daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mục lục
Trang
Mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2
4. Đóng góp mới của luận án 3
5. Tư liệu nghiên cứu 3
6. Phương pháp nghiên cứu 4
7. Bố cục của luận án 4
Chương 1: Cơ sở lý thuyết 6
1.1. Hội thoại và hành vi ngôn ngữ 7
1.1.1 Hội thoại và các vấn đề liên quan 7
1.1.2. Hành vi ngôn ngữ và các vấn đề liên quan 20
1.2. Đoạn thoại cầu khiến và hành vi cầu khiến 22
1.2.1. Đoạn thoại cầu khiến 22
1.2.2. Hành vi cầu khiến 23
1.2.3. Phân loại hành vi cầu khiến 25
1.3. Hành vi từ chối lời cầu khiến 25
1.3.1. Khái niệm về từ chối lời cầu khiến 25
1.3.2. Tiêu chí nhận diện hành vi từ chối 27
1.3.3. Hoạt động thương lượng trong hành vi từ chối 28
1.3.4. Phân biệt hành vi từ chối với một số hành vi ngôn ngữ khác 33
1.3.5. Phân loại hành vi từ chối 39
1.4. Các nhân tố tác động đến hành vi từ chối 42
1.4.1 Nhân tố văn hoá 43
1.4.2. Tính phù hợp 43
1.4.3. Thói quen tư duy và thói quen trong sử dụng ngôn ngữ 45
1.5. Tiểu kết 46
Chương 2: cách biểu hiện hành vi từ chối trực tiếp trong
tiếng Anh (Liên hệ với tiếng Việt) 48iii
2.1. Đặc điểm chung của hành vi từ chối trực tiếp 48
2.1.1. Khái niệm về hành vi từ chối trực tiếp 48
2.1.2. Đặc điểm về cách thể hiện hành vi từ chối trực tiếp 48
2.1.3. Các kiểu loại hành vi từ chối trực tiếp 51
2.2. Các phương tiện biểu hiện hành vi từ chối trực tiếp chứa thành
phần cốt lõi 52
2.2.1. Hành vi từ chối trực tiếp chứa thành phần cốt lõi là động từ ngôn
hành 52
2.2.2. Hành vi từ chối trực tiếp chứa thành phần cốt lõi là từ phủ định 54
2.3. Hành vi từ chối trực tiếp chứa thành phần cốt lõi và thành phần
mở
rộng
65
2.3.1. Hành vi từ chối trực tiếp chứa thành phần mở rộng nêu lý do hoặc
lời giải thích 65
2.3.2. Hành vi từ chối trực tiếp chứa thành phần mở rộng bày tỏ ý đáng
tiếc vì không thực hiện được nội dung cầu khiến 65
2.3.3. Hành vi từ chối trực tiếp chứa thành phần mở rộng bày tỏ sự đồng
tình 69
2.3.4. Hành vi từ chối trực tiếp chứa thành phần mở rộng bày tỏ thiện chí
bằng lời Thank 72
2.3.5. Hành vi từ chối trực tiếp chứa thành phần mở rộng đề cao người
cùng đối thoại 74
2.3.6. Hành vi từ chối trực tiếp chứa nhiều thành phần mở rộng 77
2.4. Tiểu kết 79
Chương 3: cách biểu hiện hànhvi từ chối gián tiếp theo quy
ước trong tiếng Anh (Liên hệ với tiếng Việt) 81
3.1. Đặc điểm chung của hành vi từ chối gián tiếp theo quy ước 81
3.1.1. Khái niệm về hành vi từ chối gián tiếp theo quy ước 81
3.1.2. Đặc điểm về cách thể hiện hành vi từ chối gián tiếp theo
quy ước
81
3.1.3. Phân loại hành vi từ chối gián tiếp theo quy ước 82
3.2. Các phương tiện biểu hiện hành vi từ chối gián tiếp theo quy ước 83
3.2.1. Hành vi từ chối biểu hiện thông qua cấu trúc cầu khiến 83
3.2.2. Hành vi từ chối biểu hiện thông qua cấu trúc nghi vấn 95
3.2.3. Hành vi từ chối biểu hiện thông qua cấu trúc trần thuật 109
3.3. Tiểu kết 115
