tctuvan

New Member
Chia sẻ cho anh em báo cáo PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU TRAphaco
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã đi qua năm 2013 trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trì trệ, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều bất lợi từ cuộc khủng hoảng kinh tế.
Năm 2013 đầy khó khăn đã qua đi nhưng kinh tế vĩ mô trong nước vẫn tiềm ẩn không ít bất ổn. Vừa qua, Chính phủ cũng đã khẳng định định hướng chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá tiếp tục theo hướng chặt chẽ và linh hoạt với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Với kỳ vọng rằng mục tiêu này sẽ được thực thi một cách kiên quyết và mạnh mẽ; việc tái cấu trúc nền kinh tế nhiều khả năng sẽ được đẩy mạnh thông qua qua các giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tăng hiệu quả đầu tư công, minh bạch và đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Những thay đổi trên được đánh giá khá tích cực cho nền kinh tế nhưng có lẽ vẫn là trong dài hạn. Dự báo trong ngắn hạn nền kinh tế sẽ có những xáo trộn và thay đổi nhất định, theo đó thị trường chứng khoán có thể phải hứng chịu những tác động xấu không mong muốn nhưng bù lại điều này là cần thiết cho một nền tảng phát triển bền vững và lâu dài.
Nhằm mục tiêu đưa ra các chiến lược đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán, qua nghiên cứu và tìm hiểu tui quyết định tìm hiểu đề tài: “Phân tích mã cổ phiếu TRA” nhằm đưa ra kết luận cá nhân về khả năng phát triển của công ty trong năm 2014 và đánh giá hiệu quả đầu tư nếu nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp này.
Nội dung chính của bài gồm:
- Phần I : Giới thiệu chung về Công ty cổ phần TRAPHACO
- Phần II : Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Traphaco ( giai đoạn 2010-2013)
- Phần III : Kết luận đầu tư/không đầu tư vào cổ phiếu TRA.



PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG
CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO
1.1. Giới thiệu công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần Traphaco
Mã giao dịch: TRA Sàn giao dịch: Hose
Địa chỉ: Số 75 Yên Ninh, quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (84.4) 843 0076
Website:
Tiền thân là Tổ sản xuất thuốc thuộc Ty Y tế Đường sắt được thành lập vào năm 1972 với số vốn chỉ có 278 triệu đồng, TRA đã không ngừng lớn mạnh để trở thành 1 trong 10 công ty dược hàng đầu Việt Nam sau hơn 37năm hoạt động. Công ty hiện đang được giao dịch trên sàn Hose với mức vốn điều lệ 693 tỷ đồng.
Công ty có 3 cổ đông chiến lược là Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước SCIC, Quỹ Việt Nam Azalea Fund và Quỹ đầu tư chứng khoán y tế Bản Việt với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 36.67%, 5% và 6.16%.
Cơ cấu sở hữu của công ty gồm 36.67% sở hữu nhà nước, 12.85% sở hữu nước ngoài và 50.48% sở hữu khác.
1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2.1. Sản phẩm chính
TRAPHACO có 3 mảng hoạt động chính là tân dược, đông dược và mảng khai thác hàng hóa gồm ủy thác xuất nhập khẩu và phân phối độc quyền. Trong đó thế mạnh của công ty là đông dược chiếm 50% sản lượng sản phẩm toàn công ty, 30% -50% doanh thu và 60% -70% lợi nhuận hàng năm.
Hiện công ty có trên 231 sản phẩm thuộc 12 nhóm: Giảm đau, hạ sốt; Tai mũi họng, ho, hen suyễn, sổ mũi; Tim mạch; Tiêu hóa và gan mật; Cơ, xương, khớp; Kháng sinh, kháng nấm, diệt ký sinh trùng; Tiểu đường; Hệ thần kinh; Vitamin, khoáng chất; Mắt; Da liễu và Sản phẩm chăm sóc sắc đẹp.
1.2.2. Cơ sở sản xuất
Công ty CP Traphaco công nghệ cao và công ty TNHH Traphaco Sapa là 2 công ty liên kết của Traphaco. Còn nhà máy Hoàng Liệt trực thuộc công ty.
