daigai

Well-Known Member
EM HÃY TẢ LẠI NHỮNG CẢNH ĐẸP VÀ SỰ ĐỔI MỚI CỦA QUÊ EM

Bài văn mẫu cho các bạn trẻ:

Bài mẫu 1:
Bài làm

Vì hoàn cảnh gia đình em phải theo bố mẹ chuyển về thành phố sống. Vậy là mấy năm liền em vẫn chưa có dịp về thăm quê. Đen hè vừa rồi vì đạt giải Toán thành phố nên bố mẹ em thưởng cho em một chuyến về quê. Ngồi trên xe em vô cùng hồi hộp và tự hỏi sau mấy năm xa cách không biết bây giờ quê em có gì thay đổi không, những người bạn của em ra sao, có ai bỏ học không. Ngày xưa quê em cùng kiệt lắm, rất nhiều bạn chỉ học hết cấp một đã phải bỏ học đi chăn trâu.

Chiếc xe đưa em từ từ rẽ phải, đường vẫn êm ru, em cứ ngỡ vẫn là con đường của phố huyện nhưng bất chợt em nhìn thấy cây đa cổ thụ ở đầu đường. Ôi con đường của quê mình đây mà. Em sưng sướng reo lên:

- Bố ơi, đường về quê không còn 0 gà như trước nữa nhỉ.

Bố gật đầu mỉm cười:

- Con đường này làm từ năm ngoái con ạ.

Bất giác tui nhớ lại cách đây mấy năm, ngày đó mỗi khi trời mưa, người dân làng tui rất ngại ra phố huyện vì con đường sẽ vô cùng lầy lội, khó đi, có những đoạn phải dắt xe. Đi ra được đến phố thì người đã lấm lem đầy bùn đất. Thế mà bây giờ con đường ấy đã được thay thế bằng một con đường nhựa đen bóng láng. tui thấy người và xe qua lại có vẻ đông hơn trước rất nhiều. Từng đoàn xe đạp xe máy nối đuôi nhau, nhìn ai cũng tươi vui hớn hở.

Càng về gần làng tui càng ngạc nhiên vì sự thay đổi đến bất ngờ. Những ngôi nhà lá năm xưa giờ được thay thế bằng những ngôi nhà ngói sáng sủa đủ màu sắc, đây đó còn có những ngôi nhà hai, ba tầng như ở thành phố. Trong nhà cũng đầy đủ sa lông, tủ tường và trên tường cũng có những chùm đèn đủ màu sắc. Đằng trước là sân xi mãng sạch bong phơi đầy lúa. tui nhớ trước đây người ta thường phơi lúa bằng sân đất cho nên dù có quét sạch đến mấy thóc vẫn đầy sạn và lúa phơi ở sân đất rất khó khô.

Chiếc xe bon bon đưa tui về đến tận sân nhà bác trai tôi. Căn nhà lá năm xưa cũng được thay thế bằng ngôi nhà hai tầng đồ sộ.

Nhớ lại cách đây chỉ vài năm, làng tui vẫn thuần nông nghiệp. Mọi thứ người ta chỉ biết trông vào ruộng lúa, luống rau. Nhìn khắp nơi chỉ thấy những cánh đồng lúa xanh mát thẳng cánh cò bay, mở mắt họ đã ra đồng, cặm cụi làm cho đến khi mặt trời lặn, sương đã vương áo họ mới trở về. về đến nhà ai nấy lùa vội bát cơm và lên giường ngủ, chẳng biết đến xem phim, nghe ca nhạc là gì. Trẻ con như chúng tui cũng phải làm, cứ đi học về ăn cơm xong lại theo đàn trâu, đàn bò lên rừng. Tối về chỉ còn xếp sách vở vào cặp là đi ngủ nên chẳng mấy đứa học giỏi. Cuộc sống lúc đó bình yên nhưng cùng kiệt quá.

Nhưng bây giờ, tui thấy mọi chuyện đã thay đổi, nhà nào cũng có tivi đầu đĩa. Ngay từ đầu xóm người ta đã nghe rộn rã tiếng hát từ những chiếc đài catxets, từ chiếc đầu đĩa phát ra. Thôn xóm trở nên rộn rã. Và tui nghe bác tui kể lại cứ đến mùa bóng đá thì xóm làng càng rộn rã hơn. Trai tráng trong làng tụ tập nhau ngồi xem bóng đá. Họ xem rất vô từ vì không có cá độ như ở thành phố.