Chương 4: cách biểu hiện hànhvi từ chối gián tiếp phi quy
ước trong tiếng Anh (Liên hệ với tiếng Việt) 117
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiiv
4.1. Đặc điểm chung của hành vi từ chối gián tiếp phi quy ước 117
4.1.1. Khái niệm về hành vi từ chối gián tiếp phi quy ước 117
4.1.2. Đặc điểm về cách thể hiện hành vi từ chối gián tiếp phi quy
ước 117
4.1.3. Phân loại hành vi từ chối gián tiếp phi quy ước 119
4.2. Các phương tiện biểu hiện hành vi từ chối gián tiếp phi quy ước 121
4.2.1. Hành vi từ chối biểu hiện bằng lời đe doạ 121
4.2.2. Hành vi từ chối biểu hiện bằng lời chỉ trích, trách cứ 124
4.2.3. Hành vi từ chối biểu hiện bằng lời tự vệ 127
4.2.4. Hành vi từ chối biểu hiện bằng lời ngỏ ý cho một lựa chọn khác 128
4.2.5. Hành vi từ chối biểu hiện bằng hình thức điều kiện 130
4.2.6. Hành vi từ chối biểu hiện bằng hình thức giả định phản thực 135
4.2.7. Hành vi từ chối biểu hiện bằng lời hứa 137
4.2.8. Hành vi từ chối biểu hiện bằng lời nêu lý do 140
4.2.9. Hành vi từ chối biểu hiện bằng thương lượng quyền lợi 143
4.2.10. Hành vi từ chối biểu hiện bằng cách thức lảng tránh 145
4.2.11. Hành vi từ chối biểu hiện bằng sử dụng ý hàm ẩn 155
4.2.12. Hành vi từ chối biểu hiện bằng cách thức chấp nhận – từ chối và
từ chối – chấp nhận 163
4.3. Tiểu kết 169
Chương 5: Khảo sát cách lựa chọn cách biểu hiện hành vi từ
chối của người Anh và người Việt nói tiếng Anh (Trên cứ
liệu trắc nghiệm) 171
5.1. Khảo nghiệm cách lựa chọn cách biểu hiện hành vi từ chối
trên cứ liệu phiếu điều tra 171
5.1.1. cách biểu hiện hành vi từ chối được NS và NNS lựa chọn 173
5.1.2. Phân tích tỉ lệ sử dụng các cách biểu hiện hành vi từ chối
của NS và NNS 175
5.1.3. Nhận xét 187
5.2. Lý giải quá trình tiếp nhận và hình thành lời đáp -từ chối của NNS 189
5.3. Tiểu kết 193
Kết luận 195
danh mục Các công trình của tác giả liên quan đến luận án
200v
Tài liệu tham khảo 201
Các tác phẩm dùng để trích dẫn 210
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong những năm gần đây, nhu cầu giao tiếp giữa các cộng đồng ngôn ngữ -
văn hoá trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng ngày càng tăng. Chính sách
mở cửa, bắt tay thân thiện và hợp tác của Việt Nam theo xu thế hội nhập và phát
triển trong khu vực và toàn thế giới đã tạo đà cho sự phát triển ngôn ngữ theo hướng
giao tiếp liên văn hoá cùng một số ngoại ngữ khác, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ
chủ yếu được sử dụng để giao tiếp với người nước ngoài ở Việt Nam. Các hoạt động
giao tiếp liên ngữ nói chung và giao tiếp bằng ngôn ngữ Anh – Việt nói riêng đã
thúc đẩy quá trình nghiên cứu sử dụng ngôn ngữ theo hướng giao tiếp liên ngôn ngữ
- văn hoá. Vì vậy, việc nghiên cứu cách biểu hiện các hành vi ngôn ngữ (1)
trong giao tiếp liên ngữ nói chung và giao tiếp Anh – Việt nói riêng, tìm hiểu mối
liên hệ, những tương ứng và không tương ứng... giữa chúng là hết sức cần thiết.
