kenshin7611

New Member
Thái độ làm việc thể hiện chí hướng của con người. Muốn tìm hiểu thái độ làm việc của một người, hãy tìm hiểu thái độ của anh ta với cuộc sống.

Bạn lựa chọn một công việc như thế nào? Thái độ làm việc của bạn ra sao? Về cơ bản mà nói, đây không phải là vấn đề liên quan đến việc bạn làm gì và nhận được thù lao bao nhiêu, mà là vấn đề liên quan đến ý nghĩa của cuộc sống mỗi con người.

1 . Công việc là điều bạn phải làm cả cuộc đời

Một nhà tâm lí học khi nghiên cứu sự phản ứng tâm lí khác biệt giữa từng cá thể khi tiếp xúc với cùng một loại công việc đã đến một nhà thờ đang trong quá trình xây dựng, hỏi những người công nhân đang xây dựng.

Nhà tâm lí học hỏi người công nhân thứ nhất ông gặp: “Xin hỏi anh đang làm gì thế?”

Anh ta trả lời: “Ông không thấy sao? tui đang phải đập đá, mà những tảng đá kia thì cứng quá và to quá. Công việc thật nặng nề vượt quá sức người. Hai tay tui đau rát, toàn thân mỏi nhừ. Đây là việc cần sức trâu ngựa, không phù hợp với con người tí nào vậy mà tui vẫn phải làm vì cuộc sống.”

Ông lại hỏi người công nhân thứ hai: “Xin hỏi anh làm công việc này vì lý do gì?”

Người công nhân thứ hai trả lời: “Làm việc để mỗi ngày kiếm được 2 dollar đủ để đảm bảo cho .gia đình tui sống qua ngày. Nếu không vì gia đình, chẳng ai muốn làm cái việc đập đá vất vả này. "

Nhà tâm lí học hỏi người công nhân thứ ba: "Xin hỏi, anh đang làm gì thế?”

Người thứ ba trả lời rất vui vẻ: "tui đang góp phần công sức nhỏ bé của mình để xây dựng toà nhà xinh đẹp này. Sau khi xây xong nhất định sẽ có rất nhiều người tới đây. Công việc này tuy vất vả nhưng mỗi khi nghĩ đến sẽ có rất nhiều người đến cầu Chúa ban phước lành cho họ cho mọi người cùng kiệt khổ trên thế gian này, tui lại không hề thấy mệt mỏi."

Với cùng một công việc, cùng một môi trường làm việc tại sao lại có những suy nghĩ khác nhau đến vậy?

Với người công nhân thứ nhất, tình hình không thể thay đổi, cứu vãn được. Trong tương lai không xa, anh ta nhất định sẽ thẳng nhận được gì do công việc và thái độ lao động mang lại, thậm chí có thể theo thời gian anh ta trở thành một kẻ vô dụng, đánh mất hoàn toàn rơm cách của bản thân.

Người công nhân thứ hai, là người không hề có trách nhiệm với công việc và không thấy được niềm vui cũng như vinh quang của sự lao động.

Đối với 2 loại người này, cho dù người chủ lao động có hi vọng gì về họ cũng chỉ là uổng công vô ích, bởi họ mang một tâm lý là làm việc để kiếm tiền chứ không phải vì công việc mà làm việc. Họ không phải là người mà người quản lý có thể giao cho những nhiệm vụ quan trọng, đồng thời những người này cũng khó có được sự thừa nhận, đánh giá cao về khả năng lao động của xã hội.

Nhà tâm lí học người Mỹ Mark Abraham đã đưa ra “5 cấp độ nhu cầu” như sau:

1. Nhu cầu cơ bản: Nhu cầu có cơm ăn áo mặc, chống lại đói rét và giá lạnh.
2. Nhu cầu an toàn: Nhu cầu được sống ở một nơi an toàn.
3. Nhu cầu xã hội: Nhu cầu được chia sẻ niềm vui sở thích và được giao lưu với mọi người.
4. Nhu cầu được tôn trọng: Nhu cầu được người khác tán dương và chấp nhận.
5. Nhu cầu được phát huy hết năng lực bản thân và tự mình làm việc.

Nhà tâm lí học trên cho rằng, những người làm việc vì công việc sẽ có rất ít cơ hội thoả mãn đầy đủ quyền thứ 4 và quyền thứ 5 bởi nhu cầu trong cuộc sống của họ không được thoả mãn đầy đủ ở mức độ cao nhất, hay dù ít dù nhiều, họ cũng mất đi một phần niềm vui trong cuộc sống.