Nhà máy Hoàng Liệt: xây dựng năm 2002, đi vào hoạt động năm 2004 đạt tiêu chuẩn GMP, GSP, GLP-ASEAN và GPs WHO. Sản phẩm gồm có thuốc viên, bột, thuốc nước, thuốc nhỏ mắt, mũi, thuốc mỡ, nang mềm.
Traphaco CNC: chuyên gia công các sản phẩm, thành phẩm của Traphaco, khởi công năm 2004, hoạt động từ năm 2007 đạt tiêu chuẩn GPs của WHO. Nhà máy gồm phân xưởng viên nén đông dược, xưởng sơ chế, xưởng trà, xưởng thuốc ống, thuốc bột dùng ngoài.
Traphaco Sapa: thành lập từ năm 1998 với dây chuyền chiết xuất cao, sơ chế dược liệu đầu vào, thực hành nghiên cứu GAP ( thực hành tốt trồng trọt) với 4ha đất trồng cây dược liệu thử nghiệm.
1.2.3. Nguồn nguyên liệu
Phần lớn nguyên vật liệu sản xuất thuốc đông dược của công ty là dược liệu trồng trong nước, chiếm 65%. Phần còn lại là 35% nguyên liệu dùng cho sản xuất thuốc tân dược được nhập kh ẩu chủ yếu từ Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc… Hiện có 20 nhà cung ứng nguyên vật liệu chủ yếu cho công ty nên nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty khá ổn định.
1.2.4. Thị trường đầu ra, hệ thống phân phối, mạng lưới chi nhánh
Định vị khách hàng mục tiêu của công ty là nhóm người ở độ tuổi trung niên trở lên.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu là thị trường nội địa với khu vực miền Bắc chiếm thị phần lớn nhất ( chỉ riêng Hà Nội đã chiếm 41% tổng doanh thu của công ty) sau đó là khu vực miền Trung. Đây là 2 khu vực mà doanh thu của công ty luôn đứng ở vị trí thứ nhất hay thứ 2. Ở khu vực phía Nam, thành phố HCM chiếm khoảng 11% tổng doanh thu và hiện tại công ty đang đẩy mạnh phát triển thị trường này.
Công ty cũng có định hướng mở rộng thị trường ra nước ngoài, bước đầu đã xuất khẩu sang các nuớc như Bỉ, Ukcraina, Côngô, Ănggola, Lào, Campuchia…
Hệ thống phân phối của công ty gồm có 2 chi nhánh tại khu vực miền Nam và miền Trung, 3 cửa hàng bán lẻ, 3 cửa hàng bán buôn và 48 đại lý trên toàn quốc.





PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOAT ĐỘNG
KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO
2.1. Phân tích ngành
2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô
Quy mô ngành dược Việt Nam hiện nay còn nhỏ nhưng là ngành luôn có tốc độ tăng trưởng cao. Trong hai mươi năm qua, mức tiêu dùng thuốc bình quân/đầu người ở Việt nam tăng trưởng vượt bậc. Năm 1990, mức tiêu dùng thuốc chỉ đạt 0,5 US$/người/ năm. Thời kỳ đó, Việt nam thuộc nhóm các nước tiêu thụ thuốc thấp nhất thế giới. Đến nay, Việt nam đã có mức tiêu thụ thuốc bình quân trên đầu người đạt 22,25 US$ (2012), tăng hơn 40 lần trong 2 thập kỷ nhưng vẫn còn ở mức thấp so với thế giới. Năm 2012, mức tiêu dùng thuốc bình quân trên thế giới là 100 US$ người/năm. Dự báo năm 2015, mức tiêu dùng thuốc bình quân trên đầu người ở Việt nam đạt gần 40 USD. Các cơ sở kinh doanh dược phẩm và cơ sở bán lẻ thuốc phát triển mạnh đặc biệt trong khu vực kinh tế tư nhân.