Hoạt động giao tiếp liên ngữ - liên văn hoá đòi hỏi mỗi cá nhân hiểu biết
cả chiều sâu lẫn chiều rộng về ngôn ngữ, về văn hoá để có thể thực hiện được
thành công mục đích giao tiếp. Những khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá giữa
tiếng Anh và tiếng Việt có thể mang lại những xung đột văn hoá hay các
ngừng trệ giao tiếp ở mức độ khác nhau. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về
các HVNN trong tiếng Anh và tiếng Việt ở những phương diện khác nhau như
Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việt-Mỹ trong cách thức khen và tiếp nhận lời
khen của Nguyễn Văn Quang (1999), Câu hỏi tiếng Anh trong sự đối chiếu với
tiếng Việt của Nguyễn Đăng Sửu (2002), Khảo sát các phương tiện từ vựng, ngữ
pháp biểu đạt tính tình thái nhận thức trong tiếng Anh và tiếng Việt của Ngũ
Thiện Hùng (2003), Một số đặc điểm ngôn ngữ-văn hoá ứng xử của hành vi từ
chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh) của Nguyễn Phương Chi
(2004)... Cùng chung một mục đích, chúng tui lựa chọn đề tài “cách
biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt)”
với mong (1) Thuật ngữ speech act được một số nhà nghiên cứu chuyển dịch khác nhau: Tác giả Đỗ
Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân gọi là hành vi ngôn ngữ, tác giả Diệp Quang Ban gọi là hành động nói,2
tác giả Nguyễn Thiện Giáp gọi là hành động ngôn từ... Chúng tui thống nhất sử dụng thuật ngữ hành
vi ngôn ngữ theo tác giả Đỗ Hữu Châu và tác giả Nguyễn Đức Dân trong luận án này.
muốn góp phần vào việc nghiên cứu những cách biểu hiện khác biệt trong hoạt
động giao tiếp ngôn từ giữa hai nền ngôn ngữ - văn hoá Anh -Việt (không phân
biệt tiếng Anh-Mỹ, Anh-úc, Anh-Anh hay tiếng Anh tại một nước sử dụng như
ngôn ngữ chính thống [như Singapore] hay ngôn ngữ thứ hai [như ấn Độ]),
đồng thời góp phần vào công tác giảng dạy tiếng Anh cho người Việt tại Việt
Nam và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài theo hướng giao tiếp liên văn hoá.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Luận án chỉ nghiên cứu về HVTC lời CK ở góc độ cấu trúc - ngữ nghĩa - ngữ
dụng, ở bình diện giao tiếp ngôn ngữ. Phạm vi đối tượng nghiên cứu là các phát
ngôn TC thuộc lượt lời thứ 2 của đoạn thoại CK. Chúng tui không khảo sát các phát
ngôn TC là lời đáp thuộc hành vi hỏi, khen, chê, đánh giá... hay các HVTC phi lời
nói như lắc đầu, nhún vai, xua tay v.v…, hay TC bằng thư, bằng điện tín mặc dù
trong thực tế, các hành vi này được sử dụng rất nhiều và đóng vai trò tích cực trong
giao tiếp.
Phạm vi và nội dung nghiên cứu của luận án này khác với luận án của
Nguyễn Phương Chi (bảo vệ năm 2004 tại Viện Ngôn ngữ học) ở chỗ:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các cách biểu hiện HVTC
lời CK trong tiếng Anh bằng phương tiện ngôn ngữ (có liên hệ với tiếng Việt), tìm
hiểu cách lựa chọn cách biểu hiện HVTC lời CK của NS và NNS, nêu nhận
xét để đề xuất một vài ý kiến góp phần vào công tác giảng dạy.
