daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

MỤC LỤC


Trang
Phụ bìa

Lời cam đoan

MỞ ĐẦU
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
9
1.1
Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động
9
1.2
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học tiêu biểu đã công bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
25
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHIẾN ĐẤU CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG
29
2.1
Thực chất phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động
29
2.2
Những vấn đề có tính quy luật phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động
58
Chương 3
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHIẾN ĐẤU CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG HIỆN NAY
85
3.1
Thực trạng phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động hiện nay
85
3.2
Yêu cầu phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động hiện nay
108
Chương 4
GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHIẾN ĐẤU CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG HIỆN NAY
119
4.1
Phát huy vai trò của các chủ thể trong phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động hiện nay
119
4.2
Phát triển hoàn thiện, đồng bộ các nhân tố cấu thành sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động hiện nay
132
4.3
Nâng cao chất lượng hoạt động huấn luyện, diễn tập chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động hiện nay
149
KẾT LUẬN
156
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
158
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
159
PHỤ LỤC
167

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận án
Sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động có vai trò trực tiếp quyết định khả năng hoàn thành nhiệm vụ vũ trang chiến đấu trấn áp các loại tội phạm của lực lượng này. Đặc biệt, với tính cách là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội thì sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động còn là vấn đề cơ bản, liên quan trực tiếp đến khả năng chiến đấu trấn áp tội phạm của cả lực lượng Công an nhân dân nói chung.
Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang đứng trước nhiều thuận lợi và cơ hội mới, nhưng cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, sự chống phá của các thế lực thù địch, sự tác động nhiều mặt ở trong và ngoài nước làm cho tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội diễn biến rất phức tạp: tranh chấp, khiếu kiện tập thể xảy ra ở nhiều địa phương; xuất hiện nhiều loại tội phạm mới, tội phạm có tổ chức, tội phạm mang tính chất xuyên quốc gia như hoạt động rửa tiền, khủng bố quốc tế, buôn lậu qua biên giới, buôn bán ma tuý... Ở một số nơi, lợi dụng tình hình trên, kẻ xấu kích động nhân dân thực hiện các hành vi gây rối, gây bạo loạn, tác động xấu đến thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và an ninh, trật tự ở địa phương… trong đó, việc sử dụng bạo lực vũ trang của các loại đối tượng tội phạm có xu hướng gia tăng cả về tính chất lẫn quy mô, điển hình như vụ bạo loạn tại Mường Nhé, Điện Biên vào tháng 4/2011. Ở đây, bọn phản động đã có sự chuẩn bị về lực lượng vũ trang, trang bị vũ khí, tổ chức huấn luyện về quân sự, võ thuật, từ đó lôi kéo, lừa gạt, cưỡng bức hàng ngàn quần chúng tiến hành các hoạt động chống phá chính quyền. Tình hình trên đặt ra yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm bằng biện pháp vũ trang của lực lượng công an nhân dân nói chung, lực lượng Cảnh sát cơ động nói riêng ngày càng tăng.
Cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm thời gian gần đây, nhất là qua giải quyết các vụ việc lớn như bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên (2001, 2004), Tây Bắc (2011) cho thấy sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động có sự phát triển, trưởng thành nhiều mặt, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm bằng biện pháp vũ trang. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, sức mạnh chiến đấu lực lượng Cảnh sát cơ động vẫn bộc lộ những hạn chế, yếu kém: Trình độ nhận thức chính trị, trình độ kỹ, chiến thuật, thể lực của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ; vũ khí, trang bị chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao; tình hình vi phạm kỷ luật chuyển biến còn chậm… làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức phát triển mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động. Nhận thức được vấn đề này, Đảng ta khẳng định cần xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, trong đó, “Ưu tiên hiện đại hóa lực lượng … Cảnh sát cơ động” [25, tr. 11].
Thực tiễn trên cho thấy, phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động là một yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau, cho đến nay việc nghiên cứu làm rõ lý luận, thực tiễn của việc phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động chưa được thực hiện. Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu: Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn của phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động; đề xuất giải pháp cơ bản phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng ngừa trấn áp tội phạm hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động hiện nay.
