hainamluke

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Du lịch -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về sản phẩm du lịch, phát triển sản phẩm mới cho ngành du lịch… làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch mới tại thành phố Đà Lạt. Phân tích thực trạng các sản phẩm du lịch của thành phố Đà Lạt; Khảo sát đánh giá của du khách về tầm quan trọng cũng như chất lượng của các sản phẩm du lịch hiện có ở Đà Lạt bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Đề xuất phát triển một số sản phẩm du lịch mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch thành phố Đà Lạt

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Kết cấu luận văn
7. Đóng góp của luận văn
NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm du lịch mới
1.1. Những vấn đề lý luận về sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch mới
1.1.1. Sản phẩm du lịch
1.1.1.1. Khái niệm
1.1.1.2. Những đặc tính của sản phẩm du lịch
1.1.1.3. Những yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch
1.1.2. Sản phẩm du lịch mới và qui trình phát triển sản phẩm du lịch mới
1.1.2.1. Khái niệm
1.1.2.2. Qui trình phát triển sản phẩm du lịch mới
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm du lịch mới
1.1.3.1. Nhu cầu đi du lịch của du khách
1.1.3.2. Các điều kiện về cung du lịch
Tiểu kết chương 1
Chương 2. Thực trạng sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Lạt
2.1. Khái quát về du lịch Đà Lạt
2.1.1. Điều kiện phát triển du lịch thành phố Đà Lạt
2.1.1.1. Tài nguyên du lịch
2.1.1.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch tại Đà Lạt
2.1.2.1. Tình hình thị trường
2.1.2.2. Doanh thu xã hội từ du lịch
2.1.2.3. Khai thác tài nguyên du lịch
2.1.2.4. Xúc tiến quảng bá du lịch
2.1.2.5. Lao động và đào tạo nguồn nhân lực du lịch
2.1.2.6. Đầu tư phát triển du lịch
2.2. Đánh giá thực trạng các sản phẩm du lịch của Đà Lạt
2.2.1. Thực trạng các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch
2.2.1.1. Dịch vụ lưu trú
2.2.1.2. Khu, điểm tham quan, vui chơi giải trí
2.2.1.3. Dịch vụ lữ hành-vận chuyển
2.2.2. Các sản phẩm du lịch hiện có tại Đà Lạt
2.2.2.1. Du lịch sinh thái
2.2.2.2. Du lịch nghỉ dưỡng
2.2.2.3. Du lịch hội nghị - hội thảo
2.2.2.4. Du lịch nhà vườn
2.2.2.5. Du lịch mạo hiểm
2.2.2.6. Du lịch tham quan
2.2.2.7. Du lịch tìm hiểu văn hoá, lịch sử
2.2.2.8. Du lịch mua sắm
2.2.3. Thực trạng việc phát triển các sản phẩm du lịch tại Đà Lạt
2.3. Đánh giá của du khách về phát triển sản phẩm du lịch Đà Lạt
2.3.1. Kết quả thu được từ thông tin cá nhân
2.3.2. Cảm nhận của du khách về du lịch Đà Lạt
2.3.3. Đánh giá của du khách về thực trạng các yếu tố cấu thành sản
phẩm du lịch của Đà Lạt
2.3.4. Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các sản phẩm
du lịch của Đà Lạt
2.3.5. Đánh giá của du khách về mức độ hài lòng đối với các sản phẩm
du lịch của Đà Lạt
2.3.6. So sánh giữa mức độ quan trọng và mức độ hài lòng đối với sản
phẩm du lịch của Đà Lạt qua đánh giá của du khách