Phương tiện đi lại cũng hiện đại hơn trước rất nhiều. Trước đây khắp đường làng chỉ thấy toàn xe đạp, vậy mà nay hầu như nhả nào cũng có xe máy để đi lại, có người còn đi xe máy khi ra ngoài đồng làm, họ dựng xe ở trên bờ.

tui rất vui khi thấy các bạn của mình đều học lên lớp 6. các bạn ấy cũng rất chú tâm vào chuyện học hành với mơ ước sau này đỗ đại học và được lên thành phố học. tui thầm nghĩ: Neu sau này chúng tui lại được học đại học cùng nhau thì vui biết mấy...

Quê hương tui mọi thứ đã đổi thay, trong bóng chiều thướt tha từng đàn trâu no tròn đủng đỉnh về chuồng, đằng xa từng đoàn người gánh lúa về bước chân thoăn thoắt, tiếng cười nói râm ran.

Phong cảnh ngày càng tươi đẹp hơn khi xen lẫn những cánh đồng xanh bao la, những vườn cây đầy hoa trái là những ngôi nhả xây đủ màu sắc. Xa xa, từng đàn cò trắng bay trong ánh nắng vàng rực rỡ.

Nhìn quê hương đi lên nhanh chóng, tui cũng thấy rạo rực vô cùng, tui chỉ mong học hành thật tốt để nhanh chóng trở về làm giàu đẹp hơn cho quê hương.

Bài mẫu 2
Trích dẫn từ Theo 162 bài văn lớp 6*:
Phải công nhận, mấy năm qua, quê em đổi mới nhanh chóng đến không ngờ. Ai xa quê trên dưới năm năm nay quay trở lại chắc chắn sẽ không thể nghĩ được rằng ngôi làng nhỏ yên bình ngày xưa giờ lại đổi thay đến thế.

Đất nước mình đang nhanh chóng thay da đổi thịt. Sự lớn mạnh ấy được góp vào từ những miền quê trong đó có cả ngôi làng nhỏ bé và thân thiết của em.

Nhớ lại cách đây chỉ vài năm, làng em vẫn thuần nông nghiệp. Lúc đẹp nhất là lúc nhìn đồng lúa từ bát ngát chuyển sang màu xanh vàng rồi vàng óng báo hiệu một mùa gặt mới. Lúc ấy đường làng ngõ xóm toàn bằng đất cứ mỗi lần mưa là lầy lội khiến lũ học trò bước chân đến lớp là lem lem luốc luốc toàn những bùn với đất. Cuộc sống của cha mẹ ông bà tuy yên bình nhưng lam lũ, vất vả và nghèo.

Nhưng bây giờ, câu chuyện đã rất khác xưa. Mấy năm nay nhờ sự đầu tư của tỉnh, làng em chuyển sang làm nghề thủ công. Mới đầu chỉ có vài người sau đó kéo theo cả làng rồi làng bên cạnh. Cả làng là một xưởng thủ công làm sắt và làm đồ gỗ. Hăng trăm bác nông dân nay thành những người thợ nung sắt hay thành anh thợ mộc. Đồ sắt ở làng em có uy tín trên thị trường, giá cả lại phải chăng nên người mua đông đảo lắm. Hàng làm ra đến đâu được đặt mua ngay đến đấy. Còn đồ gỗ thì tinh xảo vô cùng. Không ngờ chỉ mới được chỉ dạy và tự học mấy năm mà thanh niên làng làm nghề gỗ tinh xảo lắm. Bây giờ về làng không phải đi bằng đường đất. Những cánh đồng lúa cũng đã bị biến thành những xưởng thủ công. Nhà nhà đổ trần san sát cạnh nhau. Trong nhà đồ đạc chẳng thiếu thứ gì. Bây giờ vẻ đẹp của quê em không chỉ là cánh đồng mênh mông bát ngát mà là những đôi bàn tay nghệ thuật, những bộ óc làm ăn kinh tế đầy táo bạo và đẹp ở nếp sống văn hóa phố phường.

Nhìn quê hương đi lên nhanh chóng, tụi em cũng thấy rạo rực vô cùng. Chúng em chỉ mong học hành thật tốt để nhanh chóng trở về ngày càng làm giàu đẹp cho quê hương.