Vậy chúng ta nên nói về người công nhân thứ 3 như thế nào? Ở người công nhân này không hề mảy may có hình bóng của những lời oán trách, ngược lại anh là một người có tinh thần trách nhiệm cao với công việc và có khả năng sáng tạo tốt. Do luôn luôn làm việc chăm chỉ, anh cảm nhận được niềm vui trong công việc và ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Người công nhân thứ 3 mới thực sự là người công nhân có thái độ lao động đúng đắn và sẽ trở thành người ưu tú, là người mà xã hội cần tới.

Vậy công việc là gì? Từ điển của một số quốc gia theo đạo Thiên chúa giải thích thế này: “Công việc là nhiệm vụ cao cả mà Thượng đế đã sắp đặt, là sứ mệnh quan trọng Người đã giao cho con người”. Cách lí giải này tuy mang đậm màu sắc tôn giáo, nhưng ở đó đều truyền tải một nội dung tư tưởng chung là: Những người không có cơ hội làm việc hay không cảm nhận được niềm vui từ chính công việc của mình chính là những người làm trái với nguyện vọng của Thượng đế, những người đó sẽ không có cơ hội hưởng thụ trọn vẹn cuộc sống. Công việc là mục đích bạn đạt được sau khi nỗ lực làm việc. Khi công việc cho chúng ta cơ hội thể hiện tất cả tài năng và tính cách bản thân, chúng ta hãy hài lòng vì công việc của mình. Cuộc sống chỉ có một mà thôi. Khi chúng ta muốn hoàn thiện bản thân hay chỉ đơn giản là muốn đạt được một điều gì đó. Chúng ta mới đề ra cho mình mục tiêu để hướng tới và phấn đấu.

Công việc là một võ đài để chúng ta thể hiện tài năng. Những kiến thức mà chúng ta đã gian khổ tích luỹ, khả năng ứng biến và sự quyết đoán hay khả năng thích ứng của chúng ta sẽ đều được thể hiện trên võ đài ấy. Ngoài công việc, không có gì có thể giúp chúng ta thể hiện được năng lực bản thân, cho chúng ta cơ hội thể hiện chính mình hay chỉ là một lí do chúng ta đang tồn tại trên cuộc đời. Chất lượng công việc quyết định hoàn toàn chất lượng cuộc sống của chúng ta.

Công việc của một người thể hiện thái độ của anh ta với cuộc sống và đồng thời cũng thể hiện lý tưởng và chí hướng của anh ta. Vì thế, việc tìm hiểu thái độ làm việc của một người cũng cho ta hiểu anh ta ở một mức nào đó. Cựu Bộ trưởng Bộ giáo dục Hoa Kỳ, nhà giáo nổi tiếng William Beneth đã nói: “Công việc là điều chúng ta phải làm cả cuộc đời”.

Trước đây, có thể có người mang suy nghĩ giống người công nhân thứ nhất hay người công nhân thứ hai, họ luôn trách móc, bực tức với mọi thứ, chẳng có chút nhiệt tình nào với công việc của mình và luôn sống một cuộc sống tẻ nhạt.

Trước đây, thái độ làm việc của bạn như thế nào không quan trọng, dù sao đó cũng chỉ là những điều trong quá khứ, quan trọng là từ bây giờ, thái độ làm việc của bạn sẽ thế nào?

Chúng ta hãy giống như người công nhân thứ ba, hãy mang sự nhiệt huyết trong tim để có được cơ hội làm việc, làm việc chăm chỉ để thấy được giá trị bản thân và cảm nhận được niềm hạnh phúc trong cuộc sống.

2. Tiền lương có ý nghĩa gì? Hãy làm việc vì bản thân bạn

Nếu một người chỉ luôn luôn nghĩ rằng mình làm việc được thù lao bao nhiêu thì làm sao anh ta có thể nhìn thấy được những cơ hội trưởng thành sau mỗi đồng tiền lương? Anh ta làm sao có thể hiểu được mình đã thu được những kĩ năng, những kinh nghiệm gì từ công việc và tất cả những điều đó ảnh hưởng như thế nào đến tương lai sau này của anh ta? Kiểu người này chỉ biết thu mình lại trong vỏ bọc tiền lương, mà không hề biết bản thân mình đang thực sự cần gì.