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động.
- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động hiện nay.
- Đề xuất một số yêu cầu và giải pháp cơ bản phát sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng ngừa trấn áp tội phạm hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Bản chất và những vấn đề có tính quy luật phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động.
* Phạm vi nghiên cứu: Là những vấn đề liên quan đến phát triển sức mạnh chiến đấu của Cảnh sát cơ động từ năm 2010 đến nay; số liệu khảo sát từ cơ quan Bộ Tư lệnh và các trung đoàn, tiểu đoàn Cảnh sát cơ động ở phía Bắc.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Cơ sở lý luận của luận án là hệ thống các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Công sản Việt Nam về phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang. Đồng thời, luận án còn kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học có liên quan đến phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động.
* Cơ sở thực tiễn:
Cơ sở thực tiễn của luận án là tình hình xây dựng, phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân; tình hình công tác xây dựng lực lượng của lực lượng, huấn luyện, chiến đấu của Cảnh sát cơ động từ năm 2011 đến nay.
* Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: lịch sử và lô gíc, phân tích và tổng hợp, trừu tượng hoá và khái quát hoá, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia…
5. Những đóng góp mới của luận án
- Những đặc trưng bản chất và một số vấn đề có tính quy luật phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động.
- Giải pháp cơ bản phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa lý luận:
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động; làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học về xây dựng, phát triển lực lượng Cảnh sát cơ động.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho cho công tác xây dựng, phát triển lực lượng Cảnh sát cơ động cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục công trình của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động
1.1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến lý luận phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động
Sức mạnh chiến đấu là một trong những vấn đề cơ bản nhất của lực lượng vũ trang vũ trang. Do vậy, ngay từ khi lực lượng vũ trang cách mạng vừa ra đời, vấn đề này đã được các nhà khoa học mácxít quan tâm nghiên cứu.
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội, ở nước ngoài, nhất là Liên Xô, nghiên cứu về sức mạnh chiến đấu của quân đội đã có nhiều công trình của các tác giả được công bố. Trong đó, tiêu biểu có các công trình: “Hệ thống con người và kỹ thuật quân sự” [69] của giáo sư, tiến sỹ triết học A.B. Pypco; “Những vấn đề phương pháp luận của lý luận và thực tiễn quân sự” [39] của tập thể các nhà triết học quân sự Xô Viết, do tác giả A.X. Gientốp chủ biên; “Học thuyết Mác – Lênin về chiến tranh và quân đội” [87] của D.A. Vôncơcônôp; “Nhân tố tinh thần, chính trị trong chiến tranh hiện đại” của Học viện Quân chính Lênin [44]. Đây là những công trình khoa học tiêu biểu mang tính tổng quát về các vấn đề cơ bản nhất về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Những công trình này đã phân tích, làm rõ đặc trưng sức mạnh chiến đấu của quân đội trên ba khía cạnh: Thứ nhất, sức mạnh chiến đấu của quân đội được biểu hiện cụ thể ở trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu và khả năng chiến đấu của quân đội; trong hoà bình là trình độ huấn luyện, khả năng sẵn sàng chiến đấu; trong chiến tranh là khả năng hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu với hiệu suất chiến đấu cao. Thứ hai, sức mạnh chiến đấu của quân đội được biểu hiện ở hiệu lực chiến lược, ở khả năng răn đe, làm nhụt ý chí xâm lược của kẻ thù. Thứ ba, sức mạnh chiến đấu của quân đội cũng được thể hiện trong tương quan so sánh với sức mạnh chiến đấu của đối tượng tác chiến cụ thể, gắn với những điều kiện lịch sử cụ thể.
Những công trình trên đã phân tích làm rõ cấu trúc sức mạnh chiến đấu của quân đội, khẳng định vai trò trung tâm của nhân tố con người, khẳng định vai trò của sức mạnh tinh thần, chính trị - ưu thế tuyệt đối của các lực lượng vũ trang cách mạng. Phân tích, luận giải những giải pháp xây dựng, phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang cách mạng... Đây là những nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa, vận dụng vào luận giải các vấn đề nghiên cứu trong đề tài luận án.
