ngochuyen_1393

New Member
ọc môn này có nhiều tác dụng chứ bạn. KTCT giúp bạn biết được các hình thức phát triển của xã hội, lịch sử hình thành và phát triển của các hình thái phát triển kinh tế. Các quy luật, khái niệm kinh tế phổ biến.

Qua đó bạn biết được vì sao có những nước phát triển, vì sao có những nước kém phát triển hơn...

Chính vì môn kinh tế chính trị quan trọng như vậy nên đây là môn học bắt buộc đối với tất cả các sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,cao học... của tất cả khối ngành kinh tế cũng như kỹ thuật, tại chức cũng như chính quy hay đào tạo từ xa...
 
Lịch sử cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cho thấy, trong mọi thời kỳ, trên mọi mặt trận, bao giờ các thế hệ thanh niên cũng là đội quân xung kích. Đồng thời, tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về "Công tác thanh niên trong thời kỳ mới" đã chỉ rõ: "Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tuỳ từng trường hợp vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng". Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: Thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là lực lượng xung kích trên mọi mặt trận, cho nên “Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên””. Tiếp thu quan điểm đó, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng giáo dục đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị cho thanh niên; coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục thanh niên. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khoá X (7/2008) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” đã đặt ra mục tiêu: tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hoá, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế... Hình thành một lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; phấn đấu cho mục tiêu ''dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh''; góp phần to lớn vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới.

Có thể khẳng định rằng, thanh niên có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Họ là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận thanh niên có biểu hiện suy giảm niềm tin, thiếu lý tưởng hoài bão, thờ ơ với vận mệnh của đất nước. Thực tế đó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, trau dồi bản lĩnh chính trị cho thanh niên trong thời đại toàn cầu hóa, “thế giới phẳng” và công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng. Nhiệm vụ cụ thể là hình thành ở thanh niên những tri thức chính trị cơ bản, có hệ thống, mà cốt lõi của nó là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và những di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị, những quan điểm của Đảng về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những định hướng phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa của đất nước, truyền thống vẻ vang của Đảng, của Đoàn và của dân tộc... Từ đó, hình thành ở họ một thể trạng tinh thần lành mạnh, có sức “đề kháng” cao, có khả năng vô hiệu hoá mọi thủ đoạn phá hoại của kẻ thù trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng. Giáo dục chính trị - tư tưởng không chỉ cung cấp tri thức chính trị, tạo ra niềm tin chính trị mà quan trọng hơn là nâng cao được tính tích cực chính trị - xã hội cho thanh niên. Tạo điều kiện để thanh niên hoà mình vào thực tiễn chính trị sôi động của đất nước, từ đó tui luyện và trưởng thành về chính trị. Cần tạo ra nhiều phong trào thanh niên sôi nổi, thu hút đông đảo thanh niên tham gia. Bên cạnh đó, cũng cần tạo dựng cho thanh niên ý chí tự lực, tự cường, không cam chịu đói cùng kiệt lạc hậu, dám tự tin vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Nói cách khác chính là quá trình xây dựng động cơ, tạo nội lực tinh thần cho thanh niên. Để làm được điều đó cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ năng lực kéo dẫn đoàn tàu thanh niên. Nâng cao chất lượng hoạt động các phong trào thanh niên do Đoàn tổ chức cũng là một vấn đề hết sức quan trọng, qua đó tạo môi trường giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, khơi dậy và phát huy tính xung kích của tuổi trẻ, xây dựng các điển hình thanh niên tiên tiến, chăm lo lợi ích chính đáng của thanh niên; phát hiện, lựa chọn đoàn viên ưu tú để bồi dưỡng tạo nguồn kết nạp đảng viên và đào tạo cán bộ trẻ. Mặt khác, cần tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức kinh tế - xã hội và gia đình, phối hợp giáo dục, bồi dưỡng và rèn luyện thanh niên. Phát huy sự nỗ lực phấn đấu của mỗi thanh niên trong học tập, lao động và cuộc sống; không ngừng rèn luyện đạo đức, lối sống, hoàn thiện nhân cách trở thành công dân hữu ích, thành viên tốt trong gia đình, tích cực đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Mỗi thanh niên cũng cần nỗ lực rèn luyện, phấn đấu, vươn lên trong học tập, lao động và cuộc sống; nhận thức rõ vị trí, vai trò, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của thanh niên với Tổ quốc; tích cực tham gia sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và cho chính tương lai của mình./.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top