- Luận án của Nguyễn Phương Chi tập trung nghiên cứu các HVNN nói
chung được sử dụng để đạt đích giao tiếp là TC trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với
HVTC trong tiếng Anh và các HVNN cụ thể khác trong tiếng Việt) trên phương
diện chiến lược ngôn ngữ và đặc điểm ngôn ngữ-văn hoá của loại HVNN này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án.
- Nghiên cứu TC với tư cách là hành vi đáp lời, là lượt lời thứ hai trong
hội thoại, luận án trước hết có mục đích nghiên cứu và xác định các phương
thức, các phương tiện biểu hiện HVTC lời CK, phân biệt HVTC với một số
hành vi khác.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
- Đối chiếu các cách biểu hiện HVTC lời CK trong tiếng Anh và
tiếng Việt, chỉ ra nét tương đồng và khác biệt (những tương ứng và phi tương
ứng) giữa hai thứ tiếng.
- Trong chừng mực có thể, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến HVTC
lời CK trong hai ngôn ngữ.
- Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra một số lưu ý trong giao tiếp Anh - Việt
nhằm tránh các xung đột văn hoá và một số nhận xét về việc sử dụng HVTC
trong giao tiếp giữa NS và NNS.
4. Đóng góp mới của luận án.
Về ý nghĩa lý luận, luận án góp phần làm rõ những tương đồng và khác
biệt của cùng một HVTC lời CK trong tiếng Anh - tiếng Việt ở cả hai mặt hình
thức tổ chức và ngữ nghĩa - ngữ dụng, bước đầu giải thích những tương đồng,
khác biệt đó từ góc độ ngôn ngữ và văn hoá.
Về ý nghĩa thực tiễn, chúng tui mong muốn góp phần nghiên cứu sâu hơn về
giao tiếp ngôn ngữ dưới góc độ văn hoá và giao thoa văn hoá thuộc phạm vi HVTC.
Những kết quả nghiên cứu sẽ có tác dụng tích cực trong việc dạy và học ngoại ngữ
theo HVNN, đồng thời trong lĩnh vực dịch thuật, góp phần tăng sự hiểu biết về
văn hoá ngôn từ giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
5. Tư liệu nghiên cứu.
Ngữ liệu nghiên cứu được khai thác từ các nguồn:
a. Văn bản:
- Các tác phẩm văn học cổ điển và hiện đại có chứa các đoạn thoại CK
bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
- Các tác phẩm song ngữ chứa các đoạn thoại CK phục vụ cho mục đích liên
hệ, đối chiếu giữa tiếng Anh và tiếng Việt. (Chúng tui dịch sát nghĩa của từ theo cấu
trúc để có thể so sánh cấu trúc - ngữ nghĩa, đồng thời giữ nguyên tên gọi trong tiếng
Anh mà không phiên âm để bảo đảm tính thống nhất văn bản.)
b. Những đoạn thoại tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày có chứa các
phát ngôn TC lời CK theo quan sát cá nhân.
c. Phỏng vấn, điều tra:4
- Tiến hành khảo sát với các nghiệm thể là sinh viên khoa tiếng Anh - Viện
Đại học Mở Hà Nội, sinh viên khoa Kinh tế Đối ngoại - Trường Đại học Ngoại
thương Hà Nội, cư dân Anh đang sống và làm việc tại Luân Đôn, sinh viên Việt
Nam đang học đại học và sau đại học tại Luân Đôn.
Quy trình tiến hành khảo sát:
- Nêu 05 lời CK và phát phiếu khảo sát để các nghiệm thể điền lời TC
theo ý muốn của họ.