Khi tiếp cận nghiên cứu, làm rõ các nhân tố trong cấu trúc sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang cách mạng, đặc biệt là Quân đội nhân dân Việt Nam, có nhiều công trình khoa học, tiêu biểu là các công trình:
“Nâng cao chất lượng nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [37]. Trong công trình này, tác giả Hoàng Quang Đạt đã tập trung phân tích, làm rõ nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam, tác giả chỉ rõ, nhân tố con người là thành tố năng động nhất trong quan hệ với các thành tố khác tạo thành sức mạnh chiến đấu quân đội; đồng thời nó cũng có mối liên hệ chặt chẽ với yêu cầu phát triển sức mạnh chiến đấu của quân đội. Đề tài luận án tiếp cận nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu của quân đội dưới góc độ các cá nhân liên kết lại với nhau tạo thành tập thể đặc thù ở các quy mô khác nhau của hệ thống tổ chức chiến đấu của quân đội.
Nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu của quân đội được tác giả Hoàng Quang Đạt tiếp cận, phân tích cả hai mặt chất lượng và số lượng. Về mặt chất lượng, tác giả khẳng định: “Chất lượng con người có tính lịch sử là tổng hợp các phẩm chất, các năng lực của con người” [37, tr. 08]; chất lượng con người được xem xét cả ở cấp độ tập thể con người và cấp độ chất lượng của từng cá nhân trong hoạt động chiến đấu cụ thể theo vị trí, chức trách của nó trong mối liên hệ tạo thành sức mạnh chiến đấu của quân đội. Về mặt số lượng, tác giả Hoàng Quang Đạt khẳng định vai trò số lượng con người trong cấu trúc nhân tố con người của sức mạnh chiến đấu quân đội, “sức mạnh chiến đấu của quân đội trước hết phải đặt trên cơ sở số lượng quân nhân” [37, tr.16], tác giả cũng nhấn mạnh sự cân đối, tính hợp lý của yếu tố “số lượng” để các cá nhân có thể kết hợp với nhau và phát huy một cách tốt nhất các phẩm chất, kỹ năng cá nhân, “nếu không có số lượng cần thiết, hợp lý về những con người đó thì không thể có sức mạnh chiến đấu mong muốn” [37, tr.16].
Trên cơ sở phân tích, làm rõ vị trí, vai trò của nhân tố con người trong cấu trúc sức mạnh chiến đấu của quân đội, tác giả Hoàng Quang Đạt khẳng định: nâng cao chất lượng nhân tố con người là một đòi hỏi tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cường sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta trong tình hình mới. Tính tất yếu của nâng cao chất lượng nhân tố con người xuất phát từ nhiều yêu cầu bức thiết của thực tiễn nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Tác giả Vũ Quang Tạo khi nghiên cứu về “Mối quan hệ con người và vũ khí trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa chống cuộc tiến công bằng vũ khí công nghệ cao” [76] lại tập trung đi sâu nghiên cứu mối quan hệ về con người và vũ khí trong chiến tranh. Tác giả chỉ ra: “mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong chiến tranh là sự thống nhất, tương tác giữa giữa chủ thể điều khiển là con người với phương tiện bị điều khiển là vũ khí trong một cách kết hợp phù hợp với một cách tác chiến nhất định” [76, tr.14]. Cũng trong công trình này, tác giả Vũ Quang Tạo đã đi sâu luận giải về vị trí, vai trò của nhân tố con người trong mối quan hệ giữa con người và vũ khí, tác giả khẳng định: “con người vừa là thành tố tham gia mối quan hệ con người và vũ khí, vừa là chủ thể tham gia mối quan hệ ấy” [76, tr.14]. Đồng thời, tác giả cũng phân tích vai trò con người trong mối quan hệ giữa con người và vũ khí, biểu hiện trên các khía cạnh: Thứ nhất, con người là chủ thể điều khiển, kiểm soát, định hướng quá trình sử sụng vũ khí trong sự thống nhất giữa mặt kỹ thuật quân sự với mặt chính trị - xã hội, trong đó ở mặt kỹ thuật quân sự, tính chất của quá trình điều khiển, sử dụng vũ khí phụ thuộc trực tiếp vào trình độ khoa học công nghệ; về mặt chính trị - xã hội, điều khiển vũ khí thực chất là quá trình sử dụng vũ khí cho mục đích chiến thắng kẻ thù, đây là sự biểu hiện tập trung nhất vai trò của con người đối với vũ khí. Thứ hai, vai trò của con người đối với vũ khí còn được thể hiện như một trung tâm điều phối, tiếp nhận, xử lý thông tin, hình thành mối quan hệ với các yếu tố khác để duy trì sự cân bằng, ổn định sức mạnh chiến đấu, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy vũ khí phát triển. Kết hợp với tổng kết, phân tích thực tiễn chiến tranh ở Việt Nam, tác giả Vũ Quang Tạo khẳng định, hiệu quả của vũ khí trong chiến đấu vừa phụ thuộc vào uy lực, chức năng kỹ thuật của vũ khí, vừa phụ thuộc vào việc con người khắc phục khó khăn để sử dụng, khai thác triệt để uy lực, chức năng của vũ khí, tác giả viết: “hiệu quả thực tế của vũ khí trong chiến tranh không chỉ phụ thuộc vào chức năng kỹ, chiến thuật của vũ khí mà chủ yếu phụ thuộc vào việc con người khắc phục khó khăn, vượt qua nguy cơ, thách thức” [76, tr.15].
Đặc biệt, trong công trình “Mối quan hệ con người và vũ khí trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa chống cuộc tiến công bằng vũ khí công nghệ cao” [76], tác giả Vũ Quang Tạo đã đi sâu phân tích mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong mối quan hệ tương tác đa chiều với các nhân tố khác. Tác giả khẳng định: sự kết hợp chặt chẽ giữa con người và vũ khí được thực hiện ở nhiều trình độ khác nhau là sáng tạo của con người Việt Nam, nó có thể tạo ra nhiều khả năng mới, chất lượng mới cho mối quan hệ giữa con người và vũ khí. Nhân tố nghệ thuật tác chiến được xây dựng trên cơ sở số lượng, chất lượng nhân tố con người, vũ khí, trang bị, đồng thời đến lượt nó, nghệ thuật tác chiến lại quy định trở lại mức độ chặt chẽ của mối quan hệ giữa con người và vũ khí. Trong điều kiện hiện nay, lực lượng vũ trang ta chưa có điều kiện thống nhất hóa, đồng bộ hóa vũ khí trang bị, hơn nữa lại vận dụng học thuyết chiến tranh nhân dân, trong đội hình tác chiến có sự tham gia của nhiều lực lượng với nhiều trình độ khác nhau, nên kết hợp con người và vũ khí ở nhiều trình độ khác nhau cho phép lực lượng vũ trang có thể huy động được hầu hết các lực lượng tham gia tác chiến. Đây là những luận cứ quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa, phát triển trong luận giải mối quan hệ giữa các nhân tố trong cấu trúc sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động nói chung, đi sâu luận giải nhân tố nghệ thuật tác chiến của lực lượng Cảnh sát cơ động nói riêng.
“Quan hệ giữa số lượng và chất lượng trong nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [67], trong công trình này, dưới góc độ triết học, tác giả Nguyễn Kim Ninh đã đi sâu phân tích mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng nhân tố con người trong cấu trúc sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, đây là những cơ sở lý luận, thực tiễn quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa luận giải cấu trúc sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động.
