Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Tài chính và ngân hàng -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi to tín dụng của Ngân hàng thương mại. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ; Nêu rõ những kết quả, hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ
Chương 1: Một số vấn đề chung về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân
hàng thương mại.................................................................................................... 7
1.1. Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ......................................................... 7
1.1.1. Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng........................................... 7
1.1.2. Khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.......................... 8
1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng................................................... 9
1.1.4. Những dấu hiệu nhận biết rủi ro sớm ................................................ 14
1.1.5. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng................................................. 15
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại................ 17
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng .................................... 17
1.2.2. Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng............................ 17
1.2.3. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng.................................................... 18
1.2.4. Công cụ quản trị rủi ro tín dụng ........................................................ 23
1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng một số nước trên
thế giới .................................................................................................................. 26
1.3.1. Tại Mỹ .............................................................................................. 26
1.3.2. Tại Thái Lan ..................................................................................... 28
1.3.3. Tại Singapore.................................................................................... 29
1.3.4. Bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam ............................. 31
Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh
Láng Hạ ............................................................................................................... 33
2.1. Vài nét về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh
Láng Hạ................................................................................................................. 33 2.1.1. Vài nét về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
chi nhánh Láng Hạ........................................................................... 33
2.1.2. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh ................................................ 35
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ............................. 41
2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh
Láng Hạ .......................................................................................... 41
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT
chi nhánh Láng Hạ........................................................................... 44
2.3. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ ........................................................... 58
2.3.1. Những kết quản đạt được .................................................................. 58
2.3.2. Những khó khăn, vướng mắc ............................................................ 60
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế....................................................... 63
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh
Láng Hạ ............................................................................................................... 67
3.1. Định hướng hoạt động và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ............................................... 67
3.1.1. Định hướng hoạt động....................................................................... 67
3.1.2. Định hướng về công tác quản trị rủi ro tín dụng ................................ 69
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ.................... 70
3.2.1. Xây dựng mô hình quản lý tín dụng tập trung, hoàn thiện cơ
cấu tổ chức hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng................ 70
3.2.2. Xây dựng chiến lược rủi ro tín dụng và hoàn thiện chính sách
tín dụng............................................................................................ 71
3.2.3. Đo lường rủi ro hiện tại và tương lai để có giải pháp hạn chế
và giảm thấp rủi ro ........................................................................... 73
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ................................... 75 3.2.5. Bàn hành quy trình tín dụng theo hướng phân rõ trách nhiệm
từng khâu nghiệp vụ......................................................................... 76
3.2.6. Hoàn chỉnh hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng ...................... 77
3.2.7. Kiểm tra và giám sát tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra ,
kiểm soát nội bộ để nhận biêt sớm rủi ro tín dụng ............................ 78
3.2.8. Hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao trình độ cán bộ tín dụng............. 79
3.2.9. Một số giải pháp kiểm soat rủi ro tín dụng khác ................................ 81
3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................ 83
3.3.1. Đối với nhà nước .............................................................................. 83
3.3.2. Đối với ngân hàng nhà nước ............................................................. 85
3.3.3. Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ......... 85
KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 89 MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của đề tài nghiên cứu
Năm 2011, kinh tế toàn cầu có những biến động rất phức tạp, sự suy thoái
kinh tế không chỉ ở một nước nào mà đã lan ra toàn thế giới. Sự tác động của nhiều
yếu tố trong đó có yếu tố rủi ro tín dụng đã dẫn đến sự sụp đổ của nhiều ngân hàng
ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của một nước và
có thể lan rộng sang qui mô quốc tế. Trong những năm qua, hoạt động của các ngân
hàng thương mại Việt Nam đã không ngừng đổi mới cả về lượng và chất góp phần
quan trọng vào sự đổi mới của ngành Ngân hàng nói riêng, sự nghiệp đổi mới và
phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của các
Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam cũng bộc lộ không ít những hạn chế, tồn
tại: Hiệu quả kinh doanh chưa cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro và rủi ro chưa được khống
chế ở mức hợp lý. Ở hầu hết các ngân hàng, thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn
chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập, tỷ lệ này thường chiếm khoảng 80-90% tổng
thu nhập của mỗi ngân hàng, vì vậy chất lượng tín dụng có tính quyết định đến tình
hình tài chính của ngân hàng. Trong điều kiện kinh doanh mới, thị trường luôn sôi
động và biến động khó lường, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín
dụng là đòi hỏi cấp thiết để duy trì sự phát triển ổn định, bền vững đảm bảo cho nhu
cầu phát triển của nền kinh tế.
Tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ( NHNo&PTNT) chi
nhánh Láng Hạ, công tác quản trị rủi ro tín dụng đã được Ban giám đốc rất quan
tâm chú trọng, tuy nhiên công tác này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Xuất
phát từ những thực tế trên, việc nghiên cứu đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ” là cần
thiết, có ý nghĩa thực tiễn cao. Tuy đây là đề tài không mới nhưng rất cần thiết với
nhu cầu chuyên môn và mong muốn học hỏi của tác giả vì vậy tác giả mạnh dạn
chọn đề tài làm luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, tình trạng tín dụng của hầu hết các Ngân hàng thương mại đều gặp
rất nhiều khó khăn do nguồn vốn huy động khó, trong khi đó trong những năm trước tập trung vào việc cho vay kinh doanh bất động sản nên khi trường bất động
sản đóng băng thì rất nhiều những khoản cho vay có khả năng mất vốn xuất hiện.
Do đó, để hạn chế thấp nhất những thiệt hại do rủi ro gây ra thì các NHTM cần
nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về cho vay, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình
độ chuyên môn cũng như có đạo đức nghề nghiệp tốt và đặc biệt là công tác quản trị
rủi ro tín dụng phải được chú trọng một cách nghiêm túc, có quy trình rõ ràng.
Một số đề tài liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng:
-“Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam, thực trạng và giải pháp” của Thạc sỹ Lê Thị Hồng công tác tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Luận văn đã hệ thống phân
tích luận giải và làm rõ vấn đề cơ bản nhất về rủi ro tín dụng cũng như quản trị rủi
ro tín dụng. Bên cạnh đó luận văn còn cung cấp được một số nguyên nhân dẫn đến
rủi ro tín dụng, nội dung cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng, nghiên cứu chung về
quản lý rủi ro của Ngân hàng Nông nghiệp đã phân tích đánh giá về thực trạng công
tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam, chỉ ra kết quả đạt được và
những vấn đề còn tồn tại công tác quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống
NHNo&PTNT Việt Nam.
- “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại Việt
Nam” của TS.Nguyễn Đại Lai công tác tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đăng
trên Tạp chí Ngân hàng số 9 năm 2005. Bài viết đã nêu khái quát thực trạng công
tác quản lý rủi ro tại các NHTM Việt Nam, đưa ra một số giải pháp và đề xuất quản
trị rủi ro đối với các NHTM Việt Nam.
-“Kinh nghiệm về xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của một số nước
trong khu vực” TS.Nguyễn Đại Lai, NHNN, đăng trên Tạp chí ngân hàng số chuyên
đề năm 2005. Bài viết giới thiệu những kinh nghiệm đã diễn ra trong thực tiễn của
một số Ngân hàng trong khu vực như: Hồng Kông, Ngân hàng Nhân dân Trung
Quốc, Đài Loan. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra nhận định về vai trò quan trọng của
Chính phủ trong việc điều hành vĩ mô với nền kinh tế nói chung và nền taì chính -
tiền tệ nói riêng. -“Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tài chính của các Ngân hàng
thương mại Việt Nam” của TS.Nguyễn Thị Thanh Hương công tác tại Học viện
Ngân hàng, đăng trên Tạp chí ngân hàng số chuyên đề năm 2005. Bài viết đã nêu ra
nguyên tắc cơ bản trong quản lý rủi ro và giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro
tài chính của các NHTM Việt Nam.
-“Quản trị rủi ro ngân hàng: cơ sở lý thuyết, thách thức thực tiễn và giái pháp
cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam” của TS.Phí Trọng Hiển công tác tại
Vụ chiến lược Phát triển Ngân hàng, NHNN, đăng trên Tạp chí ngân hàng số
chuyên đề năm 2005. Bài viết đã hệ thống cở sở lý thuyết, nguyên tắc cơ bản trong
quản trị rủi ro, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến mức độ rủi ro ngân hàng và một số
giải pháp quản trị rủi ro ngân hàng.
-“ Những hạn chế trong chính sách cho vay của các ngân hàng thương mại”
của tác giá Phạm Xuân Hoè trưởng phòng Quản lý vốn & khai thác tài sản, Ngân
hàng Công thương Việt Nam, đăng trên Tạp chí ngân hàng số chuyên đề năm
2005. Bài viết nêu lên những mặt được, những hạn chế trong chính sách cho vay
của các NHTM trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị với các nhà quản trị rủi ro
trong các NHTM tại Việt Nam.
-“Các loại rủi ro trong hoạt động Ngân hàng” tác giả Hà Thị Kim Nga văn
phòng IMF Hà Nội, đăng trên Tạp chí ngân hàng số chuyên đề năm 2005, tác giả
nêu ra các đặc điểm rủi ro trong hoạt động Ngân hàng, các loại rủi ro và các chương
trình quản lý rủi ro.