Bài mẫu 3:

SỰ ĐỔI MỐI CỦA QUÊ HƯƠNG TÔI – ĐỒNG THÁP

“Quê hương tui là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là con đường nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che…”
Quê hương là nơi “chôn nhau cắt rốn”, nơi mà chúng ta đã sống, lớn lên và trưởng thành ở đó. Mỗi người đều có quê hương của mình. Riêng tôi, Đồng Tháp đã gắn liền với tui suốt mười sáu năm qua với biết bao nhiêu là kỉ niệm đẹp. Đồng Tháp đã trãi qua biết bao giai đoạn cùng với những khó khăn để có thể phát triển như ngày này. Đồng Tháp ngày xưa đâu được đẹp như bây giờ.
Thật đúng vậy, bố tui thường kể cho tui nghe về quê hương của mình. tui rất thích được nghe những điều ấy, nó giúp tui hiểu hơn về cội nguồn của bản thân cũng như biết quý trọng những điều gì mình đang có.
Nhà tui ở xã Tân Phú Trung, nó thuộc địa phận của huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
tui thường nói với bố:
- Bố ơi ! Quê hương mình đẹp quá bố nhỉ ?
- Ừ ! Quê hương mình đẹp lắm con à. Nhưng con có biết để có một quê hương Đồng Tháp xin đẹp và phát triển như nagỳ nay thì phải trải qua biết bao là những khó khăn và có khi, đó là cả những giọt máu của ông cha ta không ?
Bố tui kể, vào thời của bố cuộc sống rất khó khăn, thiếu thốn rất nhiều thứ cả về vật chất lẫn tinh thần. Lúc bố tui còn nhỏ, bố đâu biết ánh sáng của điện là gì. Mỗi lần học bài thì lấy đèn dầu ra thắp sáng lên rồi học. Có khi trong nhà hết dầu, bố phải cùng các anh chị đi bắt đom đóm bỏ vào chiếc lọ thủy tinh lấy ánh sáng rồi xúm nhau lại mà học bài. Mãi đến năm 1997 mới có điện.
Nhưng đường dây điện mắc vừa không an toàn lại không đệp mắt. Dây điện thì mắc chằng chịt trên những con đường, mái nhà. Có khi những đường dây điện chính được mắc sát với nhà dân, đến lúc trời mưa to, gió lớn, điện chạm với những vật trong nhà gây ra những tai nạn nguy hiểm.
Song song với việc thiếu nguồn điện thì đướng sá đâu được bằng phẳng và sạch đẹp như ngày nay. Ở xã mình đâu có trường học, muốn học phải đi tít dưới huyện mới có trường. Bố tui phải thức dậy thật sớm từ ba giờ sáng để đi học.
Nhà thì lại nghèo, bố phải thường xuyên quá dang bạn. Một người chạy, một người ngồi phía sau quơ đuốc để lấy ánh sáng mà chạy. Con đường thì chông chênh và gập ghềnh lắm ! Có rất nhiều ổ gà, ổ vịt to như chiếc miệng lu vậy. Hôm nào trời nắng thì còn chạy được, chứ gặp trời mưa thì mặt đường trơn như có ai bôi mỡ vào đấy.
Có hôm, trời mưa to quá, đướng rất lầy lội, không thể đạp xe được, bố và các bạn của bố phải đi bộ đến trường. Có khi đang đi bổng trượt té vì đường quá trơn, làm bẩn cả quần áo. Thế nhưng cả bọn ai cũng đều vui vẻ và cười rất tươi. Kể đến đây tui thấy bố tui hình như trẻ lại, bố đang trở về với thời học sinh mười lăm, mười sáu tuổi của bố. Bố vẫn thường dạy tôi, dù khó khăn đến đâu củng phải cố gắng lên mà học, chỉ có học mới giúp mình thoát khỏi cảnh cùng kiệt và đổi mới được quê hương.
tui rất thích được một lần đi cầu khỉ nhưng bây giờ cầu khỉ đâu có để mà đi. Nhưng chiếc cầu được bắt bằng thân cây chỉ bằng bắp chân ấy thì bố tui nói ngày xưa nhiều lắm. Bố nói đi cầu khỉ cũng có cái vui của nó. Bố tui rất sợ đi cầu khỉ mỗi lần qua cầu là tim bố đánh loạn xạ lên. Nhưng lần ấy, vì bị các bạn trêu chọc và thách thức mà bố tui đã quyết tâm phải đi thật nhanh qua cầu. Nhưng khi gần đến bờ bên kia thì bổng nhiên bố chợt chân và té nhào xuống nước. Thế là các bạn của bố cười ồ lên chọc bố. tui thấy bố vừa kể mà vừa đỏ mặt làm tui không thể nhịn được cười.
