tctuvan

New Member
Link tải miễn phí luận văn cho anh em ketnooi Tăng cường triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo nghị định 512010nđ CP của chính phủ tại chi cục thuế quận cầu giấy

MỤC LỤC
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hóa đơn và quản lý hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ 6
1.1. Những vấn đề cơ bản về hóa đơn 6
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của hóa đơn 6
1.1.1.1. Khái niệm về hóa đơn 6
1.1.1.2. Đặc điểm của hóa đơn 6
1.1.2 Các loại và hình thức hóa đơn 6
1.1.2.1 Các loại hóa đơn 6
1.1.2.2 Hình thức hóa đơn 7
1.1.3 Vai trò của hóa đơn 7
1.1.3.1 Đối với các thể nhân và pháp nhân trong xã hội 7
1.1.3.2 Đối với cơ quan thuế: 8
1.2 Những vấn đề cơ bản về hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP 9
1.2.1 Sự ra đời của nghị định 51/2010/NĐ-CP 9
1.2.1.1 Sự cần thiết ban hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP 9
1.2.1.2 Ý nghĩa của Nghị định 51/2010/NĐ-CP 12
1.2.2 Những nội dung cơ bản về hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn 13
1.2.2.1 Quy định về đối tượng áp dụng 14
1.2.2.2 Quy định về tạo và phát hành hóa đơn 14
1.2.2.3 Quy định về sử dụng hóa đơn 17
1.2.2.4 Quy định về quản lý hóa đơn 19
1.2.2.5 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn 23
1.2.2.6 Nguyên tắc, thủ tục, thẩm quyền xử lý vi phạm 24
1.3 Sự cần thiết phải tăng cường công tác triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP 24
1.3.1 Những yếu tố tác động đến công tác triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP 24
1.3.1.1 Cơ cấu thành phần kinh tế 24
1.3.1.2 Bối cảnh nền kinh tế trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 51/2010/NĐ-CP. 25
1.3.2 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý và sử dụng hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP 28
Chương 2: Thực trạng công tác triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP trên địa bàn quận Cầu Giấy 31
2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội và cơ cấu tổ chức của chi cục thuế quận Cầu Giấy 31
2.1.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và kết quả công tác thu thuế của quận Cầu Giấy. 31_Toc292091878
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Thuế quận Cầu Giấy 34
2.2 Thực trạng triển khai thực hiện nghị định 51/2010/NĐ-CP trong thời gian qua tại Chi cục thuế quận Cầu Giấy 35
2.2.1 Năm 2010 35
2.2.2 Năm 2011 40
2.3 Thực trạng công tác quản lý, sử dụng hóa đơn tại chi cục thuế quận Cầu Giấy trong thời gian qua 43
2.3.1 Thực trạng công tác quản lý đối tượng được tạo và phát hành hóa đơn 43
2.3.2 Tình hình quản lý, sử dụng hóa đơn 43
2.3.3 Thực trạng công tác xử lý các vi phạm trong sử dụng hóa đơn 44
2.4 Đánh giá chung về công tác triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận Cầu Giấy thời gian qua 45
2.4.1 Thành công và nguyên nhân 45
2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân 45
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn quận Cầu Giấy..................................................................................47
3.1 Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ- CP trong năm 2011 tại chi cục thuế quận Cầu Giấy 47
3.2 Nhóm giải pháp tổng thể nhằm tăng cường công tác triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP 47
3.2.1. Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đối tượng được tạo và phát hành hóa đơn 48
3.2.2. Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng hóa đơn 51
3.2.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai ứng dụng quản lý hóa đơn (ấn chỉ 51
3.2.2.2. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai kê khai thuế qua mạng, khuyến khích các doanh nghiệp đã kê khai thuế qua mạng sử dụng hóa đơn điện tử 52
3.2.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ theo hai hướng: củng cố hiểu biết của xã hội về cơ chế quản lý hóa đơn mới và khuyến khích người tiêu dùng nhất là người tiêu dùng cá nhân sử dụng hóa đơn trong các giao dịch 53
3.2.2.4. Tăng cường đẩy mạnh mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế 55
3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm trong sử dụng hóa đơn 57
3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn đối với Chi cục thuế quận Cầu Giấy 58
3.3.1. Quản lý chặt chẽ những đối tượng được mua hóa đơn của Cục thuế 58
3.3.2. Quản lý tổng quát số lượng các đối tượng được tạo và phát hành hóa đơn tự in, đặt in trên địa bàn 60
3.3.3. Có cơ chế phối hợp giữa các đội, kết hợp với cơ chế quy trách nhiệm, cơ chế khen thưởng kỷ luật rõ ràng 61
3.3.4. Một số kiến nghị khác 61
3.4. Điều kiện thực hiện 62
3.4.1. Ý thức tự bảo vệ mình của các đối tượng sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, hóa đơn điện tử 62
3.4.2. Cơ chế chính sách ổn định 63
3.4.3. Hiện đại hóa trong công tác quản lý thuế nói chung, công tác quản lý hóa đơn tại cơ quan thuế nói riêng và hiện đại hóa trong công tác quản lý hóa đơn tại DN 63
3.4.4. Cơ chế phối hợp đồng bộ 64
Kết luận 66