-“Một số vấn đề về nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân
hàng thương mại Việt Nam” tác giả Bùi Thị Kim Ngân, Vụ tín dụng, Ngân hàng
Nhà nước, đăng trên Tạp chí ngân hàng số chuyên đề năm 2005. Bài viết nêu lên
những nét chính về quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và quy định của Uỷ
ban Basel trên cơ sở đó đưa ra đề xuất với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà
nước(NHNN), với các NHTM nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.
-“ Rủi ro tài chính trong hoạt động của các ngân hàng thương mại nội địa ở
thành phố Hà Nội” tác giả Nguyễn Hồng Kỳ Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội. Tác giả đưa ra các yếu tố có thể gây ra những rủi ro tài
chính đối với các Ngân hàng Thương mại nội địa ở Hà Nội,một số giải pháp nâng
cao chất lượng quản trị rủi ro tại các NHTM nội địa.
-“Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro thực tiễn hoạt động của các
Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” tác giả Trần Ngọc
Minh, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, đăng trên Tạp chí
ngân hàng số chuyên đề năm 2005. Tác giả đề cập đến thực trang rủi ro trong hoạt
động ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro kinh
doanh ngoại tệ, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản từ đó đặt ra một số vấn đề trong
việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM.
-“ Phòng chống rủi ro tín dụng-kinh nghiệm của các ngân hàng Thái Lan” tác
giả Trịnh Bá Tửu, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đăng trên Tạp chí ngân hàng năm
2005. Bài viết nêu lên kinh nghiệm của Ngân hàng Bangkok Bank, Kasikorn Bank,
Siam City Bank về quản trị rủi ro tín dụng phải xây dựng mô hình ba bộ phận:
marketing khách hàng, bộ phận thẩm định và bộ phận quyết định cho vay.
Các nghiên cứu trên đã hệ thống hoá những lý thuyết, thực trạng về rủi ro
trong hoạt động ngân hàng nói chung và rủi ro trong tín dụng nói riêng đồng thời
cũng đưa ra các giải pháp để hạn chế những rủi ro trên. Tuy nhiên, các bài viết mới
chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về lý thuyết nói chung chưa đi sâu vào phương pháp
thực tiễn của từng Chi nhánh trong khi đó hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam rất lớn
có hơn 2.300 chi nhánh, mỗi Chi nhánh có cách thức với quản trị rủi ro tín dụng
(QTRRTD) khác nhau. Là một nhân viên tín dụng làm việc tại NHNo&PTNT chi
nhánh Láng Hạ qua công việc cũng như quá trình tìm hiểu em nhận thấy những thiệt
hại to lớn khi công tác QTRRTD không được quan tâm chú trọng đúng mức và
nhận thấy công tác QTRRTD tại chi nhánh mình đã hoạt động khá hiệu quả. Do đó,
trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu đã có, tác giả sẽ đi sâu vào nghiên cứu thực tế
Công tác quản trị rủi ro của Chi nhánh Láng Hạ, tìm hiểu những giải pháp mà Chi
nhánh Láng Hạ đang thực hiện việc QTRRTD, trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất
để hoàn thiện hơn nữa việc QTRRTD tại chi nhánh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ
trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi to tín dụng của
Ngân hàng Thương Mại; Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi to tín dụng của NHTM
- Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại
NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ; Nêu rõ những kết quả, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín
dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM và
NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ từ
năm 2008 – 2010 trước đây công tác Quản lý rủi ro tại chi nhánh đựợc quản lý trên
cơ sở định tính, chưa được cụ thể hoá trên toàn hệ thống. Tuy nhiên, từ năm 2008
Chi nhánh Láng Hạ tiếp cận chấm điểm xếp loại khách hàng theo hệ thống RMS,
trong đó các tiêu chí xếp loại khách hàng được định tính hoá thành con số cụ thể,
dựa vào đó việc Quản lý RRTD được cụ thể đến mức cao nhất, chính vì lý do đó
thời gian được minh chứng trong luận văn là từ năm 2008-2010.
+ Một số kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các quốc gia trong khu vực
có trình độ kinh tế phát triển hơn Việt Nam như: Thái lan, Mỹ, Singapo từ đó đưa ra
các nhận xét và những bài học cho các NHTM ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp chủ đạo là phép duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp… 6. Những đóng góp mới của luận văn
Đề xuất một số định hướng và các giải pháp quản lý rủi ro tín dụng đến năm
2015 cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ.
7. Bố cục của luận văn
Chương 1: Một số vấn đề chung về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
thương mại
Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top