matthewdinh242

New Member
Link tải miễn phí luận văn
Mục lục
Trang
Lời nói đầu 1
Phần A: Quyền tự do kinh doanh trong thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam 3
I. Sơ lược về quyền tự do kinh doanh 3
1. Quyền tự do kinh doanh 3
2. Những yếu tố chi phối quyền tự do kinh doanh 5
II. Những khái niệm cơ bản 8
1. Khái niệm kinh doanh 8
2. Đơn vị kinh doanh 8
3. Khái niệm doanh nghiệp 9
III. Quyền tự do kinh doanh trước và sau khi có Luật Doanh nghiệp 10
1. Quyền sở hữu tài sản, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền tồn tại lâu dài của "sự nghiệp" kinh doanh 11
2. Quyền tự do trong thành lập doanh nghiệp 12
3. Quyền tự quyết của doanh nghiệp 32
IV. Thực trạng và giải pháp trong thực hiện quyền tự do kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 33
1. Một số thành tựu sau hai năm thực hiện Luật Doanh nghiệp 33
2. Một số vướng mắc trong qua trình thực hiện Luật Doanh nghiệp 33
3. Giải pháp 36
Phần B: Quyền tự do ký kết hợp đồng kinh tế trong cơ chế thị trường 39
I. Sự ra đời và phát triển của hợp đồng kinh tế 39
1. Sự ra đời của hợp đồng kinh tế 39
2. Quá trình phát triển hoạt động kinh tế ở Việt Nam 40
II. Khái niệm hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam 42
1. Khái niệm hợp đồng kinh tế 42
2. Đặc điểm của hợp đồng kinh tế 43
3. Phân biệt hợp đồng kinh tế với hợp đồng dân sự 43
III. Quyền ký kết hợp đồng kinh tế của doanh nghiệp 44
1. Thời kỳ khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân (1954-1959) 44
2. Thời kỳ đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội theo cơ chế kế hoạch tập trung (1960-1974) 45
3. Thời kỳ thực hiện chủ trương cải tiến kinh tế (1975-1988) 47
4. Thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế (từ năm 1988 đến nay) 48
IV. Thực trạng và một số giải pháp trong ký kết hợp đồng kinh tế của doanh nghiệp 56
1. Thực trạng trong ký kết hợp đồng kinh tế 56
2. Giải pháp trong ký kết hợp đồng kinh tế 58
Thay lời kết .61
Lời nói đầu

Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1996 đã tạo ra một bước ngoặt to lớn trong nền kinh tế của đất nước. Đó là chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Đảng xác định chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN nhằm đưa nước ta từ một nước công nghiệp lạc hậu sang một nước công nghiệp phát triển. Nhờ đó, sức lao động sẽ được giải phóng, năng suất lao động sẽ được tăng lên. Đời sống của nhân dân được cải thiện, đất nước ngày càng vững mạnh, phồn vinh, tiến tới trở thành một cường quốc trên thế giới.
Hiện nay, chúng ta đang tiếp tục xây dựng và phát triển nền kinh tế theo đường lối đổi mới của Đảng. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường đó, mỗi người kinh doanh và mỗi tổ chức kinh doanh đều có quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật. Mỗi người kinh doanh và mỗi tổ chức kinh doanh là một đơn vị sản xuất hàng hoá độc lập, có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Để quyền này được thực hiện một cách tự giác, đầy đủ và phát huy giá trị đích thực của nó đòi hỏi phải có những tiền đề, điều kiện về chính trị, kinh tế, và pháp luật. Pháp luật đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và bảo đảm quyền tự do kinh doanh. Luật doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 12/06/1999, có hiệu lực từ ngày 01/01/2000 đã thực sự là bước tiến cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh ở nước ta.
Với quyền tự do kinh doanh của mình, mỗi cá nhân kinh doanh, tổ chức kinh doanh với tư cách là chủ thể độc lập của nền kinh tế, dù muốn hay không, họ đều phải tự mình thiết lập các quan hệ kinh tế với các cá nhân kinh doanh và tổ chức kinh doanh khác. Các quan hệ này được hình thành trên cơ sở sự thoả thuận giữa các bên mà hình thức pháp lý của chúng là hợp đồng. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế của hệ thống các quan hệ hợp đồng. Trong nền kinh tế thị trường, hợp đồng là công cụ không thể thiếu được của nhà kinh doanh để họ thực hiện trao đổi sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Hợp đồng được ký kết giữa các chủ thể kinh doanh nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh, theo pháp luật Việt Nam hiện hành được gọi là hợp đồng kinh tế.
Với Đề tài "Quyền tự do kinh doanh trong thành lập doanh nghiệp và quyền tự do ký kết hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam", tui mong rằng phần nào sẽ giúp cho các cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh, sẽ kinh doanh và đang kinh doanh hiểu biết thêm về quyền tự do kinh doanh của mình và quyền ký kết hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.