Có thể bạn đã tận mắt chứng kiến hay nghe kể về một ai đó bị sa thải, hiện nay nhiều thanh niên cho rằng xã hội ngày nay khốc liệt hơn, nghiêm khắc hơn và thực dụng hơn ngày trước. Họ cho rằng, tui làm việc cho công ty, công ty trả lương cho tui chỉ là một hình thức trao đổi. Họ không nhận thấy những giá trị khác ngoài tiền lương và vì thế những ước mơ, hoài bão tốt đẹp họ từng ấp ủ thời còn ngồi trên ghế giảng đường cũng dần dần tan biến. Không tự tin, không nhiệt tình, họ luôn giữ một thái độ ứng phó với công việc, họ nói ít đi một câu, viết ít đi một trang báo cáo, làm ít đi một giờ đồng hồ... Họ chỉ nghĩ họ làm đúng với mức lương trước mắt họ nhận được chứ không hề nghĩ họ làm việc như thế có xứng với mức lương sau này, hay thậm chí là tương lai sau này của họ.

Một nhân viên làm việc 10 năm tại một công ty nọ mà chưa hề được tăng lương một lần. Đến một ngày, anh ta không thể chịu nổi sự bất bình đó và phàn nàn với ông chủ. Ông chủ của anh ta nói: “Mặc dù anh làm việc ở công ty 10 năm nhưng kinh nghiệm công tác của anh thì chưa đầy 1 năm, năng lực của anh cũng chỉ ở mức một công nhân mới vào nghề thôi.”

Người nhân viên “đáng thương” này trong 10 năm tuổi thanh xuân của mình làm việc ở công ty, trong khi cái mà anh ta nhận được chỉ là mức lương của người mới vào nghề, còn lại là chẳng có gì cả. Cũng có thể, ông chủ nhận định về anh nhân viên này có phần không công bằng và thiếu chính xác nhưng chắc rằng, trong thời đại mở cửa như ngày nay, anh nhân viên này có đủ kiên nhẫn nhận mức lương thấp trong suốt 10 năm mà không nộp đơn sang công ty khác, đủ thấy năng lực của anh ta không hề được công ty thừa nhận, hay nói cách khác, lời nhận xét của ông chủ về anh ta về cơ bản khá là khách quan.

Đó chính là kết quả của việc lấy đồng lương làm mục tiêu làm việc.

Rất nhiều người chỉ do không hài lòng về mức lương hiện tại của mình mà đánh mất đi những thứ còn quan trọng hơn tiền bạc, kết cục, đến phần tiền lương đáng lẽ ra được nhận thì cuối cùng cũng không được nhận Đó cũng chính là điều đáng buồn cho việc lấy tiền lương làm cái đích của lao động.

Khi làm việc bạn đừng quá bận tâm rằng những nỗ lực của bản thân không được đền đáp xứng đáng. Hãy tin rằng các ông chủ đều có đủ thông minh sáng suốt và khả năng đánh giá. Để thu được lợi nhuận cao nhất cho công ty, họ cũng ra sức dựa vào thành tích công tác và mức độ chăm chỉ làm việc của nhân viên để thăng cấp và tiến cử nhân viên. Những người làm việc chăm chỉ, biết phấn đấu không ngừng sẽ có cơ hội thăng chức, tiền lương của họ cũng vì thế mà tăng lên.

Nếu bạn phát hiện ông chủ của mình không phải là người sáng suốt, không chú ý lắm đến sự nỗ lực của bản thân bạn, cũng không trả cho bạn thù lao xứng đáng, thì bạn cũng đừng vội nản lòng, hãy nhìn sự việc theo một hướng khác. Chúng ta nỗ lực phấn đấu không phải chỉ vì sự đền đáp trước mắt, mà chúng ta chờ đợi sự đền đáp ở tương lai. Chúng ta làm việc vì bản thân chứ không phải vì bản thân mà làm việc. Cuộc sống không chỉ là hiện tại mà còn là cả tương lai rộng mở ở phía trước.
 

Norwyn

New Member
Hãy nỗ lực làm việc nếu bạn không muốn nỗ lực tìm việc

Trong xã hội, có rất nhiều người gặp khó khăn trong công việc và chúng ta nhận thấy rằng họ luôn cảm giác đau khổ và hay than vãn. Thực ra, những thứ họ kêu ca không phải nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc họ bị thất nghiệp. Mà ngược lại, hành động than vãn này đã chứng minh, nguyên nhân họ thất nghiệp là do chính họ tạo ra.

"tui phải làm rất nhiều việc mà lương lại chỉ có thế này? được trả bao nhiêu thì làm bấy nhiêu thôi".

