Download Tài liệu tham khảo môn học tư tưởng Hồ Chí Minh - Phần tập trích tác phẩm của Hồ Chí Minh miễn phí





KIỆM
Kiệm là thế nào?
Là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi.
CẦN với KIỆM, phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người.
CẦN mà không KIỆM, "thì làm chừng nào xào chừng ấy". Cũng như một cái thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không.
KIỆM mà không CẦN, thì không tăng thêm, không phát triển được. Mà vật gì đã không tiến tức phải thoái. Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước, không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô kiệt.
Cụ Khổng Tử nói: "Người sản xuất nhiều, người tiêu xài ít. Làm ra mau, dùng đi chậm thì của cải luôn luôn đầy đủ".
Tiết kiệm cách thế nào?
Chắc đồng bào ai cũng được nghe câu chuyện phong bì của Hồ Chủ tịch.
Hồ Chủ tịch dùng một cái phong bì hơn 2, 3 lần. Cụ nói:
"Trung bình, cái phong bì là 180 phân vuông giấy (0,018 m2).
Mỗi ngày, các cơ quan, đoàn thể và tư nhân trong nước ta ít nhất cũng dùng hết một vạn cái phong bì, tức là 180 thước vuông giấy. Mỗi tháng là 5.400 thước. Mỗi năm là 64.800 thước vuông giấy.
Nếu ai cũng tiết kiệm, dùng một cái phong bì 2 lần, thì mỗi năm chỉ tốn một nửa giấy, tức là 32.400 thước vuông. Còn 32.400 thước thì để dành cho các lớp bình dân học vụ, thì chẳng tốt sao?
Hơn nữa, nhờ sự tiết kiệm giấy, mà tiền bạc và công phu làm giấy có thể thêm vào việc kiến thiết khác, thì càng ích lợi hơn nữa.".
Cái thí dụ ấy rất rõ rệt, dễ hiểu. Đối với giấy như thế, đối với mọi thứ vật liệu khác đều như thế.
Thời giờ cũng cần tiết kiệm như của cải.
Của cải nếu hết, còn có thể làm thêm. Khi thời giờ đã qua rồi, không bao giờ kéo nó trở lại được. Có ai kéo lại ngày hôm qua được không?
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ình trạng rất không hợp lý. Tình trạng đó sinh ra nhiều khó khăn mà nhà tư bản không thể giải quyết: nhà tư bản sản xuất là cốt để bán. Thí dụ, họ sản xuất hàng vạn đôi giầy, không phải để họ dùng, mà để bán. Trong xã hội tư bản, đại đa số nhân dân đã thành cùng kiệt khó, thì bán cho ai ? Vì vậy, mà thường có khủng hoảng kinh tế, vì sản xuất quá nhiều.
Lao động đã tập thể, thì các tư liệu sản xuất và những thứ sản xuất ra, phải là của chung mới đúng.
Nhà tư bản chẳng những bóc lột công nhân trong nước họ, mà còn xâm lược và bóc lột các nước khác. Do đó, chủ nghĩa tư bản trở nên chủ nghĩa đế quốc.
4 - CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC LÀ GÌ ?
Muốn phát triển công nghệ, nhà tư bản cần có rất nhiều tiền vốn. Phần lớn tiền vốn ấy là do họ bóc lột, cướp giật các nước lạc hậu. Họ không bán hết hàng hoá ở trong nước họ, họ áp bức các nước lạc hậu mua của họ. Họ thiếu nguyên liệu, thì họ lấy nguyên liệu của nước lạc hậu. Muốn có nhân công rất rẻ, họ áp bức nhân dân các nước lạc hậu làm công cho họ. Vì vậy, họ dùng vũ lực để chiếm các nước lạc hậu làm thuộc địa.
Các nhà tư bản tranh giành nhau. Cá lớn nuốt cá bé. Kết quả là các công nghệ tập trung vào trong tay một số nhà tư bản to: Bọn này liên kết với nhau, bao biện tất cả các công nghệ. Thế là Tư bản độc quyền.