LỜI MỞ ĐẦU
Để quản lý thu thuế, Nhà nước ta đã sử dụng nhiều công cụ kinh tế cũng như công cụ quyền lực. Trong đó, hóa đơn được xem như một công cụ quan trọng để quản lý tài chính cũng như nắm bắt được tình hình thực tế sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ phát sinh. Hóa đơn là căn cứ xác nhận quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thanh quyết toán tài chính, kê khai thuế, khấu trừ thuế, hoàn thuế, xác định chi phí hợp lý khi tính thuế và để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
Với ý nghĩa quan trọng đó, Nhà nước ta đã cho ra đời Nghị định 89/2002/NĐ-CP quy định về in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn. Sau hơn 7 năm áp dụng trên cả nước, bên cạnh những đóng góp tích cực trong công tác quản lý thu thuế nói riêng và quản lý tài chính nói chung, Nghị định đã bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục. Nắm bắt được tình hình đó, sau một thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng và lấy ý kiến của nhân dân, Chính phủ đã ban hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 thay thế nghị định 89/2002/NĐ-CP; bên cạnh việc khắc phục những hạn chế trong Nghị định 89, Nghị định 51 cũng đánh dấu một bước ngoặt mang tính đột phá về cách quản lý hóa đơn, trao quyền tự chủ cho các tổ chức, doanh nghiệp trong việc in, phát hành quản lý và sử dụng hóa đơn, cơ quan thuế lui về phía sau chỉ đóng vai trò hỗ trợ và kiểm tra thực hiện.
Do thời gian triển khai gấp rút cùng với sự đổi mới toàn diện trong cách quản lý hóa đơn khiến cho không ít đơn vị lúng túng trong việc thực hiện. Đồng thời, sự đổi mới luôn đi kèm với thách thức, Nghị định 51 đưa cách quản lý hóa đơn của nước ta phù hợp với tình hình chung của thế giới, tạo thế chủ động cho DN trong sản xuất kinh doanh, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề nổi cộm mà nếu nhà nước ta không có những tác động kịp thời, thì những lợi ích mà nghị định mang lại đối với quản lý thuế nói riêng và quản lý tài chính nói chung sẽ không còn ý nghĩa.
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như những tác động của Nghị định 51/2010/NĐ-CP trong tình hình hiện nay, cùng với những kiến thức đã được học và tích lũy từ thực tế trong thời gian thực tập tại Chi cục thuế quận Cầu Giấy, nhờ sự hướng dẫn tận tình của TS. Lý Phương Duyên, các thầy cô giáo trong bộ môn thuế và sự giúp đỡ của các cán bộ thuộc các đội thuế tại Chi cục thuế quận Cầu Giấy, nhất là đội Hành chính – nhân sự - tài vụ và đội Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế - ấn chỉ đã giúp đỡ tui nghiên cứu và hoàn thành đề tài “ Tăng cường triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ tại Chi cục thuế quận Cầu Giấy”
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hóa đơn và quản lý hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ
Chương 2: Thực trạng công tác triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP trên địa bàn quận Cầu Giấy
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn quận Cầu Giấy.



















Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hóa đơn và quản lý hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ
1.1. Những vấn đề cơ bản về hóa đơn
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của hóa đơn
1.1.1.1. Khái niệm về hóa đơn
Trên thế giới, hóa đơn được hiểu là một chứng từ thương mại, xác nhận khối lượng, giá trị của hàng hóa, dịch vụ mua bán, trao đổi, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ.
Có thể nói, hóa đơn là chứng từ chi tiết cho một giao dịch, nêu lên bản chất của giao dịch và chi phí của nó.
1.1.1.2. Đặc điểm của hóa đơn
Một hóa đơn thường gồm có 3 phần:
- Phần thứ nhất bao gồm các thông tin như:
Tên, ký hiệu và số hóa đơn (không có hóa đơn nào được phép trùng ký hiệu và số hóa đơn); Ngày lập hóa đơn; Họ tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) của người mua và người bán, ở những quốc gia mà thanh toán điện tử là phương pháp được ưa chuộng thì trên hóa đơn sẽ có thêm số tài khoản ngân hàng của người mua, người thanh toán (nếu người mua và người thanh toán không là một) và người bán;
Ngoài ra còn có thể có thêm các điều khoản về giao hàng và thanh toán.
- Phần thứ hai thường chứa đựng các thông tin về hàng hóa, dịch vụ được giao dịch như: tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, số tiền cho mỗi mục hàng hóa, dịch vụ được liệt kê.
- Phần thứ ba thường gồm: tổng số tiền của tất cả các mục; thuế suất, tiền thuế (nếu có); tổng số tiền thanh toán; chữ ký của người mua và người bán. Ngoài ra có thể có thêm các hướng dẫn thanh toán, chính sách trả lại hàng, chính sách thanh toán quá hạn… nếu cần thiết.
Đối với những hóa đơn được sử dụng trong thương mại quốc tế, Ủy ban Liên Hợp Quốc về kinh tế Châu Âu (UNECE) đã đưa ra những khuyến nghị về mẫu hóa đơn. Theo đó, có những mô tả chi tiết hơn trên hóa đơn nhằm tạo nên sự thuận tiện hơn cho việc giao nhận quốc tế và thủ tục hải quan.
1.1.2 Các loại và hình thức hóa đơn
1.1.2.1 Các loại hóa đơn

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp tăng cường hoạt động sử dụng thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông t Luận văn Kinh tế 0
H Tăng cường hoạt động Marketing tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Láng Hạ Luận văn Kinh tế 0
N Tăng cường huy động tiền gửi tại Chi nhánh Hà Thành – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Tăng cường huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang Luận văn Kinh tế 0
M Những giài pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thứ Công nghệ thông tin 0
T Những biện pháp cơ bản để tăng cường huy động vốn đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế V Công nghệ thông tin 0
H Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Na Luận văn Kinh tế 0
N Một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội tr Luận văn Kinh tế 0
M Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top