2.3.7. Đánh giá của du khách về mức độ cần thiết phát triển các sản
phẩm du lịch mới tại Đà Lạt
2.3.8. Đánh giá chung
Tiểu kết chương 2
Chương 3: Phát triển sản phẩm du lịch mới tại thành phố Đà Lạt
3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch tại Đà Lạt
3.1.1. Quan điểm
T
3.1.2. Mục tiêu tổng quát
3.1.3. Mục tiêu cụ thể
3.1.3.1.Đối với khách du lịch
3.1.3.2. Vấn đề phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch
3.2. Đề xuất phát triển một số sản phẩm du lịch mới tại Đà Lạt
3.2.1. Sản phẩm 1: Du lịch khí cầu (khinh khí cầu)
3.2.1.1. Giới thiệu sơ lược về khí cầu và công nghệ khí cầu
3.2.1.2. Lựa chọn loại hình khí cầu
3.2.1.3. Giới thiệu các nhà cung cấp khí cầu
3.2.1.4. Dự kiến kế hoạch triển khai
3.2.1.5. Dự kiến chi phí thực hiện
3.2.1.6. Dự kiến thời gian hoàn vốn
3.2.1.7. Lợi ích của sản phẩm nếu được thực hiện
3.2.1.8. Các khuyến nghị cho sản phẩm
3.2.2. Sản phẩm 2: Sản phẩm du lịch nhà vườn
3.2.2.1. Giới thiệu sơ lược về vườn
3.2.2.2. Lịch sử vườn và du lịch nhà vườn
3.2.2.3. Lựa chọn loại hình vườn để khai thác du lịch
3.2.2.4. Giới thiệu một số địa chỉ vườn được lựa chọn cho sản phẩm
3.2.2.5. Dự kiến kế hoạch triển khai sản phẩm
3.2.2.6. Khảo sát giá và dự trù lỗ lãi cho sản phẩm
3.2.2.7. Lợi ích của sản phẩm nếu được thực hiện
3.2.2.8. Các khuyến nghị cho sản phẩm
3.2.3. Sản phẩm 3: Du lịch tuần trăng mật
3.2.3.1. Giới thiệu sơ lược về du lịch tuần trăng mật
3.2.3.2. Lựa chọn xu hướng cho du lịch tuần trăng mật
3.2.3.3. Giới thiệu các nhà cung cấp khi đi du lịch tuần trăng mật tại
Đà Lạt
3.2.3.4 Lợi ích của sản phẩm nếu được thực hiện
3.2.3.5. Các khuyến nghị cho sản phẩm
3.3. Đề xuất kiến nghị
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong môi trường kinh doanh du lịch ngày càng hội nhập như hiện nay,
các doanh nghiệp phần nào cũng đã hiểu rõ được câu nói: “Bán cho thị trường
cái thị trường cần, không phải bán cho thị trường cái mình có”.
Phát triển sản phẩm là một vấn đề quan trọng quyết định sự sống còn
của doanh nghiệp. Điều này càng quan trọng hơn trong du lịch, bởi sản phẩm
du lịch là tổng hợp của nhiều dịch vụ khác nhau, bao gồm cả yếu tố hữu hình
lẫn vô hình. Khai thác sản phẩm tốt giúp kéo dài thời gian lưu trú và tăng khả
năng chi tiêu của du khách, từ đó mang lại chất lượng và lợi nhuận cao trong
hoạt động du lịch. Phát triển sản phẩm du lịch như thế nào để mang lại chất
lượng và lợi nhuận cao nhất là một trong những vấn đề cần được quan tâm tại
các địa phương muốn đầu tư phát triển ngành du lịch.
Đà Lạt là trung tâm du lịch của Việt Nam nói chung, của miền Nam nói
riêng. Hàng năm, Đà Lạt đón hàng triệu lượt khách. Đây cũng là thành phố tổ
chức Festival Hoa định kỳ 2 năm một lần, thu hút sự quan tâm của đông đảo
du khách trong và ngoài nước.
Nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 300km, Đà Lạt có diện
tích chỉ 393,29km2 , song lại có tới hơn chục danh thắng nên thơ, nhiều công
trình kiến trúc cổ kính, cùng nét văn hóa độc đáo mang lại cho thành phố tiềm
năng to lớn để phát triển du lịch.