Bọn này đã nắm quyền kinh tế, họ cũng nắm cả quyền chính trị, cho nên chính phủ các nước tư bản đều là tay sai của bọn tư bản độc quyền. Thế là nước đế quốc chủ nghĩa.
Tư bản độc quyền ra sức tranh nhau nguyên liệu, tranh nhau thị trường, tranh nhau thuộc địa. Do đó, các nước đế quốc chủ nghĩa xung đột lẫn nhau, rồi sinh ra chiến tranh.
Bị bóc lột quá tệ, giai cấp vô sản ở các nước tư bản và các dân tộc bị áp bức nổi lên đấu tranh, nổi lên cách mệnh. Cuối cùng là chủ nghĩa đế quốc bị đánh tan.
5 - ĐẾ QUỐC PHÁP XÂM LƯỢC NƯỚC TA
Hơn 80 năm trước, đế quốc Pháp thấy nước ta người đông, của nhiều, bèn dùng vũ lực sang cướp nước ta. Giai cấp phong kiến Việt Nam (vua, quan, đại địa chủ) thì hủ bại đê hèn, chỉ biết bán nước, không dám chống giặc.
Khi đã cướp được nước ta, đế quốc Pháp liền mở nhà máy và hầm mỏ, để thu hút nguyên liệu của ta và bóc lột công nhân ta. Chúng lập ra ngân hàng để khống chế kinh tế của ta. Chúng mở xe lửa và tầu thuỷ để chuyên chở hàng hoá của chúng và vận tải quân đội của chúng đặng đàn áp nhân dân ta. Chúng mở một ít trường học, để nhồi sọ thanh niên ta, biến họ thành những người nô lệ dễ sai khiến.
Thế là đế quốc Pháp cướp hết quyền kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá của nước ta, và thu hút hết mồ hôi nước mắt của nhân dân ta.
Đế quốc Pháp ra sức duy trì chế độ phong kiến Việt Nam để làm tay sai cho chúng, vì thế lực phong kiến rải khắp cả nước, và thống trị đại đa số nhân dân là nông dân. Giai cấp phong kiến thì dựa vào thế lực đế quốc mà sống còn.
Từ đó, nhân dân Việt Nam vừa bị đế quốc vừa bị phong kiến áp bức bóc lột.
Song nhân dân Việt Nam là một nhân dân anh hùng oanh liệt, trong lịch sử đã nhiều phen nổi lên đánh đổ ngoại xâm. Lần này nhân dân ta lại đoàn kết một lòng, kiên quyết vượt mọi khó khăn gian khổ, để đánh tan thực dân Pháp, bọn can thiệp Mỹ và lũ Việt gian bù nhìn; kiên quyết tranh lại độc lập và thống nhất cho Tổ quốc, tự do và hạnh phúc cho đồng bào.
6 - TƯ BẢN MẠI BẢN LÀ GÌ ?
Đế quốc quyết không để cho tư bản dân tộc phát triển. Vì nếu tư bản Việt Nam phát triển, thì sẽ tranh mất mối lợi của chúng.
Chế độ phong kiến cũng ngăn trở tư bản dân tộc phát triển, vì lẽ này: dưới chế độ phong kiến, bao nhiêu của cải do nông nghiệp làm ra, đều lọt vào tay giai cấp địa chủ. Địa chủ không làm lụng mà vẫn được hưởng của cải, cho nên họ không muốn mạo hiểm bỏ vốn vào công nghệ. Vả chăng, công nghệ thì cần có thị trường để buôn bán; song đại đa số nhân dân ta là nông dân mà nông dân thì bị địa chủ bóc lột thậm tệ, còn tiền đâu mà mua. Nếu họ có chút đỉnh tiền, thì lại bị hàng hoá của đế quốc thu hút hết.
Thế là vì đế quốc áp bức, vì phong kiến ngăn trở mà tư bản nước ta không phát triển được.