- Nêu tình huống và tiến hành thu băng khi các nghiệm thể đối thoại (với
nghiệm thể là sinh viên Việt Nam đang theo học tại Luân Đôn - NNS và nghiệm
thể là NS), sau đó bóc tách và diễn đạt các phát ngôn thu được bằng ký tự trên
giấy để khảo sát.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Để làm sáng tỏ các cách biểu hiện HVTC lời CK trong tiếng
Anh và phần nào chỉ ra nét tương đồng và khác biệt giữa HVTC lời CK trong
tiếng Anh và tiếng Việt (lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ gốc và tiếng Việt làm
ngôn ngữ đích), luận án sử dụng phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích
định tính, phương pháp điều tra và phỏng vấn, phương pháp thống kê và lập
bảng biểu, phương pháp đối chiếu. Cụ thể là:
- Từ tư liệu thu được, chúng tui phân tích hội thoại để tìm ra nét nghĩa ổn
định nhất, phân loại và miêu tả các cách và phương tiện biểu hiện
HVTC lời CK trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt), khảo sát và thống kê các
mô hình, biến thể (biến thể tình huống) mang tính hoạt động biểu hiện loại
HVNN này.
- Chúng tui sử dụng các kết quả đã phân tích và miêu tả để đối chiếu, so
sánh nhằm tìm ra những tương đồng và khác biệt, tương ứng và phi tương ứng
của HVTC lời CK giữa hai ngôn ngữ Anh - Việt trên bình diện cấu trúc ngữ
nghĩa và các nghĩa chuyển dịch.
- Với phiếu điều tra và băng ghi âm thu được, chúng tui lập bảng biểu và
khảo sát các phương tiện biểu hiện HVTC của NS và NNS qua tình huống cho
trước. Từ đó tìm ra sự khác biệt trong cách chọn lựa và sử dụng cách
TC của NS và NNS.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
7. Bố cục của luận án.
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án gồm năm
chương:
Chương I: Cơ sở lý thuyết.
Chương II: cách biểu hiện hành vi từ chối trực tiếp trong tiếng
Anh (Liên hệ với tiếng Việt).
Chương III: cách biểu hiện hành vi từ chối gián tiếp theo quy
ước trong tiếng Anh (Liên hệ với tiếng Việt).
Chương IV: cách biểu hiện hành vi từ chối gián tiếp phi quy ước
trong tiếng Anh (Liên hệ với tiếng Việt).
Chương V: Khảo sát cách lựa chọn hình thức biểu hiện hành vi từ chối của
người Anh và người Việt nói tiếng Anh (Trên cứ liệu trắc nghiệm).6
Chương 1
Cơ sở lý thuyết
Việc nghiên cứu các HVNN trong hoạt động giao tiếp của loài người được
các nhà ngôn ngữ học bắt đầu chú ý khoảng những năm 80 của thế kỷ trước
(J.Rubin-1983, G.Leech-1983, S.C.Levinson-1983, S.Blum-Kulka-1986, H.Kijio-
1987, S.Gass-1997, C.Kramsch-2001...). Các nhà khoa học nghiên cứu HVNN nhằm
giải quyết các vấn đề sau:
- Nghiên cứu để làm sáng tỏ các đặc điểm phổ quát trong giao tiếp ngôn từ ở
bình diện dụng học thuộc các phạm trù khác nhau như lịch sự, giới, quyền lực và các
quan hệ xã hội..., mối liên hệ giữa cấu trúc bề mặt và cấu trúc bề sâu, quan hệ giữa
các tầng nghĩa của cấu trúc, cung cấp các hình mẫu phân tích giao tiếp hội thoại cho
ngôn ngữ nói chung.v.v...
- Phân tích hàm ý ngôn từ được bộc lộ qua các cách diễn đạt khác nhau về
hình thức.
- Tìm ra bản chất của sự khác biệt văn hoá trong giao tiếp giữa các ngôn ngữ.