So với các thành phố du lịch Nha Trang, Phan Thiết..., Đà Lạt có nhiều
lợi thế hơn. Lượng khách du lịch đến Đà Lạt tăng liên tục trong những năm
qua. Chỉ tính riêng hai tháng đầu năm 2013, lượng khách đến Đà Lạt -
Lâm Đồng đạt 730.700 lượt khách. [20]. Sản phẩm, dịch vụ du lịch tuy có
chuyển biến, song chất lượng chưa cao, chưa đủ sức hấp dẫn và đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của khách. Các dịch vụ vui chơi giải trí vào ban đêm và
mùa mưa còn quá cùng kiệt nàn, các khu điểm du lịch còn nhỏ lẻ, sản phẩm
trùng lắp, chậm được đổi mới và đội ngũ hoạt động trong ngành đông nhưng
kém chất lượng, và một thực trạng đáng buồn là số ngày lưu trú của du khách
khi đến Đà Lạt không cao, từ 2006 đến nay chỉ tăng từ 2,3 lên 2,4 ngày. [21]
Vậy làm thế nào để có những sản phẩm du lịch hấp dẫn nhằm tăng số
ngày lưu trú của du khách, để tạo dấu ấn riêng, bản sắc riêng nhằm thu hút du
khách đến Đà Lạt là câu hỏi không chỉ của những nhà làm du lịch mà còn là
nỗi trăn trở của hơn 200.000 công dân thành phố.
Chính vì những lý do trên, chúng tui chọn đề tài “Phát triển sản phẩm
du lịch mới tại Thành phố Đà Lạt” nhằm tìm hiểu thực trạng sản phẩm du
lịch Đà Lạt, từ đó đề xuất một số sản phẩm du lịch mới góp phần đa dạng hóa
sản phẩm cho ngành, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của thành phố
Đà Lạt.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tính đến nay, Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
du lịch Lâm Đồng, như:
Trong luận văn “Phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020” năm
2007, tác giả Nguyễn Văn Vĩnh đề cập đến vấn đề xây dựng chiến lược phát
triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.
Đề tài: “Nghiên cứu du lịch sinh thái Đà Lạt, Lâm Đồng”,

Chủ Nhiệm: Sở Du Lịch Lâm Đồng năm 2004. Đề tài giới thiệu các tiềm
năng các sản phẩm du lịch sinh thái Đà Lạt Lâm Đồng có thể khai thác
như tài nguyên rừng, cảnh quan, khí hậu, văn hóa các dân tộc bản địa,
phong cách văn hóa của người Đà Lạt.
Đề tài: “Môi trường du lịch Đà Lạt -Lâm Đồng”, năm 2005,
Chủ nhiệm: Nguyễn Trọng Hoàng, Giám đốc sở Thương Mại Du Lịch
Lâm Đồng. Tác giả đề cao vai trò quan trọng của yếu tố môi trường cả tự
nhiên và xã hội để phát triển du lịch, giải pháp bảo vệ môi trường có tính
quyết định cho phát triển du lịch Lâm Đồng, Đà Lạt trong trước mắt và cả
lâu dài.
Đề tài “Khảo sát khách du lịch nước ngoài về những điểm mạnh - điểm
yếu của du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng” năm 2010, Chủ nhiệm đề tài Trương Thị
Ngọc Thuyên đề xuất gợi ý chính sách và giải pháp ứng dụng trên cơ sở ý
kiến đánh giá của du khách nước ngoài về điểm mạnh - điểm yếu của du lịch
Đà Lạt…
Trong tạp chí Đại học công nghiệp số 2 (3) năm 2011, tác giả Vũ Văn
Thực có bài báo “ Du lịch Lâm Đồng, thực trạng và giải pháp” trình bày một
cách cô đọng thực trạng hoạt động của ngành du lịch Lâm Đồng trong thời
gian qua; đồng thời đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành
này trong thời gian tới.
Những nghiên cứu về sản phẩm du lịch cũng như phát triển sản phẩm
du lịch mới còn chưa được nghiên cứu nhiều, nhất là những nghiên cứu về sản
phẩm du lịch Đà Lạt. Cụ thể:
Đề tài: “Nghiên cứu cơ chế quản lý và Đa dạng hóa - Sản phẩm du
lịch Đà Lạt Lâm Đồng”, chủ Nhiệm: Trương Trổ, Giám đốc sở KHCN
Tỉnh Lâm Đồng năm 2002/2003. Nhóm nghiên cứu giới thiệu các danh
thắng đã nổi tiếng và thắng cảnh mới được khám phá. Đề tài đã đóng góp
trong việc giới thiệu tiềm năng về đa dạng sinh học của Lâm Đồng -
những loại động thực vật quý hiếm, đặc hữu của Đà Lạt - Lâm đồng có
thể tạo thành những sản phẩm du lịch sinh thái; Đề tài cũng đề cao những
di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc bản địa có thể
phát triển du lịch văn hóa. Tác giả đề xuất cơ chế chính sách đầu tư phát
triển và quản lý du lịch theo quy hoạch và chiến lược cụ thể.