Phần A: Quyền tự do kinh doanh trong thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam.
I. Sơ lược về quyền tự do kinh doanh.
1. Quyền tự do kinh doanh.
Có thể nói tự do, bình đẳng cho con người là mục tiêu, lý tưởng mà mọi cuộc đấu tranh, mọi cuộc cách mạng và mọi xã hội đều khát vọng hướng tới. Và vì vậy mà cuộc đấu tranh vì quyền con người đã trở thành vấn đề trung tâm trong lịch sử phát triển xã hội.
Quyền con người ở mỗi quốc gia được thể hiện thông qua các quyền tự do của công dân. Quyền tự do của công dân rất đa dạng, liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, văn hoá, tín ngưỡng… Trong toàn bộ các quyền tự do đó thì quyền tự do kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Giá trị to lớn đó thể hiện ở chỗ nó là quyền tự do trong hoạt động kinh tế, mà hoạt động kinh tế luôn giữ vị trí trung tâm trong đời sống xã hội, chi phối và ảnh hưởng tới các hoạt động khác. Với ý nghĩa to lớn đó, quyền tự do nói chung và quyền tự do kinh doanh nói riêng luôn luôn được nêu lên như là mục tiêu mà các Nhà nước không thể trì hoãn nếu như muốn thực hiện địa vị hợp pháp, tính nhân văn trong quá trình thực hiện quyền thống trị của mình. Vì vậy, bản thân quyền tự do, trong đó có quyền tự do kinh doanh của con người tồn tại như một nhu cầu phát triển của xã hội, là tài sản chung của xã hội loài người. Từ sự khái quát chung nhất về giá trị quyền tự do kinh doanh của con người, cho phép chúng ta tìm hiểu quyền tự do kinh doanh-quyền tự do trong lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội.
Theo Điều 57 Hiến pháp 1992 quy định: "Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.". Như vậy, khi bàn về quyền tự do kinh doanh, trước hết phải thấy rằng đó là một phạm trù pháp lý. Dưới góc độ này, quyền tự do kinh doanh được xem xét dưới hai khía cạnh :
+Trước hết, quyền tự do kinh doanh là quyền chủ thể, tức là quyền của một cá nhân (hay pháp nhân) trong việc lựa chọn các lĩnh vực của đời sống kinh tế để đầu tư tiền vốn, sức lao động, máy móc, thiết bị… tiến hành các hoạt động sản xuất, mua bán, cung ứng dịch vụ nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Ở khía cạnh này, các quyền tự do kinh doanh bao hàm một loạt các hành vi mà các chủ thể được phép tiến hành như : Lựa chọn ngành nghề kinh doanh, lựa chọn hình thức kinh doanh, quy mô kinh doanh, lựa chọn khách hàng…
+Mặt khác, quyền tự do kinh doanh còn được hiểu là tổng hợp toàn bộ các quy định và đảm bảo pháp lý mà Nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân (hay pháp nhân) thực hiện quyền chủ thể nói trên. Ở góc độ này thì quyền tự do kinh doanh bao hàm các hành vi mà cá nhân (hay pháp nhân) được phép thực hiện, những ưu đãi mà họ được hưởng. Xét ở góc độ kia, nó bao hàm các hành vi của các cơ quan Nhà nước, nhân viên Nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý của mình. Hai khía cạnh này là một thể thống nhất trong quyền tự do kinh doanh của chủ thể mà không đảm bảo cho nó những điều kiện để thực hiện thì quyền tự do kinh doanh chỉ mang tính hình thức, chẳng đem lại ý nghĩa thiết thực cho sự phát triển kinh tế.
Tóm lại, quyền tự do kinh doanh phải được nhìn nhận một cách tổng thể, toàn diện trên những vấn đề cơ bản sau :
-Quyền tự do kinh doanh là một bộ phận cấu thành và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các quyền tự do của con người và vì vậy, phải được xem xét như một giá trị tự thân con người (nhân quyền) mà Nhà nước phải tôn trọng chứ không phải là sự ban phát.
-Quyền tự do kinh doanh hình thành, phát triển với những nội dung mới, giá trị của nó được thể hiện, thực hiện đầy đủ hơn trong đời sống. Điều đó phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ chính trị-xã hội, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa của quốc gia ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Điều này giúp ta lý giải những đặc thù về quyền tự do kinh doanh ở nước ta.
-Quyền tự do kinh doanh luôn được đặt trong khuôn khổ pháp luật. Điều đó được thể hiện chủ yếu trên hai phương diện :
Thứ nhất : đó là sự ghi nhận, công nhận quyền tự do của các chủ thể trong quá trình sản xuất, kinh doanh (quyền chủ thể). Ở phương diện này, chủ thể có quyền tự do thực hiện một loạt các hành vi trong kinh doanh như: Quyền tự do thành lập doanh nghiệp; quyền tự do chọn lựa ngành nghề kinh doanh; quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh, quy mô kinh doanh; quyền tự do hợp đồng; quyền tự do liên kết; quyền tự do chọn bạn hàng; quyền tự do thuê mướn lao động…
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thanghoang224

New Member
Re: [Free] Quyền tự do kinh doanh trong thành lập doanh nghiệp và quyền tự do ký kết hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Mình đang cần, mod có thể gửi link cho mình không?
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top