Những nghiên cứu này không chỉ giới hạn trong phạm vi một ngôn ngữ mà
mở rộng bằng việc đối chiếu HVNN ở các ngôn ngữ khác nhau, các nền văn hoá
khác nhau và ở các cộng đồng người khác nhau. Nhìn chung các nghiên cứu về
HVNN đều tập trung vào các vấn đề sau đây:
1. Thực tế sử dụng HVNN ở một ngôn ngữ cụ thể (như Gender and
conversation interaction - Giới và giao tiếp hội thoại của D.Tannen [1993]...)
2. Thực tế sử dụng một HVNN cụ thể ở các ngôn ngữ khác nhau (như Oral
refusals of invitation and requests in English and Japanese - Cách nói lời từ chối lời
mời và thỉnh cầu trong tiếng Anh và tiếng Nhật của H.Kijio [1987]...)
3. Sự sản sinh ra một HVNN khi chủ thể phát ngôn là NNS (như Non-native /
native conversation: A model for negotiation of meaning - Hội thoại giữa người nói
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
phi bản ngữ và người nói bản ngữ: Một mô hình thương lượng về ý nghĩa của
Varonis, Evangeline và S.Gass [1985a]...)
Các nghiên cứu cũng tập trung vào phân tích HVNN của cá nhân dựa vào
một số đặc trưng (như đề phòng, các hoạt động khuyến khích, các hoạt động suy
nghĩ...) ở các mức độ khác nhau, và liên hệ với sự biểu hiện bằng lời, đặc biệt các
nhà nghiên cứu lưu ý đến tính tự nhiên, cách truyền đạt, văn phong của những hoạt
động này.
Vấn đề cơ bản là cần cụ thể hoá thực tế các hoạt động ngôn ngữ theo mục
đích và phong cách sử dụng, chỉ ra được các cách biểu hiện một HVNN
cùng ảnh hưởng của các nhân tố xã hội đối với một HVNN nói chung và HVTC nói
riêng. Trong luận án này, chúng tui đặt vấn đề khảo sát cách ứng xử của mọi người
khi họ TC một lời CK (như một yêu cầu, một lời đề nghị hay một lời mời...) như thế
nào với mong muốn tìm ra được cách chung biểu hiện HVTC, cụ thể hoá
hoạt động đối với loại HVNN này để từ đó có thể đưa ra nhận xét về cách ứng xử,
vai trò của ngôn ngữ trong giao tiếp và năng lực thực tế của những người tham gia
cuộc thoại. Để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài, dưới đây, chúng tui sẽ điểm
qua một số vấn đề cơ bản liên quan đến hội thoại và HVNN nói chung và HVTC nói
riêng.
1.1. Hội thoại và hành vi ngôn ngữ
1.1.1. Hội thoại và các vấn đề liên quan
1.1.1.1. Khái niệm hội thoại
“Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người.” (V.I.Lênin)
Giao tiếp bằng ngôn ngữ có nhiều hình thức: giao tiếp một chiều (độc thoại), giao
tiếp hai chiều hay nhiều hơn (hội thoại). Giao tiếp hai chiều là hoạt động cơ bản
nhất, phổ biến nhất của con người. Giao tiếp hai chiều gồm một người nói, một
người nghe và phản hồi trở lại. Giao tiếp hai chiều này được gọi là hội thoại. Một
người nói với chính bản thân mình không gọi là hội thoại. Hội thoại là một hoạt
động xã hội. Trong cuộc thoại, khi hoạt động phản hồi nảy sinh, vai trò của hai
người tham gia cuộc thoại đã thay đổi. Bên nghe trở thành bên nói và bên nói trở
thành bên nghe mà G.Yule [137] gọi là tương tác (interaction). Thuật ngữ tương tác
ứng với nhiều kiểu tiếp xúc và trao đổi trong xã hội tuỳ vào bối cảnh giao tiếp.8
Nhưng cấu trúc cơ bản của cuộc thoại sẽ là anh nói – tui nói – anh nói – tui nói... mà
chúng ta đã sử dụng một cách rất quen thuộc. Tương tác nhị phân liên tục này cũng
phản ánh quy trình giao tiếp ngôn ngữ nói chung theo mô hình:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top