mirinda_1410

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích câu nói sau của Hồ Chí Minh: Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người, vận dụng vào công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay





Mùa xuân năm Kỷ Dậu 1969, vào sáng mồng một Tết, tuy lúc đó sức đã yếu đi nhiều, nhưng Bác vẫn đến chúc Tết đồng bào Sơn Tây và trồng cây đa lưu niệm ở đồi Vật Lại-Ba Vì. Tháng 7-1969, nằm trên giường bệnh, Bác còn nhắc nhở Đảng bộ Nghệ An cần “có kế hoạch trồng cây bảo vệ rừng”. Bác luôn quan tâm đến việc trồng cây- trồng rừng bởi rừng đem lại nhiều lợi ích rất thiết thực. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Ðây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi. Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Rừng còn cản không cho dòng chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ- gây ra hậu quả vô cùng nặng nề cho người dân nhất là khu vực miền Trung. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Đề bài: Phân tích câu nói sau của Hồ Chí Minh:
“ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
Vận dụng vào công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay.
BÀI LÀM
Nước ta đạt được những thành công như hôm nay là nhờ những đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh quyết định mọi thắng lợi của dân tộc Việt Nam, dẫn dắt dân tộc Việt Nam đến tương lai tươi sáng. Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người. Và vấn đề xây dựng con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Với Bác, điều làm Bác suy nghĩ, trăn trở nhiều nhất là việc “trồng người”. Nhưng trước khi phân tích luận điểm này, hãy tìm hiểu tư tưởng của Bác về con người là như thế nào? Tin ở dân, dựa vào dân, tổ chức và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy mọi năng lực của dân là tư tưởng được Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc cũng như xây dựng đất nước.
Con người, theo tư tưởng của Hồ Chí Minh, vừa tồn tại vừa tư cách cá nhân, vừa là thành viên của gia đình và của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú. Người chưa bao giờ nhìn nhận con người một cách chung chung, trừu tượng. Khi bàn về chính sách xã hội, cũng như ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, Người luôn quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của con người với tư cách nhu cầu chính đáng. Đem lại lợi ích cho con người chính là tạo ra động lực vô cùng lớn lao cho sự nghiệp chung, vì nếu như những nhu cầu, lợi ích của mỗi cá nhân không được quan tâm thỏa đáng thì tính tích cực của họ sẽ không thể phát huy được.. Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập đến một cách cụ thể, đó là nhân dân Việt Nam, những con người lao động cùng kiệt khổ bị áp bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc, là dân tộc Việt Nam đang bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người được khái niệm vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa là động lực của chính sự nghiệp đó. Tư tưởng đó được thể hiện rất triệt để và cụ thể trong lý luận chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Con người có thể nói vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người. Và không phải mọi con người đều trở thành động lực, mà phải là những con người được thức tỉnh, giác ngộ, giáo dục, định hướng và tổ chức. Nhưng con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo. Do đó vai trò của Đảng cách mạng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng là vô cùng quan trọng. Càng chăm lo cho con người tốt bao nhiêu thì sẽ phát huy được con người tốt bấy nhiêu và tăng cường sức mạnh của con người thì sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu cách mạng. Vì vậy chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu bật ý nghĩa vô cùng quan trọng và to lớn của chiến lược xây dựng con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa". Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng nhấn mạnh: “Trong những nhân tố tạo nên sức mạnh tổng hợp để đưa đất nước tiến lên, con người là nhân tố quan trọng bậc nhất, là nhân tố quyết định”. Con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã sáng tạo ra lịch sử của dân tộc, làm nên những sự tích phi thường, xây dựng nên truyền thống vẻ vang trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Con người ấy sớm có tinh thần độc lập tự chủ, lòng yêu nước nồng nàn, chí khí đấu tranh bất khuất, dũng cảm và thông minh trong chiến đấu, cần cù và sáng tạo trong lao động. Thời đại ngày nay đòi hỏi con người Việt Nam mới phải là con người vừa cách mạng vừa khoa học, vừa có tinh thần làm chủ, vừa có năng lực làm chủ. Con người ấy kế thừa và không ngừng nâng cao những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của Đảng, phải thường xuyên đổi mới kiến thức văn hoá, nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ, có thể lực mạnh khoẻ, tâm hồn trong sáng, trí tuệ và tài năng ngày càng được phát huy, có tầm hiểu biết rộng lớn về chính trị, tư tưởng, về kinh tế và xã hội. Nhưng để thực hiện được điều đó không phải trong ngày một ngày hai. Tại sao Bác lại quan niệm: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Tại sao trồng người lại gắn với việc trồng cây? Bác Hồ đã dạy chúng ta: “Trồng cây không chỉ có lợi ích kinh tế mà còn có lợi ích về mặt xã hội, có tác dụng lớn tới vấn đề giáo dục và đào tạo con người”. Tết trồng cây do Bác Hồ khởi xướng, chỉ đạo và cổ vũ là một tư tưởng lớn, thiết thực, một mục đích cao cả vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người. Bác Hồ cho rằng trồng cây là “việc tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều”. Người ước tính “Mỗi tết trồng được độ 15 triệu cây”, “trong mười năm nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn”. Người luôn biểu dương những địa phương, đơn vị, cá nhân trồng cây tốt. Người cũng nhắc nhở những địa phương, những hợp tác xã chưa quan tâm đến việc tổ chức “Tết trồng cây”. Người đặc biệt lưu ý “phải liên hệ chặt chẽ “Tết trồng cây” với kế hoạch trông cây gây rừng của Nhà nước. Nhưng không nên lẫn lộn số cây “tết” với số cây của kế hoạch và phải “xem trọng chất lượng, nghĩa là “trồng cây nào, chắc cây ấy”. Nói chuyện với đồng bào thôn Lạc Trung (Vĩnh Phú) Bác Hồ nhấn mạnh: “Muốn làm nhà thì phải có gỗ. Muốn có gỗ thì phải hăng hái trồng cây. Mọi người cố gắng trồng nhiều cây thì trong sáu, bảy năm nữa, cả làng sẽ có đủ cây để làm nhà mới…”. Nhưng “cần có kế hoạch trồng cây và chăm sóc cây ở đường cái. Cần giáo dục các em thiếu nhi có ý thức bảo vệ cây, chớ để trâu bò phá hoại cây”. Nhiều lần Người đã đánh giá: “Sở dĩ Tết trồng cây đã trở nên một phong trào quần chúng mạnh mẽ, là vì mọi người đều thấy lợi ích thiết thực và lâu dài của nó”. Bác từng nhắc nhở đồng bào, con cháu:
“Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân…”
Mùa xuân năm Kỷ Dậu 1969, vào sáng mồng một Tết, tuy lúc đó sức đã yếu đi nhiều, nhưng Bác vẫn đến chúc Tết đồng bào Sơn Tây và trồng cây đa lưu niệm ở đồi Vật Lại-Ba Vì. Tháng 7-1969, nằm trên giường bệnh, Bác còn nhắc nhở Đảng bộ Nghệ An cần “có kế hoạch trồ...
 