Đường sá thì như vậy còn trường học thì như thế nào ? Trường học của bố đơn sơ lắm. Chỉ là những ngôi nhà lợp bằng lá, trong đó chỉ có vài ciếc bàn ghế cũ. Đến mùa lũ thì nước ngập lên đến gối, trong lớp không thể ngồi học được. Có khi phải đóng cửa trong chờ đến lúc lũ rút xuống mới trở vào học được.
Bởi vì khi đó, việc đấp đê phòng lũ chưa được chú trọng. Tuy có đê, nhưng đó chỉ là những chiếc đê nhỏ, đơn sơ không đủ sức chống lại sự chảy xiết của dòng nước. Chỉ cần nước lũ dâng lên vài lần là bờ đê sẽ bị lỡ ngay. Nước lũ tràn vào gây ngập úng đồng ruộng hoa màu, cuốn trôi đồ đạc gây thiệt hại lớn về người và của. Có năm, nước lũ lên rất cao ngập trổ cả cánh én. Gia đình tui phải đến ở nhờ nhà người bà con một thời gian đợi lũ rút mới về được.
Do kinh tế chưa phát triển, xã hội chưa giàu mạnh nên cuộc sống người dân quê tui còn rất nhiều thiếu thốn. Đời sống chưa được nâng cao, lúc chìm lúc nổi. Cơm ăn chưa đủ no, áo chưa được ấm, nhà cửa thì lụp sụp, đơn sơ nên thường có những ngôi nhà hay khu nhà ổ chuột mọc lên. Cuộc sống vừa thiếu vệ sinh lại gây ô nhiễm môi trường. Và khi người dân phải sống trong những ngôi nhà ẩm thấp, chật hẹp nên thường xuyên mắc nhiều bệnh.
Trạm y tế thì ở rất xa nhà cùng với việc ở trạm không có những công cụ y tế cần thiết và thiếu y, bác sĩ tài giỏi nên dân mình cũng không chú trọng nhiều đến sức khỏe. Cứ thấy bệnh là cho qua đi, đến khi bệnh bắt đầu trở nặng thì mới đi khám, nhiều lúc lại gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ông tui kể, lúc bố tui lên chín tuổi bố đã trãi qua một căn bệnh nặng. Giữa đêm khuya bố tui lên cơn sốt cao nhưng trong nhà không có một chiếc xe để làm chân. Ở xã thì lại không có trạm y tế. Muốn khám bệnh phải đi đến sáu, bảy cây số mới đến. Ông tui phải đặt bố lên chiếc xuồng rồi bơi thật nhanh đến trạm. Vẫn may là khi đến nơi bác sĩ nói không sao nhưng nếu trễ thêm vài phút nữa có lễ sẽ rất nguy hiểm. Không chỉ có một mình bố tui mà rất nhiều người dân trong xã cũng rơi vào tình trạng đó.
Không những chỉ thiếu thốn về mặt y tế mà còn cả về việc ăn uống của dân mình cũng vậy . Cuộc sống khó khăn, muốn kiếm ra được đồng tiền thì cũng phải đỗ mồ hôi sôi nước mắt. Chín vì thế người dân chưa chú trọng đến việc ăn uống thế nào mới có dinh dưỡng. Chợ thì ở xa nhà và không có bán nhiều thức ăn. Chợ Tân Phú mình lúc đó còn rất nhỏ chỉ có vài sạp bán một số loại rau củ vài con cá và những món ăn lặt vật khác. Do người mua thưa thớt vì họ có thể tự tím thức ăn. Chỉ cần ra vườn hái rau hay xuống sông bắt vài con cá thì họ cũng đã có bữa ăn ngon. Hôm nào nhà có đám, muốn mua nhiều thức ăn thì phải đi xuống chợ huyện mà mua.
Còn trên đồng ruộng, người dân tận dụng sức kéo của trâu để cày bừa. có khi một ruộng lúa mà chỉ có một, hai người cắt, người dân chưa biết tận dụng khoa học-kỹ thuật vào nông nghiệp. Cũng không có phân bón hay thuốc trừ sâu nên việc thu hoạch lúa có phần chậm và kém chất lượng hơn.
