấy sự phát triển ấy không
Trước kia chim gõ kiến suýt chết mà vẫn làm được tổ
Con ve chết thay vỏ con ve
Hôm nay chim gõ kiến kêu vui vẻ thoải mái
Con O Ma kêu, lúa trồi bông rồi kêu
Có sắt liềm muốn rồi ông thợ rèn họ Pờ làm
Người Hán rèn liềm cong muốn rồi
Hôm nay sắt làm liềm muốn thì thợ rèn họ Pờ làm
Quả cạnh ruộng, không thì không được nói rồi quả sổ rơi
Nơi Sì Hùng đi và về trong ngày không được
Người Hán rèn liềm cong muốn thì
Ha Sa nước trong sáng đi chiều không về thì không được rồi
Bây giờ lúc này thì ở Sì Hùng không muốn nghỉ
Ha Sa nước trong sáng đi chiều không về thì không được rồi
Từ ngày xưa người Hà Nhì bám trụ ở á D'lé Ché Tho rồi từ đó mà sinh ra
Hôm nay người Hà Nhì sinh ra được nhiều của cải thì
Người á Nhuý rèn liềm cong được rồi thì
Bố thả mười ba con chó đi ra cùng một lúc
Mẹ thả mười ba con lợn đi ra cùng một lúc
Mẹ lúa gặt quay xung quanh, rải lúa ra rồi
Hái một lần thì đi mười bước cũng không nói
Ngắt mười lần thì được ba thùng đấy
Hái ba lần thì được lúa nhiều nhiều đấy
Ngắt mười lần thì con mình nhiều như thế
Bây giờ bó lúa to như lợn rừng lợn cúng rồi
Đống lúa đứng rồi như con trâu con
Sau khi lời hát khấn kết thúc, mọi người bắt đầu vào cuộc chơi. Hầu hết những người tham gia đu quay và đu dây đều là thanh niên chưa lập gia đình. Những người khác đứng ở bên ngoài hò reo tán thưởng cho những đôi đu cao, đu tít. Cách chơi hai loại đu này như sau:
Đu dây (A gừ): người nữ đứng hai chân lên bàn đu. Người nam đứng trên phiến đá có sẵn lấy đà, bước hai chân lên bàn đu, dùng sức nhún hai chân đẩy người lên thẳng đu sẽ bay cao. Khi lên cao cũng làm ngược lại. Để giữ cho nhịp đu luôn đều và đẩy dần độ cao lên, hai người đu phải thay nhau nhún đều đặn, nhịp nhàng, ăn ý. Một người nhún thì người kia vươn thẳng người. Cứ như thế cho đến khi nào không muốn chơi nữa thì hãm lại bằng cách cả hai đứng thẳng người, không nhún nữa, đu sẽ tự chậm lại rồi dừng hẳn; đôi khác tiếp tục chơi.
Với các cặp nam nữ Hà Nhì, đây là dịp để tìm hiểu ý tứ của người mình thích bằng cách rủ người kia cùng tham gia đu với mình và nếu người bạn đồng ý cùng đu có nghĩa là họ cũng thích mình; vì vậy mỗi đôi vào cuộc đu thường bao giờ cũng là một nam, một nữ.
Đu quay (A quý): là trò chơi chủ yếu dành cho nam giới. Những người chơi chia làm hai đội. Mỗi đội bốn người đứng đối diện nhau quay theo chiều kim đồng hồ. Có hai cách chơi phổ biến như sau:
Cách chơi thứ nhất: tay những người chơi bám vào cầu đu, phần mềm của bụng áp vào cầu đu. Cả hai bên đều dùng chân đẩy mạnh xuống đất từ 4 đến 6 bước sao cho cầu đu quay tròn. Một bên ghìm xuống đất bằng tầm chân, một bên ôm chặt cầu đu trong khi đang được đu bổng lên cao. Khi hết đà, hai bên đảo lại vị trí, bên cao hạ xuống thấp, bên thấp lại được đẩy lên cao, vừa đẩy vừa quay tròn. Khi chơi, nếu hai bên khoẻ như nhau thì cầu đu thăng bằng quay tít. Như vậy cả hai bên đều có tài và người ta cho rằng các thần linh sẽ phù hộ cho dân bản một vụ mùa được mưa thuận gió hoà.
Cách chơi thứ hai: cả hai tốp ngồi trên cầu đu (mỗi bên một đội), hai chân xoạc ra hai bên ép vào cầu đu, người đằng sau ôm chặt thắt lưng người đằng trước. Người ngồi đầu phải nắm chắc cột an toàn của cầu đu. Một tốp con trai, con gái (khoảng hơn chục người trở lên) đứng dưới chân trụ cột cầu đu dùng hết sức đẩy thật mạnh cho cầu đu quay tròn theo hướng xuôi theo chiều kim đồng hồ sao cho cầu đu quay càng nhanh càng tốt. Cả hai đội chơi phải ngồi sao cho vững để không bị rơi. Đội nào không chịu được phải đầu hàng coi như thua. Hình phạt cho đội thua là bị tròng nghẹo, bị véo tai và phải thổi kèn ống rơm - loại kèn dành cho trẻ con chơi nên đội thua lúc này bị trêu là trẻ con.
Cuộc vui cứ thế kéo dài cho đến 5 ngày của Tết mùa mưa. Ngoài ra, vào những ngày này, còn diễn ra nhiều trò chơi khác như: nhảy dây, ném còn (à ha xa hu tì), đánh quay/cù (đồ lô tì) - là những trò chơi dành cho trẻ con. Buổi tối, nam nữ tổ chức hát giao duyên (há pà dí) tại gốc cây to đầu bản. Trong những ngày này, mọi người thường đến chơi uống rượu ở nhà nhau. Trong các đám rượu thường có nhảy múa dân gian với các điệu múa phổ biến là mỳa ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top