Tags: câu nói trên giường bệnh của bác, Làm rõ câu nói của Hồ Chí Minh:"Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Trồng người theo TTHCM là chăm lo bồi dưỡng thế hệ mai sau cho cách mạng. Các em hãy làm rõ câu nói trên của Bác và Vận dụng TTHCM về con người trong giáo dục đạo đức cho Sinh Viên., học sinh chưa triệt để 5 điều bác hồ dạy thì phải làm sao, tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vấn đề đặt ra trong việc thực hiện lời dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” trong giai đoạn hiện nay., những câu nói về trồng cây của bác hồ, câu vì lợi ích trăm năm trồng cây, Hãy phân tích luận điểm của HCM: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”., “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Câu nói thể hiện quan điểm nào trong tư tưởng Hồ Chí Minh?, bác hồ nói về chiến lược trăm năm trồng người, Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh - Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải tồng người, phan tich vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích 100 năm thì phải trồng người, giải thích câu vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người, tại sao chủ tịch hồ chí minh lại nói: vì lợi ích 10 năm thì phải trông cây, Viết bài học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua câu Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người, phân tích câu - “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”., phân tích câu nói “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”., nội dung và ý nghĩa của luận điểm sau của Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”., giải thích câu ca dao vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người, : Phân tích câu nói của Bác Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người, bàn về lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Vì lợi ích mười năm THÌ PHẢI trồng cây ..., Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để chứng minh quan niệm: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.”, phân tích câu vì lợi ích trăm năm phải trồng người, phân tích câu nói vì lợi ích mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người, vì lợi ích mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người phân tích

Các chủ đề có liên quan khác

Top