Huấn luyện chiến đấu, nhất là hoạt động diễn tập chiến đấu là một hoạt động rất tốn kém, bởi nó phải huy động, tiêu tốn một lượng lớn con người, vũ khí, phương tiện, công cụ hỗ trợ, các nguồn lực khác. Đặc biệt, càng duy trì đúng nguyên tắc huấn luyện, diễn tập chiến đấu phải sát tình huống chiến đấu, đúng kế hoạch, phương án tác chiến, đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh trấn áp tội phạm có tính bạo lực thì càng cần lượng kinh tế - vật chất bảo đảm nhiều hơn. Để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hoạt động huấn luyện, diễn tập chiến đấu phải tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trí tuệ cho hoạt động này. Một mặt, Đảng, Nhà nước, Bộ Công an cần có sự quan tâm đầu tư thích đáng đối với hoạt động huấn luyện, diễn tập chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động; mặt khác lực lượng Cảnh sát cơ động cũng cần chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc tranh thủ sự giúp đỡ tài chính, vật chất của công an các địa phương nhất là cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nhân, danh nghiệp đứng chân trên địa bàn. Lực lượng Cảnh sát cơ động cũng cần khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được cho hoạt động huấn luyện, diễn tập chiến đấu, tránh để thất thoát, lãng phí. Trong đó, cần chú trọng xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật có thể tái sử dụng; xây dựng hệ thống lý luận hoàn chỉnh về huấn luyện, diễn tập chiến đấu, đảm bảo cho hoạt động huấn luyện, diễn tập chiến đấu luôn được tiến hành một cách khoa học, thiết thực, an toàn, tiết kiệm, chất lượng, hiệu quả.



Kết luận chương 4
Tiếp cận hệ thống các giải pháp phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động trong sự thống nhất giữa những vấn đề lý luận và tiễn ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của ưu điểm hạn chế. Trong tính đồng bộ của nó, mỗi giải pháp có tính độc lập tương đối, trong đó: Giải pháp phát huy vai trò năng động chủ quan của các chủ thể trong phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động nhằm tạo ra những cơ sở chính trị pháp lý rộng hơn, phát huy cao độ hơn nữa vai trò của các chủ thể hiện thực hóa những chủ trương, những nguồn lực được đầu tư thành hiện thực sức mạnh chiến đấu; giải pháp phát triển đồng bộ các nhân tố tạo thành sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động nhằm không ngừng nâng cao trình độ của các nhân tố cấu thành sức mạnh chiến đấu trong tính cân đối, đồng bộ và gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa các nhân tố; giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động huấn luyện, diễn tập chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động hiện nay nhằm hướng vào rèn luyện kỹ năng chiến đấu, nâng cao năng lực thực chiến của cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cảnh sát cơ động, đây là khâu, bước đặc biệt quan trọng nhằm chuyển hóa các nguồn lực thành sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động.
Biện pháp có tính quyết định nhất là hoàn thiện tổ chức biên chế; phát huy cao độ vai trò tích cực, chủ động của mỗi cán bộ, chiến sĩ; nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, chế tạo, sử dụng vũ khí của lực lượng Cảnh sát cơ động làm cơ sở cho việc tiếp nhận tác động của các chủ thể, chuyển hóa thành động lực vật chất tinh thần tự giác, sáng tạo trong việc tự giáo dục tự rèn luyện phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng của bản thân trong quá trình học tập, công tác, sinh hoạt, chiến đấu, qua đó thúc đẩy phát triển toàn diện sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 11 – 13 tỉnh Luận văn Sư phạm 0
G Một số giải pháp phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe vật nuôi ở khu vực đồng bằng sông Hồng Luận văn Kinh tế 0
C Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực dân số, chăm sóc sức khỏe Kinh tế quốc tế 0
T Phát triển thị trường hàng hóa sức lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 2
Q Phát triển thị trường hàng hoá sức lao động trong thời kỳ định hướng XHCN Tài liệu chưa phân loại 0
F Phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng hiện nay Tài liệu chưa phân loại 2
B Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay Tài liệu chưa phân loại 4
N Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta Tài liệu chưa phân loại 2
3 Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu sức lao động tại Công ty phát triển c Luận văn Kinh tế 0
G Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đ Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top