Trong luận văn thạc sĩ năm 2007 “Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du
lịch Lâm Đồng đến năm 2015”, tác giả Nguyễn Văn Võ đã phân tích thực
trạng và tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh Lâm Đồng, trên cơ
sở đó đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, giải pháp
đối với từng dịch vụ du lịch cụ thể.
Trong luận văn thạc sĩ năm 2012 “Phát triển sản phẩm du lịch tại
Thành phố Đà Nẵng”, tác giả Hoàng Thị Thu Thảo đánh giá thực trạng việc
phát triển sản phẩm du lịch của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua; đề
xuất một số giải pháp nhằm phát triển các sản phẩm du lịch nói chung tại Đà
Nẵng trong thời gian tới.
Các nghiên cứu về sản phẩm du lịch nói trên chưa đề xuất được những
sản phẩm du lịch mới nhằm góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch Đà Lạt
trong tương lai. Vì vậy, luận văn này có định hướng nghiên cứu cứu sâu hơn
với mong muốn lấp đầy khoảng trống khoa học mà những nhà nghiên cứu đi
trước còn bỏ ngỏ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số sản phẩm du lịch mới góp phần đa dạng hóa sản phẩm
cho ngành, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về sản phẩm du lịch, phát
triển sản phẩm mới cho ngành du lịch… làm cơ sở lý luận cho việc nghiên
cứu của luận văn.
- Phân tích thực trạng các sản phẩm du lịch của thành phố Đà Lạt;
Khảo sát đánh giá của du khách về tầm quan trọng cũng như chất
lượng của các sản phẩm du lịch hiện có ở Đà Lạt bằng phương pháp
nghiên cứu định lượng.

- Đề xuất phát triển một số sản phẩm du lịch mới nhằm đa dạng hóa
sản phẩm du lịch thành phố Đà Lạt.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm du lịch mới tại thành phố
Đà Lạt.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chủ yếu tập
trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn tác động đến sản phẩm du
lịch nhằm đề xuất phát triển một số sản phẩm du lịch mới tại thành phố
Đà Lạt theo hai hướng:
+ Đưa sản phẩm du lịch hiện có trên thế giới vào thị trường Đà Lạt.
+ Phát triển sản phẩm hiện có tại Đà Lạt theo hướng mới.
- Về không gian: Thành phố Đà Lạt.
- Về thời gian:
+ Các số liệu phục vụ đánh giá thực trạng ngành du lịch trên địa bàn
thành phố Đà Lạt: Sử dụng các số liệu từ năm 2006 – 2012.
+ Phần định hướng và các giải pháp phát triển sản phẩm cho ngành du
lịch đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, các phương pháp nghiên cứu
chính được sử dụng như sau:
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Sưu tầm, tổng hợp, phân tích những tài liệu liên quan đến đề tài trên cơ
sở đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
Đây là phương pháp tiến hành thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều
nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau để đảm bảo khối lượng thông tin đầy đủ,
chính xác, đáp ứng cho nhu cầu nghiên cứu.
Số liệu được thu thập chủ yếu từ 2 nguồn:
- Nguồn sơ cấp:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và phát triển kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty cổ phần may Đức Giang tại Tỉnh Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển xúc tiến thương mại sản phẩm chăn ga Everon của công ty CP Everpia Việt Nam trên thị trường Hà Nội Marketing 0
D Hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới của công ty cổ phần đầu tư – mở du lịch việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Báo cáo thực tập thủy sản tại Công Ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải (Cofidec) Nông Lâm Thủy sản 0
D Chuyên đề phát triển sản phẩm Luận văn Kinh tế 0
V Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại bao bì C.N.D Luận văn Kinh tế 0
C Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Phát triển kỹ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top