"Ông chủ của chúng tui ấy à, keo kiệt lắm, trả chúng tui rất ít tiền lương”.

"Giám đốc làm việc ít hơn nhân viên mà sao lương của ông ta cao thế ông ta nhận lương cao thì phải làm nhiều chứ, tui thì chỉ làm đúng mức lương được trả thôi. Không cần làm hơn những gì mình được trả."

Rất nhiều nhân viên thường oán trách như vậy. Họ oán trách ông chủ hẹp hòi, oán trách thời gian làm việc lâu hay chế độ quản lý ở công ty quá nghiêm khắc. Có lúc, những lời than vãn đó chỉ là những lời bâng quơ, tạm thời giải quyết những bức xúc trong lòng. Thực ra, những lời than vãn đó xuất phát từ chính bản chất của nó, tuy không trực tiếp gây thiệt hại kinh tế cho cá nhân hay công ty, nhưng về lâu dài, do những người hay than vãn thường không có tâm lí ổn định, nên làm việc không thu được kết quả tốt. Tư tưởng của họ hết sức nông cạn, lòng dạ hẹp hòi, trong lòng họ đầy rẫy những lời oán trách và than vãn, giữa họ và công ty không có sự gắn bó, liên kết nào. Con đường tiến thân của họ cũng vì thế mà bị thu hẹp lại: Bị sa thải là điều chắc chắn xảy ra.

Bạn hãy nhìn những người lười biếng, suốt ngày chỉ biết kêu ca về những thứ xung quanh. Họ chưa từng coi trọng cơ hội làm việc của bản thân, họ không hiểu được mức lương cao phải được xây dựng trên nền tảng của sự nỗ lực làm việc, họ càng không biết được, cho dù họ chỉ nhận được một khoản lương ít hơn sức lao động họ bỏ ra, nhưng họ có thêm được cơ hội nâng cao, hoàn thiện bản thân. Những người này thường có rất ít kĩ năng nghiệp vụ cho dù thời gian họ làm việc rất dài, bởi họ luôn đắm mình trong những lời than vãn oán trách. Điều đáng tiếc là, những người này không thể nhận thấy một sự thực: trong thời đại cạnh tranh ác liệt như ngày nay, có được việc làm là điều không dễ dàng. Cho dù bằng cấp của họ có thể thoả mãn được yêu cầu cơ bản của công việc, họ cũng chỉ đáng đứng vào danh sách “những người bị sa thải mà thôi”.

Một hôm, tui đứng trước quầy chuyên bán giày dép của một siêu thị nói chuyện với một anh nhân viên. Anh ta nói với tôi, anh ta đã làm việc ở đây trong 7 năm, nhưng do ông chủ của anh ta “có tầm nhìn hạn hẹp” nên anh ta không được trọng dụng. Anh ta cảm giác rất buồn, nhưng cùng lúc anh ta cũng nói về bản thân một cách hết sức tự tin: “Như tui đây này, học lực không phải hạng xoàng, vừa còn trẻ lại vừa có triển vọng, thế mà phải chịu làm một công việc không có tương lai”.

Lúc đó, có một người khách bước đến hỏi anh ta cho xem một đôi tất. Anh chàng này chẳng hề đoái hoài đến vị khách nọ, vẫn thao thao bất tuyệt kể lể mọi chuyện với tôi, mặc kệ người khách nọ tỏ ra hết sức khó chịu, anh ta cũng chẳng mấy quan tâm.

Cuối cùng, đến khi kể xong câu chuyện, anh ta mới quay sang nói với người khách nọ: “Đây không phải quầy bán tất”. Người khách lại hỏi: “Xin hỏi, quầy bán tất ở đâu?” Anh ta trả lời: “Chị đi mà hỏi người phục vụ kìa, chị ta sẽ chỉ cho chị quầy bán tất ở đâu”. Hơn 7 năm làm việc, người nhân viên này vẫn không hiểu tại sao mình không được tăng lương hay thăng cấp gì. Ba tháng sau, tình cờ tui lại đến siêu thị này nhưng không thấy anh nhân viên kia đâu nữa. Một nhân viên khác bảo tôi: “Tháng trước công ty điều chỉnh lại nhân viên, anh ta bị sa thải rồi, lúc ấy anh ta vẫn băn khoăn không hiểu tại sao”.