Theo cục quản lý Dược, cả nước hiện đang có khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất hóa dược, 84 doanh nghiệp sản xuất dược liệu, 89 doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuốc, 900 cơ sở phân phối thuốc và 57,000 quầy bán lẻ.
Các doanh nghiệp dược Việt Nam hoạt động kinh doanh và sản xuất trong 3 phân khúc chính: sản xuất tân dược, đông dược và xuất nhập khẩu.
- Mảng tân dược: bao gồm thuốc generic và thuốc biệt dược. Thuốc Generic tính theo giá trị chiếm 11% thị trường dược Việt Nam và tính theo sản lượng chiếm 35%. Còn về thuốc biệt dược thì Việt Nam hầu như không sản xuất vì thiếu vốn, công nghệ và uy tín.
- Mảng đông dược: hiện chỉ chiếm 0.5% -1.5% giá trị sản xuất toàn ngành. Cả nước có khoảng 30% số bệnh nhân được khám và điều trị bằng y học cổ truyền. Dự báo mảng thị trường đông dược sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới một phần do thói quen sử dụng đông dược của người Việt Nam, một phần do xu hướng quay lại các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên trên thế giới.
-Xuất nhập khẩu: thị phần thuốc nhập khẩu chiếm 60% doanh thu toàn ngành. Trong đó nhóm kháng sinh, chuyển hóa dinh dưỡng, tim mạch, tiêu hóa, chống viêm – giảm đau – hạ sốt là các nhóm có t ỷ trọng nhập khẩu lớn và chủ yếu nhập từ Pháp (tỷ trọng 19%), Hàn Quốc (tỷ trọng 12%), Ấn Độ (tỷ trọng 11%). Còn thị phần thuốc xuất khẩu của Việt Nam rất nhỏ, chủ yếu sang Nga, Đông Âu.
Hiện tại dược phẩm nội địa mới chỉ chiếm 40% tổng doanh số tiêu thụ. Mục tiêu đến năm 2015, thuốc sản xuấttrong nước sẽ đáp ứng được 70% nhu cầu của người dân.
Việt Nam luôn là một trong những nước đang phát triển. Thêm vào đó, dân số Việt Nam trên 86 triệu người, tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao, 1.25%/năm trong khi chi tiêu y tế bình quân đầu người lại đang thấp 22.5USD/người/năm, tăng trung bình 7.4% năm (chi tiêu bình quân của các nước phát triển cho dược phẩm và y tế mỗi năm trên 100USD/người ) và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng được quan tâm nên dự báo ngành dược còn nhiều tiềm năng để phát triển.
2.1.2 Phân tích các yếu tố tác động tới cạnh tranh trong ngành
2.1.2.1 Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thuốc là không thể thiếu với người dân và không thể thay thế bằng một loại sản phẩm nào khác. Nhiều người nói tập thể dục là một biện pháp tốt để duy trì sức khỏe, tuy nhiên không phải cứ tập thể dục là không bị bệnh và nếu mắc bệnh thì không phải cứ tập thể dục là khỏi được.
2.1.2.2 Sản phẩm hỗ trợ tiêu dùng
Thuốc là sản phẩm hầu như không cần những sản phẩm đi kèm nhằm mục đích hỗ trợ tiêu dung một cách trực tiếp, mà chỉ có những sản phẩm hỗ trợ tiêu dùng mang tính gián tiếp như vỏ thuốc, hộp thuốc …
2.1.2.3. Hàng rào ngăn cản các doanh nghiệp mới gia nhập ngành
Các hàng rào ngăn cản là những yếu tố khó khăn nhằm làm chùn bước doanh nghiệp muốn gia nhập nghành. Hàng rào ngăn cản trong ngành dược có thể bao gồm các yếu tố sau:
-Lợi thế quy mô: Sản xuất dược phẩm là lĩnh vực đòi hỏi một trình độ công nghệ nhất định, đòi hỏi đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực ngay từ đầu. Khi đã đáp ứng được những điều đó thì sản xuất càng nhiều, mạng lưới phân phối càng rộng sẽ càng có lợi, điều này tạo nên một rào cản với các doanh nghiệp định gia nhập ngành, đó là để đạt được sự hiệu quả cao thì doanh nghiệp phải xác lập một quy mô nhất định
Các doanh nghiệp mới tham gia ngành sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành, mà trong số đó đã có những doanh nghiệp có quy mô lớn và hoạt động hiệu quả.