Ngày xưa thì như vậy nhưng còn bây giờ thìa sao ? Quê mình có thật nhiều đổi mới. Điện thì được nâng cấp rất nhiều và được mắc rất an toàn. Những đường điện cao thế được mắc trên cao, xa nhà dân và trông rất thẫm mỹ. Thời nay, nhà người dân nào cũng có điện, họ dùng đèn điện chiếu sáng để làm việc và học tập. Người dân biết tận dụng điện để sử dụng cho những đồ dùng khác như: tivi, tủ lạnh, quạt, máy giặt…mà thời xưa làm gì có được. Nhờ đó đời sống cũng được nâng cao. Kèm theo là sự phát triển kinh tế, xã hội, người dân có thêm nhiều công việc làm ăn kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Nhờ vậy, con người đã bắt đầu biết chú trọng đến sức khỏe và chế độ ăn uống của mình.
Song song đó là sự phát triển của đường sá. Bây giờ, đâu còn những con đường lầy lội hay những ổ gà ổ vịt to nữa, mà thay vào đó là những con đường được nâng cấp hoàn toàn. Đường đã rông hơn và được trán bằng xi măng bóng loáng, hai bên đường thì có những cọc tiêu phòng nguy hiểm. Cây xanh được trồng nhiều hơn, có khi trồng thành một công viên để vừa tạo cảnh quan đẹp lại có bầu không khí trông lành.
Cầu cũng được xây dựng vững chắc và đẹp hơn rất nhiều. Đâu còn những cây cầu ván hay cầu khỉ bắt đung đưa ngang sông mà thay vào đấy là những chiếc cầu bằng xi măng cao và rộng hơn hẳn.
Bên cạnh đó cùng với sự phát triển của xã hội, trường học bắt đầu được xây dựng ở nhiều nơi và được nâng cấp rõ rệt. Không còn nhửng ngôi trường máy lá lụp xụp mà thay vào đó là những trường học được xây bằng xi măng, bàn ghế cũng hoàn toàn đổi mới. Tạo sự tiện nghi và thoải mái trong học tập. Có cả những ngôi trường được xây hai hay ba tầng.
Học sinh đến trường cũng nagỳ càng tăng lên, trí tuệ của người dân cũng ngày một nâng cao khi mà đi song song với sự phát triển của trường học thì cửa hàng Internet cũng bắt đầu mọc lên. Để người dân nói chung và học sinh nói riêng có thể vào đây truy cập thông tin để nâng cao kiến thức và hòa nhập với cuộc sống hiện đại.
Đồng hành đó là những trạm y tế đã được xây dựng rất nhiều có đầy đủ những trang thiết bị y tế cũng với những bác sĩ tài giỏi. Có nhiều kiến thức trong việc chữa và trị bệnh cho người dân. Vì thế, con người đã trú trọng đến sức khỏe nhiều hơn.
Cùng với sự quan tâm với chính quyền đại phương và nhà nước mà đời sống người dân đươc nâng cao rõ rệt. Việc đấp đê phòng lũ đã được quan tâm rất nhiều. Hiện nay có nhiều đê được xây dựng kiên cố và vững chắc. Người dân không phải lo cảnh sống chung với lũ nữa. Bên cạnh đó nhà nước đã thực hiện chính sách xóa đói, giảm cùng kiệt giúp đỡ người dân gặp khó khăn nên cuộc sống cũng rất phát triển. Những ngôi nhà tường đã mọc lên để thay cho những khu nhà ổ chuột. Vì thế, người dân cũng không thường xuyên mắc bệnh.
Chợ cũng có nhiều sự thay đổi. Chợ Tân Phú đã lớn hơn trước rất nhiều và có những gian hàng bán thật nhiều thức ăn và đồ dùng trong sinh hoạt. Có cả những cửa hàng bán quần áo, giầy dép, mỹ phẩm, bán hoa hay những nơi bán đồ trang trí nội thất sang trọng. Quê hương tui đã ngày càng đổi mới.
Cùng với những tiến bước của đất nước và xã hội, quê hương mình cũng không có phần thua kém, quê hương đã ngày một đi lên, phồn vinh và phát triển. Chúng ta hãy cùng nhau học thật tốt để cùng góp phần xây dựng xã hội văn minh, đất nước giàu mạnh và quê hương Đồng Tháp ngày càng phát triển. tui tự hào về quê hương Đồng Tháp của tôi.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top