Vài tháng sau, tui có dịp gặp lại người nhân viên nọ ở một khu trung tâm buôn bán lớn, anh ta buồn rầu bảo tôi: “Trong thời kì kinh tế khó khăn, đi tìm đã mấy tháng nay mà chẳng được việc nào vừa ý”. Nói xong, anh ta vội vã cáo từ. Anh ta nói phải tham gia một đợt phỏng vấn, mặc dù tính chất công việc này và công việc trước không giống nhau, lương cũng không cao như trước nhưng anh ta phải nắm lấy cơ hội này, nhất định không được đến muộn.

Bạn hãy thử nghĩ mà xem, nếu trước đây anh ta biết trân trọng công việc của mình và chăm chỉ làm việc thì bây giờ đâu phải khổ sở đi tìm việc như thế.

Ở đời có rất nhiều người gặp khó khăn trong công việc và dễ dàng nhận thấy rằng họ luôn cảm giác đau khổ và hay than vãn. Thực ra, những thứ họ kêu ca không phải nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc họ bị thất nghiệp. Mà ngược lại, hành động than vãn này đã chứng minh, nguyên nhân họ thất nghiệp là do chính họ tạo ra.

Có nhiều người cả ngày chạy từ công ty này sang công ty kia, nhưng chẳng phải vì họ làm việc quá bận rộn mà vì họ chạy khắp nơi tìm việc làm. Đáng tiếc rằng, chỉ sau khi gặp phải “tiếng sét giữa trời quang” họ mới thực sự tỉnh ngộ. Có nhiều người sau khi thi trượt mới có được quyết tâm ôn luyện thật tốt, khi đứng trước nguy cơ tan vỡ của hôn nhân mới biết quan tâm đến người bạn đời của mình, và khi mất việc mới nhận thức được tầm quan trọng của sự nỗ lực phấn đấu. Chỉ khi bước ra ngoài cuộc sống va chạm với tất cả mọi loại người, người ta mới tiếp thu được những bài học quan trọng của cuộc sống con người.

Người bình thường đều khó tránh thói quen lười lao động, những người được giao việc cũng chẳng rỗi hơi nhìn lại công việc của mình. Nếu không do hoàn cảnh bắt buộc, phần lớn mọi người đều bằng lòng với những gì mình có chứ không đòi hỏi những thứ cao hơn. Và khi tai họa đổ ập xuống đầu rồi, họ mới tự hỏi “Sao những thứ xui xẻo luôn luôn rơi vào tôi?”

Kì thực, mỗi người luôn tiềm ẩn một khả năng trở thành nhân viên ưu tú, và luôn có cơ hội được giao cho những nhiệm vụ quan trọng. Cánh cửa của sự thăng tiến luôn mở rộng chờ đón tất cả mọi người. Nhưng vì sao chúng ta cứ chờ đến khi chúng ta không lối thoát, khi chúng ta bước đến đường cùng chúng ta mới chịu thay đổi thái độ và phương pháp làm việc. Đừng để ánh sáng cuộc sống bình yên ngày một mất đi, cũng đừng để những tai hoạ làm bạn gục ngã. Những người chăm chỉ làm việc luôn biết cách nắm giữ vận mệnh của mình trong tay. Muốn vượt lên những công việc bình thường, bạn cần có tài năng nhưng quan trọng hơn, bạn cần có chí tiến thủ. Thế giới luôn rộng mở chào đón những người chăm chỉ làm việc đến tận khi họ sức cùng lực kiệt.

Doanh nghiệp là hình thái kinh tế đặt lợi nhuận kinh doanh lên hàng đầu. Để làm được điều đó, ông chủ luôn phải sa thải đội ngũ nhân viên lười biếng, đồng thời thu hút cho công ty đội ngũ nhân viên mới. Điều này đều nằm trong công tác chỉnh đốn hàng ngày của bất cứ công ty nào. Dù công việc của bạn có bận rộn thế nào, nếu chăm chỉ bạn sẽ là người chiến thắng, nếu không bạn sẽ bị sa thải, mà điều này không chỉ đúng trong một nền kinh tế đang đi xuống ở trình độ thấp mà ngay cả trong xã hội phát triển, điều này cũng không có gì sai.

Hôm nay bạn không chăm chỉ làm việc, ngày mai bạn sẽ phải nỗ lực tìm việc. Hãy trân trọng công việc hiện tại của mình, cho dù chỉ để bạn tồn tại.
 

baby_angel_1502

New Member
Người thành công là người làm thông minh hơn chứ không làm nhiều! Có một câu nói rất nổi tiền: tui thà nhận 1% sức lao động của nhiều người còn hơn là nhận 100% sức lao động của chính bản thân mình. Bạn nghĩ sao?
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top