Điều này đặt ra một rào cản đối với những doanh nghiệp có ý định gia nhập ngành. Từ trước đến nay các doanh nghiệp ngành dược vẫn được nhà nước ưu đãi nhiều mặt ( thuế, mạng lưới phân phối, cơ sở sản xuất, hỗ trợ giá) hơn nữa việc chiếm lĩnh thụ trường như Dược Hậu Giang, Domesco, Imexpharm, Mekophar, Traphaco thì việc cạnh tranh của các doanh nghiệp mới là rất khó khăn.
-Tính khác biệt của sản phẩm: Các sản phẩm của ngành dược phẩm ít mang tính khác biệt.
+) Sản phẩm thuốc bản chat nói chung là giống nhau. Điều này thể hiện ở việc, đối với 1 loại bệnh, ta có thể lựa chọn một trong những hang thuốc khác nhau (trong hay ngoài nước), lựa chọn những nhãn hiệu thuốc khác nhau, miễn là chúng có cùng công dụng, dùng để chữa loại bệnh đó.
Tuy vậy, nhưng ngành dược lại có được sự khác biệt đặc thù của nó. Đó là tác dụng phụ của thuốc, hay tính công hiệu của thuốc. Đi kèm với nó là thương hiệu, là uy tín của các hãng sản xuất. Có thể 2 loại thuốc của 2 hãng sản xuất cùng chữa được 1 chứng bệnh, nhưng tính công hiệu của 2 loại thuốc đó lại khác nhau ví dụ như: một loại thì có tác dụng lâu dài hơn, tránh việc tái phát bệnh; hay tác dụng phụ của 2 loại thuốc khác nhau ví dụ như: một loại sẽ làm cho người uống buồn nôn, buồn ngủ, còn một loại sẽ dẫn đến hậu quả xấu nếu người bệnh đang bị bệnh tim… Ở Việt Nam, do số lượng thuốc nhập khẩu lớn (chiếm đến hơn 50%tổng giá trị thuốc sử dụng),còn lại là thuốc sản xuất trong nước, do vậy có thể thấy một sự đa dạng về nguồn thuốc ngoại nhập, từ đó dẫn đến có nhiều loại thuốc, với các tính chất, tính công hiệu cũng như tác dụng phụ khác nhau.
+ Sự khác biệt của sản phẩm dược còn thể hiện ở giá cả của sản phẩm. Do công nghệ sản xuất thuốc ở Việt Nam nói chung còn thấp, Việt Nam phải nhập nhiều thuốc, phụ thuộc nhiều vào thuốc nước ngoài, dẫn đến giá cả của thuốc nội và thuốc ngoại khác nhau rõ nét, thuốc ngoại nhìn chung đắt hơn thuốc nội khá nhiều đăc biệt là các thuốc đặc trị, chữa những bệnh nan y, hay những thuốc mà Việt Nam không sản xuất được.
+ Ngoài ra sự khác biệt còn thể hiện ở các sản phẩm của chiến lược Marketing trong mỗi doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp có mạng lưới phân phối cấp 1 rộng như Dược Hậu Giang, nhưng có những doanh nghiệp lại chủ yếu phân phối qua trung gian. Trong ngành dược phẩm mạng lưới phân phối rất quan trọng, vì tính đặc thù của sản phẩm thuốc: Phải nhanh, khi cần có ngay. Vì vậy chiếm lĩnh và xây dựng một mạng lưới phân phối rộng lớn sẽ tạo thế mạnh cạnh tranh đáng kể đối với doanh nghiệp trong ngành dược, mà để thực hiện điều này đòi hỏi thời gian tiền bạc, điều mà không phải doanh nghiệp mới nào cũng có được.