Có một bọn tư bản Việt Nam dựa vào đế quốc mà làm giàu. Họ giúp việc các hiệu buôn, ở nhà băng, nhà máy của đế quốc. Họ giúp đế quốc bóc lột nhân dân ta, do đó họ phát tài. Rồi họ cũng mở cửa hàng, thậm chí mở nhà máy hay nhà băng nho nhỏ. Những doanh nghiệp ấy, tiếng là của người Việt Nam, kỳ thực vẫn là thế lực của đế quốc, nó nhờ vào đế quốc mà sống, nó làm theo mệnh lệnh của đế quốc. Vì vậy, nó cũng là tay sai của đế quốc, chống lại lợi ích của nhân dân.
Đó là tư bản mại bản.
7 - KINH TẾ LẠC HẬU LÀ THẾ NÀO?
Kinh tế chủ yếu gồm có công nghệ và nông nghiệp. Công nghệ gồm có công nghệ nhẹ như nhà máy dệt vải, làm diêm, xà phòng, và công nghệ nặng như nhà máy sắt, gang, đóng tầu thuỷ, làm xe hơi, v.v..
Một nước độc lập, ắt phải có công nghệ nặng. Vì đế quốc và phong kiến áp bức, mà Việt Nam ta không phát triển được công nghệ và không có công nghệ nặng.
Về nông nghiệp: Đất đai ta rất rộng, nông dân ta rất siêng năng chịu khó, nhưng phần lớn đất ruộng đều tập trung trong tay bọn thực dân và địa chủ phong kiến. Nông dân thì thiếu ruộng hay không có ruộng, thiếu cả trâu bò. Vì vậy nông thôn ngày càng sa sút.
Do đó kinh tế Việt Nam thành lạc hậu và phụ thuộc vào kinh tế của đế quốc Pháp. Tình hình ấy khiến số rất đông nhân dân, tức là công nhân và nông dân, cực khổ, khó khăn.
8- VÌ SAO NHÂN DÂN VIỆT NAM CỰC KHỔ?
Phong kiến địa chủ và tư sản mại bản, thà chịu kinh tế nước nhà phụ thuộc vào đế quốc, chứ không muốn giải phóng nông dân, không muốn công nghệ nước ta được phát triển.
Thêm vào đó, trước Cách mạng Tháng Tám, công nhân, nông dân, học sinh, công chức và những nhà tư sản dân tộc Việt Nam không có quyền chính trị, không có quyền tự do.
So với công nhân các nước, thì công nhân Việt Nam rất khổ, nhất là công nhân vùng tạm bị chiếm. Làm nhiều giờ tiền lương ít. Lại thêm chế độ phải lễ lạt đút lót cho bọn cai là một chế độ bóc lột có tính chất phong kiến. Nạn thất nghiệp thường xảy ra.
Nông dân thì cùng kiệt khổ đã sẵn, lại bị sưu cao thuế nặng. Địa chủ lấy địa tô quá nặng, cho vay cắt họng, làm cho nông dân nhiều khi phải bán vợ đợ con. Nếu gặp hạn hán bão lụt, là chết đói đầy đường.
So với công nhân, nông dân, thì giai cấp tiểu tư sản sướng hơn nhưng sinh hoạt của họ cũng không chắc chắn:
Người có tiệm buôn, người có xưởng thủ công hay xưởng công nghệ nhỏ thì bị hàng ngoại hoá đè lên, không phát triển được. Lại bị thuế khoá nặng nề và tiền lãi cắt họng uy hiếp.
Người làm thầy giáo, thầy thuốc, văn nghệ, vân vân, cũng không thể sung sướng trong lúc cả nước bần cùng.
Những nhà tư sản dân tộc cũng bị đế quốc và phong kiến đè nén ngăn trở, không có đường ra, doanh nghiệp của họ rất bấp bênh và thường dễ phá sản.
Vì lẽ đó, muốn giải phóng thì n...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top