- Yêu cầu về vốn: Để gia nhập ngành dược, trước hết cần có cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị thỏa mãn một số điều kiện như điều kiện sản xuất, kiểm nghiệm lưu trữ, phân phối… tùy vào loại hình kinh doanh.Để sản xuất một số loại dược phẩm đặc trị đòi hỏi phải có dây chuyền công nghệ hiện đại cũng như đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ về y dược học, đây cũng là những mảng còn thiếu và yếu ở Việt Nam.
- Kênh phân phối : Theo Luật Đầu Tư, nhà nước quy định các doanh nghiệp nước ngoài không được phân phối dược phẩm.
Kênh phân phối hiện nay chủ yếu do các doanh nghiệp Việt Nam nắm giữ.
Các DN dược phẩm lớn ở nước ngoài có xu hướng chọn những doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam có uy tín phân phối chính cho mình nên các doanh nghiệp mới tham gia sẽ gặp khó khăn nếu muốn phân phối dược phẩm cho nước ngoài. Thuốc là mặt hàng thiết yếu nên để việc phân phối có hiệu quả, các DN sản xuất phải xây dựng được một hệ thống địa lý phân phối rộng khắp, các doanh nghiệp mới tham gia sẽ chưa thể xây dựng được hệ thống này.
Đây là rào cản rõ nét đối với các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành.
-Các rào cản của chính phủ: Các quy định về dược phẩm như Quy định về trang thiết bị, quy định về nhà xưởng, máy móc, quy định về nhân lực hay quy định về loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp muốn tham gia sản xuất kinh doanh dược phẩm đã được nói rõ trong Luật Dược và Nghị định số 79/2006 ND- CP và một số văn bản pháp luật có liên quan như Nghị định hướng dẫn Luật Đầu Tư
Nhà nước quy định các DN có vốn đầu tư nước ngoài không được nhập khẩu và phân phối thuốc ở Việt Nam, nhằm tránh hiện tượng độc quyền, thao túng thuốc của những DN lớn nước ngoài.
Một DN muốn hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm thì tùy loại hình cụ thể sẽ đòi hỏi phải thỏa mãn những yêu cầu về cơ sở vật chất, quy trình sản xuất, như GMP, GLP, GSP…nhân lực có trình độ chuyên môn và có chững chỉ y dược.
Nhà nước quy định giá thuốc, sao cho giá thuốc ở Việt Nam không cao hơn giá thuốc cùng loại bán ở các nước trong khu vực.
Kết luận: Rào cản ra nhập ngành của các DN là ở cấp độ trung bình khá.
2.1.2.4 Sức mạnh mặc cả của người mua
Cá nhân sử dụng thuốc có rất ít sức mạnh để mặc cả. Bởi khi đã bị bệnh thì sẽ cố gắng mọi cách mọi giá để chữa bệnh. Chính điều này sẽ kìm hãm sức mạnh mặc cả của họ. Tuy nhiên họ vẫn có thể lựa chọn các cơ sở phân phối khác nhau để mua.
Đối với người mua là DN phân phối, các cơ sở phân phối: Ngành dược Việt Nam tiêu thụ sản phẩm chủ yếu ở trong nước. Kim nghạch xuất khẩu của ngành rất ít, do trình độ khoa học công nghệ chưa đủ cao, chưa chế tạo được nhiều loại thuốc có khả năng xuất khẩu, bên cạnh đó nhu cầu thuốc trong nước còn nhiều mà lượng cung thì lại hạn chế. Thị trường của ngành là thị trường trong nước, như vậy có thể thấy tầm quan trọng của các doanh nghiệp phân phối đối với các doanh nghiệp sản xuất trong ngành. Tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp phân phối có nhu cầu mua thuốc về là rất lớn, dẫn đến tình trạng cạnh tranh giữa các donah nghiệp phân phối, sự liên minh liên kết giũa các doanh nghiệp này không phổ biến. Những yếu tố đó sẽ làm giảm sức mạnh của nhóm này.
Kết luận: Người mua trong thị trường dược phẩm có sức mạnh ở mức trung bình khá.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top